Hà Nội nghiên cứu hạn chế xe máy theo quận hoặc theo đường vành đai
Kinh tế - Xã hội - 25/10/2019 18:25 Hải Dương (T.H)
Với hơn 6 triệu xe máy, Hà Nội đang đối mặt tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng. Giải pháp hạn chế xe máy theo quận hoặc theo đường vành đai đang được tính đến. Ảnh vietnamnet. |
Sáng 25/10/2019, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội tổ chức Hội thảo lấy ý kiến chuyên gia về đề án "Phân vùng hạn chế xe máy, năng lực phục vụ của hệ thống vận tải công cộng tiến tới dừng hoạt động xe máy ở các quận vào năm 2030". Theo ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội: “Hạn chế phương tiện giao thông cá nhân góp phần giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên, đây là những vấn đề phức tạp, nhạy cảm liên quan đến cuộc sống của đại bộ phận nhân dân trong và ngoài TP. Hà Nội, cũng như động chạm đến các nhóm lợi ích khác nhau trong xã hội. Vì vậy chúng tôi tổ chức Hội thảo tiếp tục lấy ý kiến về việc dừng hoạt động xe máy và thu phí ô tô vào nội đô nhằm mục tiêu cuối cùng là đề xuất các giải pháp khả thi để giảm phương tiện giao thông cá nhân, góp phân giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường; đồng thời, vẫn đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại của nhân dân”, ông Viện nói.
Ông Phạm Anh Tuấn, đại diện Viện Chiến lược phát triển giao thông, Bộ GTVT cho biết, trong giai đoạn 2011 - 2018, số lượng xe máy ở Hà Nội tăng 6,7%, tỷ lệ sở hữu xe máy hiện là 760 xe/1.000 dân.
"Nếu xét cùng yếu tố lưu thông trên mặt đường, cùng một lượng người chuyên chở thì diện tích chiếm dụng của xe máy gấp 6,8 lần xe buýt", ông Tuấn nói. Ông cho rằng việc tổ chức giao thông "bình đẳng" giữa tất cả phương tiện là không hợp lý, tất yếu dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông. Từ thực trạng trên, Viện Chiến lược phát triển giao thông đưa ra hai phương án hạn chế xe máy theo ranh giới hành chính giữa các quận và phương án theo vành đai giao thông.Việc Hà Nội nghiên cứu phương án hạn chế xe máy là một bước đi cụ thể, song còn cần những tính toán và sự chuẩn bị kỹ lưỡng để phương án hạn chế xe máy có thể đi vào triển khai. Ảnh 24h.com.vn |
Phương án hạn chế xe máy theo quận: Sẽ được tiến hành ở 12 quận nội thành và 5 huyện chuẩn bị lên quận (Gia Lâm, Đông Anh, Hoài Đức, Thanh Trì, Đan Phượng) từ nay 2030. Tổng dân số bị ảnh hưởng là 4,74 triệu (chiếm 52%). Tuy nhiên, phương án này được cho có nhiều hạn chế, như: công tác tổ chức giao thông sẽ khó khăn, vì không có vành đai kỹ thuật đảm bảo đủ điều kiện; đồng thời khó khăn trong việc xây dựng bãi đỗ xe, điểm trung chuyển để kết nối.
Phương án hạn chế xe máy theo vành đai: Viện Chiến lược giao thông cho rằng trong 5 vành đai được Hà Nội xây dựng đến năm 2030, vành đai 3 đạt đầy đủ các chỉ tiêu để áp dụng chính sách hạn chế xe máy. "Đây là vành đai khép kín, mặt cắt ngang rộng, quy mô 8-10 làn xe, trên tuyến có một số đoạn hình thành cao tốc đô thị đảm bảo khả năng phân luồng lưu thông", ông Tuấn nói và phân tích thêm, vành đai 3 với quỹ đất dự phòng lớn thuận tiện xây dựng điểm đỗ xe, điểm trung chuyển, trạm dừng nghỉ hơn vành đai 2 vốn đã chật chội.Theo đại diện Viện Chiến lược phát triển giao thông, Hà Nội chỉ nên dừng hoạt động xe máy khi hệ thống vận tải công cộng đáp ứng được ít nhất 60,5% đi lại của người dân. Việc cấm xe máy được đề xuất thực hiện theo giờ và theo ngày trong tuần theo tuyến đường lựa chọn.
Ngoài ra, Hà Nội có thể cấm xe máy dựa vào việc tổ chức các không gian đi bộ; các khu vực khác chỉ nên cấm trong khung 6h-22h mỗi ngày và phải được thay thế bằng phương tiện công cộng. "Để đảm bảo điều này thì đến 2030 Hà Nội cần có 8 tuyến đường sắt đô thị, 200 tuyến buýt, 35.000 taxi, hơn 50.000 xe hợp đồng, khoảng 20 tuyến buýt mini và 10.000 xe đạp công cộng", ông Tuấn nói.
Xung đột giao thông tại các ngã ba, ngã tư là hiện tượng diễn ra tại tất cả các điểm giao cắt. Liệu nguyên nhân có phải do xe máy, và vì vậy loại phương tiện này cần phải hạn chế? Ảnh minh họa của cand.com.vn |
Ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội nhận định, theo tốc độ phát triển đến năm 2030 thì phạm vi hạn chế sẽ tới đường vành đai 3,5, vành đai 4. "Cần phải xây dựng hệ thống vận tải công cộng để 80% người dân tiếp cận được và điểm trung chuyển không quá 500 m", ông Viện nói.
Ban An toàn giao thông, Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình vừa ban hành Chương trình phối hợp tăng cường công tác giáo dục an toàn ... |
Dù phóng nhanh, tông trúng vào nữ sinh đi xe đạp điện đang sang đường nhưng người tài xế thậm chí còn chửi nạn nhân. ... |
Khoảng 22 giờ 20 phút, ngày 24/10, trên cầu Vĩnh Tuy (hướng về trung tâm thương mại Aeon Mall) đã xảy ra một tai nạn ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 26/09/2024 18:46
Ngày 26/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã dự Hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Kinh tế - Xã hội - 25/09/2024 21:30
Khác với năm 2023, lệ phí trước bạ ô tô năm 2024 được giảm 50% với các sản phẩm sản xuất, lắp ráp trong nước, nhưng chỉ kéo dài trong ba tháng.
Kinh tế - Xã hội - 25/09/2024 21:00
Bán xe ô tô cũ thuế giá trị gia tăng bao nhiêu, có được giảm thuế từ nay đến hết năm 2024 không, đối tượng nào phải nộp thuế khi bán xe ô tô cũ? Cùng tìm lời giải đáp trong phần dưới đây.
Kinh tế - Xã hội - 25/09/2024 18:00
Samsung Việt Nam được ghi nhận cho nỗ lực bồi dưỡng nhân tài công nghệ khi có 2 thí sinh đạt Chứng chỉ Nghề xuất sắc tại kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới lần thứ 47.
Kinh tế - Xã hội - 25/09/2024 15:33
Bộ Công Thương cho rằng chính sách giảm lệ phí trước bạ xe hybrid sẽ giúp khuyến khích khách hàng Việt Nam chọn mua dòng xe này nhiều hơn.
Kinh tế - Xã hội - 25/09/2024 12:41
Trong báo cáo mới nhất, SSI Research ước tính sơ bộ dòng vốn từ các quỹ ETF đổ vào thị trường chứng khoán nước ta có thể lên đến 1,7 tỷ USD khi Việt Nam được nâng hạng lên thị trường mới nổi. Trong đó, cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan được dự báo là một trong những điểm đến của dòng vốn ngoại này.