Giúp đỡ công nhân là niềm vui vô bờ bến
Người lao động - 15/09/2023 12:37 TRẦN LƯU
Vừa qua, nhiều công nhân lao động ở An Giang đã không kiềm được xúc động khi nhận được thông báo từ nhà trọ Hoàng Bách - Trung Kiên (Khu Công nghiệp Bình Hòa, huyện Châu Thành): “Sẽ giảm tiền thuê phòng cho công nhân hoàn cảnh khó khăn và cho ở miễn phí đối với công nhân thuộc hộ nghèo có xác nhận".
Chủ nhà trọ là anh Nguyễn Tấn Trượng và chị Nguyễn Thị Ngọc Thi. Cả 2 đều làm việc tại Công ty TNHH An Giang Samho và anh Trượng đang là Phó Chủ tịch Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp này. Trước đó, thấy tình hình Công ty sản xuất khó khăn, anh Trượng bàn với vợ giúp đỡ một số công nhân của Công ty vào ở trọ miễn phí hoặc giảm giá 50% giá phòng, số lượng dự kiến là 4 phòng.
Ngay sau đó, những hoàn cảnh công nhân gặp khó khăn tìm đến đăng ký khá nhiều, trong khi khả năng có hạn nên anh Trượng đã tùy theo tình hình “ứng biến”, tăng thêm số phòng hỗ trợ cho người lao động. Không kể là công nhân ở công ty nào, nếu họ quá khó khăn anh sẽ giúp hết lòng.
Anh Trượng chia sẻ, cả khu trọ gồm 20 phòng vừa xây dựng hơn 1 năm nên còn rất mới, sạch sẽ và an ninh. Từ ngày 4/5, giá mỗi kWh điện tăng 3% (chưa gồm thuế VAT), tuy nhiên, sau khi cân nhắc, anh chị quyết định giữ nguyên giá cũ khi tính tiền điện với công nhân.
“Bình quân 1 phòng trọ tại đây tốn chi phí khoảng 800.000 đến 1 triệu đồng/tháng (gồm điện, nước). Mình đã quyết định miễn giảm giá thuê cho công nhân trong thời điểm khó khăn thì không có lý nào lại tăng thêm chi phí trong lúc này. Mỗi ngày vài ngàn đồng là con số nhỏ, nhưng tính ra tháng là khoản chi phí đáng lo của công nhân, vì ai cũng "thắt lưng, buộc bụng", dè sẻn từng khoản chi phí trong tình hình khó khăn chung”, anh Trượng chia sẻ.
Cũng là người lao động tại doanh nghiệp nên hơn ai hết anh Trượng hiểu rõ những hoàn cảnh thương tâm của công nhân giữa lúc doanh nghiệp đang cắt giảm lao động. Nhắc đến những trường hợp như vậy, anh không khỏi trăn trở. Anh cũng thường xuyên đến thăm công nhân đang thuê trọ, chủ yếu là nắm tình hình gia cảnh của họ, xem khó khăn như thế nào, trong khả năng, việc gì có thể hỗ trợ, vợ chồng anh luôn nhiệt tình giúp đỡ. Đối với anh, niềm vui vô bờ bến là được góp một phần nhỏ để chia sẻ khó khăn với công nhân…
Dòng thông báo từ nhà trọ của anh Trượng. Ảnh: P.V. |
“Nếu không có khu công nghiệp, đời tôi sẽ rẽ hướng khác” Tan ca. Nhìn dòng người túa ra cổng nhà máy, anh Chỉnh chợt hồi tưởng lại khung cảnh cách đây vài chục năm. Cánh đồng ... |
Món phở cuốn “thần thánh” và niềm vui to đùng của chị Thúy Khác với mọi ngày, hôm nay chị Thúy tự thưởng cho mình một đoạn đường đi xe thật chậm để hít hà hương hoa sữa ... |
Niềm vui lớn nhất trong ngày của người mẹ xa con, xa quê “Mưa quá, dự báo thời tiết nói ở quê nhà còn mưa to hơn. Không biết giờ này các con đã đi học về chưa? ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 23/09/2024 20:57
Ít nhất 2 ngôi làng với 211 nhân khẩu ở hai huyện Nam Trà My, Nam Giang, tỉnh Quảng Nam phải di dời khẩn cấp khỏi vùng sạt lở. Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo xử lý tình trạng sạt lở, sớm ổn định đời sống người dân.
Người lao động - 23/09/2024 15:59
Anh Chu Thanh Bình - đoàn viên Công đoàn Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã gửi đến Ban Tổ chức cuộc thi trực tuyến "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn vệ sinh lao động" thông điệp: cảm ơn đội ngũ làm công tác an toàn vệ sinh lao động.
Đời sống - 23/09/2024 15:57
Đồng bào ở trong và ngoài nước đang hướng về Làng Nủ, sẻ chia mất mát với những người còn sống...
Người lao động - 22/09/2024 09:25
Nhiều năm sau này, khi nhắc về Làng Nủ, người ta sẽ nhắc về một bản làng xinh đẹp, nhưng không may phải hứng chịu trận đại hồng thủy, cuốn trôi tất cả. Ở đó có một Làng Nủ tang thương nhưng vẫn kiên cường, trong gian khó vẫn sáng lên tình người và hy vọng về một tương lai hồi sinh.
Người lao động - 20/09/2024 19:01
Công ty TNHH MSV ở Khu công nghiệp Phú Bài (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) có nhiều hoạt động khích lệ người lao động hăng say lao động sản xuất.
Người lao động - 20/09/2024 13:34
Trong ngành Điện lực, công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) luôn được coi trọng và đặt lên hàng đầu, bởi đây là lĩnh vực đặc thù, có mức độ nguy hiểm cao, đòi hỏi sự nghiêm ngặt trong mọi hoạt động liên quan đến vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống điện.