Vùng một gồm 10 quận, huyện: Tây Hồ, Ba Đình, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hà Đông, Thanh Trì, Hoàng Mai và một phần địa giới hành chính của 5 quận, huyện: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tin.
Vùng hai gồm toàn bộ địa giới hành chính của 5 quận, huyện: Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh.
Vùng ba là toàn bộ địa giới hành chính của 10 quận, huyện: Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Phú Xuyên và một phần của 5 quận, huyện của phân vùng một: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín.
Vùng một tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16. Ảnh: Ngọc Châm |
Vùng một tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 và áp dụng một số biện pháp ở mức cao hơn với nguyên tắc "ai ở đâu, ở đó", "người ở vùng nào, ở vùng đó". Đây là khu vực đô thị trung tâm với mật độ dân cư cao, tập trung các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ. Hiện là vùng đỏ, nhiều trường hợp nguy cơ cao.
Toàn bộ vùng hai áp dụng Chỉ thị 15 và một số biện pháp ở mức cao hơn theo từng phân khu trong vùng.
Vùng ba áp dụng Chỉ thị 15 và một số biện pháp ở mức cao hơn theo từng phân khu trong vùng về sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và sản xuất nông nghiệp hỗ trợ vùng một.
Thành phố cũng sẽ đóng cứng 30 đường kết nối giao thông từ vùng một đến vùng hai, ba; lập chốt kiểm soát tại 23 vị trí. Ảnh: Ngọc Châm |
Theo lãnh đạo Hà Nội, mục tiêu của phân vùng để siết chặt vùng một; kiểm soát luồng ra khỏi vùng một sang vùng hai và vùng ba.
Thành phố xác định giảm tối đa người di chuyển liên vùng, kiểm soát chặt chẽ và chia sẻ áp lực chi phí xét nghiệm (test nhanh kháng nguyên, RT-PCR) khi có nhu cầu di chuyển liên vùng. Các quận, huyện, thị xã quyết định việc phòng, chống dịch bệnh, tổ chức hoạt động sản xuất cho phù hợp với tình hình diễn biến dịch bệnh tại vùng hai, vùng ba.
Thành phố cũng sẽ đóng cứng 30 đường kết nối giao thông từ vùng một đến vùng hai, ba; lập chốt kiểm soát tại 23 vị trí.
Hàng trăm người dân ở ổ dịch phường Thanh Xuân Trung di chuyển đến khu ký túc xá của Đại học FPT để cách ly tập trung. Ảnh: Ngọc Châm |
Trước đó, Ban thường vụ Thành ủy Hà Nội đã thống nhất, sau đợt giãn cách thứ ba (ngày 6/9), Hà Nội sẽ thiết lập ba vùng, chia theo mức độ nguy cơ và đặc điểm địa lý - dân cư - sinh hoạt - sản xuất.
Hiện, thành phố có 6 ổ dịch phức tạp gồm: ngõ 24 Kim Đồng (phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai); chợ Ngọc Hà (quận Ba Đình); phường Văn Miếu, Văn Chương (quận Đống Đa); phường Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân) và xã Tân Lập (huyện Đan Phượng).
Cộng dồn số ca mắc tại Hà Nội trong đợt dịch thứ tư là 3.409 ca, trong đó số ca mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.559 ca, số ca mắc là các trường hợp đã được cách ly 1.850 ca.
Những đứa trẻ chông chênh trước thềm năm học mới Bố mẹ vào Nam làm công ty, nay mất việc, mắc kẹt vì Covid, phải sống bằng đồ cứu trợ, những đứa trẻ đang đối ... |
Sau 6/9, Hà Nội áp dụng Chỉ thị 15+ cho nhiều vùng Sau đợt giãn cách thứ ba, Hà Nội sẽ thiết lập 3 vùng theo nguyên tắc phân vùng phù hợp với mức độ nguy cơ ... |
"Chúng ta không thể sử dụng biện pháp cách ly, phong toả mãi được" Gặp gỡ và làm việc với hơn 70 chuyên gia, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khoa học là chìa khoá cốt lõi để ... |