Giúp công nhân tránh xa “tín dụng đen”
Hoạt động Công đoàn - 15/09/2022 17:53 THANH THẢO
Tích cực cải thiện đời sống người lao động
Trao đổi về vấn nạn nhức nhối này, đồng chí Huỳnh Thị Minh Hà, Trưởng Ban Chính sách, Pháp luật và Quan hệ Lao động LĐLĐ tỉnh Bình Định cho hay, LĐLĐ tỉnh Bình Định đã chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền, phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động cho vay nặng lãi, “tín dụng đen” tới NLĐ, nhất là ở những nơi có đông công nhân làm việc. Đồng thời, tích cực vận động các doanh nghiệp ký thỏa thuận hợp tác “Chương trình phúc lợi đoàn viên” nhằm nâng cao phúc lợi, cải thiện đời sống, góp phần chia sẻ, giúp đoàn viên, NLĐ vơi bớt khó khăn.
Tiền lương và thu nhập thấp là một trong những nguyên nhân khiến công nhân phải đi vay tiền để sống. Trong ảnh: Công nhân may Công ty TNHH May mặc Able Việt Nam. Ảnh: TH.T. |
Vẫn theo đồng chí Hà, hoạt động “tín dụng đen” thời gian qua có xu hướng dịch chuyển về các KCN để tiếp cận những NLĐ có thu nhập thấp. Không khó để bắt gặp hình ảnh những tờ rơi quảng cáo với nội dung “cho vay không cần thế chấp” tại các KCN, khu nhà trọ công nhân ở Bình Định.
Chị L.N.T.V, công nhân trên địa bàn TP. Quy Nhơn là một nạn nhân điển hình. Là mẹ đơn thân nuôi con nhỏ, thu nhập bình quân khoảng 7 triệu đồng/tháng, cuộc sống của chị gặp nhiều khó khăn. Chị đã làm hồ sơ định vay vốn một số ngân hàng để bán hàng online cải thiện đời sống, nhưng hồ sơ thẩm định đều bị loại với lí do không có tài sản đảm bảo…
“Một lần tình cờ tôi nhận điện thoại của một đối tượng tự xưng là nhân viên cho vay của Công ty tài chính Nhanh Loan. Đối tượng kết bạn và gửi link đề nghị tải app Nhanh Loan về điện thoại để làm hồ sơ với mức vay 40 triệu đồng. Sau khi điền tất cả thông tin thì đối tượng thông báo số chứng minh thư nhân dân điền sai nên không thể giải ngân và yêu cầu tôi nộp 9 triệu với lí do ngân hàng phạt cảnh cáo. Bản thân tôi lúc đó không có đủ tiền nên đề nghị hủy hợp đồng không vay nữa, các đối tượng đe dọa, yêu cầu tôi phải nộp 6 triệu để hủy hợp đồng. Biết bị lừa nhưng nghe nói họ có nhiều thủ đoạn đáng sợ và không muốn rắc rối, tôi đành phải vay mượn bạn bè để chuyển khoản cho chúng”, chị L.N.T.V ngậm ngùi kể.
Đẩy mạnh tuyên truyền và hỗ trợ công nhân vay vốn
“Trong thời gian tới, LĐLĐ tỉnh Bình Định sẽ chỉ đạo các CĐCS nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của công nhân có nhu cầu vay vốn, để kết nối các ngân hàng, tổ chức tín dụng hợp pháp tiếp cận cung cấp dịch vụ phù hợp với CNLĐ”, đồng chí Huỳnh Thị Minh Hà cho biết thêm.
Là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực may với 280 công nhân; để giúp công nhân tránh xa cạm bẫy của “tín dụng đen”, Công đoàn và Công ty TNHH May mặc Able Việt Nam (KCN Phú Tài, TP. Quy Nhơn) đã tăng cường tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn, tác hại của “tín dụng đen” để công nhân biết và cảnh giác.
Nhan nhản quảng cáo mời vay trả góp không thế chấp trên các group tại Bình Định. Ảnh: TH.T. |
“Chúng tôi liên tục phổ biến cho công nhân nắm bắt thông tin về vấn nạn này bằng cách thông báo trên loa trong giờ làm việc. Cùng với đó, in các nội dung tuyên truyền trên giấy, phát cho tổ trưởng để chuyển tới từng công nhân trong tổ”, đồng chí Nguyễn Thị Bảo Đồng, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH May mặc Able Việt Nam cho biết.
Chị Huỳnh Thị Ngọc Hiếu, một công nhân gắn bó với Công ty TNHH May mặc Able Việt Nam hơn 11 năm qua cho biết, tổng thu nhập của chị bình quân khoảng 7.000.000 đồng/tháng, giúp chị đảm bảo cuộc sống ở mức tối thiểu. Vì vậy, chị luôn có nhu cầu vay vốn phát triển kinh tế gia đình và có lúc đã định “liều” vay “tín dụng đen; song chính nhờ tuyên truyền của công đoàn mà chị nhận ra sự nguy hiểm của nạn này và từ bỏ ý định vay từ nguồn tín dụng đó.
“Con tôi ngày càng lớn, chi phí ăn học tăng dần theo. Gia đình tôi đang ở nhờ nhà cha mẹ, không có tài sản thế chấp mà vay ngân hàng thì phải có thế chấp. Khi biết thông tin sắp tới Nhà nước sẽ triển khai gói hỗ trợ 20 ngàn tỷ đồng với lãi suất thấp, tôi mừng lắm và mong Nhà nước sớm triển khai cho công nhân bớt khổ”, chị Hiếu nói.
Ám ảnh vướng bẫy “tín dụng đen” Công nhân trong các khu công nghiệp không còn xa lạ với “tín dụng đen” - một hình thức cho vay nặng lãi. Hoạt động ... |
Tỷ lệ vay “tín dụng đen” trong công nhân lao động Lợi dụng nhu cầu cần tiền gấp cả chính đáng, cả không chính đáng (như cờ bạc, cá độ, lô đề…), các đối tượng cho ... |
Tăng cường tuyên truyền, phòng ngừa, ngăn chặn “tín dụng đen” trong công nhân lao động Tiến tới xây dựng môi trường an ninh, an toàn cho công nhân trước nạn “tín dụng đen”, cả cả hệ thống chính trị đã ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 23/09/2024 10:36
Tôi tự hào là một thành viên trong Công đoàn Trường Tiểu học Trần Văn Ơn (phường Hạ Lý, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng). Ban chấp hành Công đoàn đứng đầu là cô Lê Thị Thanh Hảo đã thể hiện trách nhiệm và tâm huyết, giúp người lao động tìm thấy được niềm vui, an tâm công tác lâu dài.
Hoạt động Công đoàn - 23/09/2024 07:58
Anh Trịnh Ngọc Tân – đoàn viên mẫu mực của Công đoàn Trung tâm Thông báo tin tức hàng không, Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam (Long Biên, Hà Nội). Ở đơn vị ai cũng dành rất nhiều tình cảm yêu quý, mến mộ anh.
Hoạt động Công đoàn - 22/09/2024 08:44
Dưới mái nhà chung - Công ty CP Dệt may Huế (Thừa Thiên Huế), nhiều đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn đã được công đoàn giúp đỡ, hỗ trợ. Chị Ngô Thị Hồng, đoàn viên Công đoàn Nhà máy Dệt nhuộm cũng đã được sự quan tâm, chia sẻ để vươn lên trong cuộc sống.
Hoạt động Công đoàn - 22/09/2024 07:27
Cô giáo Đoàn Thị Thoa, Tổ trưởng chuyên môn khối 1 Trường Tiểu học Trung Yên (phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) là giáo viên dày dặn kinh nghiệm, đa tài và người truyền cảm hứng cho học sinh học tập.
Hoạt động Công đoàn - 21/09/2024 09:19
Trường THCS Đặng Thúc Vịnh (Đông Thạnh, Hóc Môn, TP. HCM) không chỉ nổi tiếng với những thành tích học tập xuất sắc mà còn bởi tinh thần đoàn kết, sự chăm lo tận tụy dành cho các cán bộ, giáo viên và nhân viên trong trường. Trong đó, vai trò của Công đoàn và đặc biệt là sự lãnh đạo tận tâm của cô Nguyễn Thị Thanh Nhã - Chủ tịch Công đoàn trường - đã tạo nên môi trường làm việc đầy tình thương và sự sẻ chia.
Hoạt động Công đoàn - 21/09/2024 08:54
“Có một nghề không trồng cây trên đất/ Lại nở cho đời những đóa hoa thơm”. Cứ mỗi lần nghe những câu thơ ấy, lòng tôi lại bâng khuâng, xao xuyến và nghĩ tới cô giáo Nguyễn Thị Thúy – Công đoàn viên Trường Mầm non A xã Tứ Hiệp (xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội). Cô đã dành nhiều tâm huyết cho sự nghiệp trồng người hơn 15 năm qua.