Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

e magazine
16/05/2022 18:17
Giặt áo cho người lao động

16/05/2022 18:17

Sau ca làm việc vất vả, người lao động của Công ty CP Cao su Đà Nẵng không phải mặc những bộ quần áo khét mùi cao su, lấm lem và ướt mồ hôi về nhà. Thay vào đó, họ để lại nhà máy cho bộ phận giặt là. Ngày hôm sau, họ đến làm việc và nhận lại bộ trang phục đã được giặt tẩy sạch sẽ, thơm tho.
Giặt áo cho người lao động

Sau ca làm việc vất vả, người lao động của Công ty CP Cao su Đà Nẵng không phải mặc những bộ quần áo khét mùi cao su, lấm lem và ướt mồ hôi về nhà. Thay vào đó, họ để lại nhà máy cho bộ phận giặt là. Ngày hôm sau, họ đến làm việc và nhận lại bộ trang phục đã được giặt tẩy sạch sẽ, thơm tho.

Giặt áo cho người lao động

Công ty CP Cao su Đà Nẵng có gần 2.000 cán bộ, công nhân viên, làm việc tại 7 xí nghiệp. Trong đó, 5 xí nghiệp lớn có công nhân trực tiếp sản xuất tổ chức làm việc liên tục 3 ca/ngày.

Quá trình sản xuất lốp nặng nhọc, tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy hiểm do sử dụng nhiều máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, dẫn đến nguy cơ bị bỏng, kẹp, cán, văng bắn cho người lao động…

Do đó, Công ty rất quan tâm đến công tác an toàn, vệ sinh lao động, đặc biệt là trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân chất lượng tốt cho công nhân.

Giặt áo cho người lao động

Đồng chí Nguyễn Văn Cường - An toàn vệ sinh viên của Xí nghiệp Săm lốp ô tô, Công ty CP Cao su Đà Nẵng (mặc áo màu xanh) trao đổi với phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn. Ảnh: AĐ

Đồng chí Nguyễn Văn Cường - An toàn vệ sinh viên của Xí nghiệp Săm lốp ô tô cho biết, gần 10 năm nay, Công ty đã thuê đơn vị cung ứng dịch vụ giặt là thực hiện giặt trang phục bảo hộ lao động cho người lao động.

Trước năm 2015, việc tổ chức giặt quần áo bảo hộ cho người lao động đã được các xí nghiệp thực hiện. Mỗi xí nghiệp tự bỏ tiền mua máy giặt, xà bông… Tuy nhiên, cách làm này nhỏ lẻ, khó duy trì lâu dài. Do vậy, tại hội nghị người lao động, ý kiến đề xuất Công ty hỗ trợ việc giặt quần áo bảo hộ lao động cho toàn thể cán bộ, công nhân viên được đưa ra.

Từ đó, Công ty đã đầu tư máy giặt, máy sấy đặt tại các xí nghiệp sản xuất lớn. Các đơn vị nhỏ và không trực tiếp sản xuất cũng gửi quần áo bảo hộ đến các xí nghiệp lớn để được giặt sạch.

Giặt áo cho người lao động

Đồng chí Nguyễn Văn Cường dẫn phóng viên đi thăm khu giặt là quần áo bảo hộ lao động cho công nhân. Ảnh: THC

Công ty cố định, treo biển hướng dẫn các vị trí đặt quần áo bảo hộ lao động dành cho từng ca sản xuất (ca A, ca B, ca C, ca hành chính). Sau khi tan ca, công nhân bỏ quần áo của mình vào những chiếc giỏ đã được cố định vị trí ở hành lang. Bộ phận giặt là gom quần áo vào máy giặt, sấy khô và sắp xếp ngay ngắn lên từng giá để đồ.

Ngày hôm sau, người lao động trở lại làm việc, chỉ cần tìm đúng khu vực dành cho ca sản xuất của mình là nhận được bộ quần áo thơm tho, sạch sẽ.

Giặt áo cho người lao động

"Việc giặt quần áo bảo hộ lao động hiện nay khác những ngày đầu triển khai nhiều lắm. Hồi đó, Công ty sử dụng máy giặt gia đình nên bị quá tải, máy hư liên tục. Hễ giặt được ít ngày lại phải sửa chữa máy. Thấy bất cập như vậy, Công ty đã đầu tư mua máy giặt công suất lớn nhập khẩu từ châu Âu với chất lượng, độ bền cao. Từ đó không còn tình trạng hư hỏng vặt ở máy giặt. Trước đây, quần áo chỉ được giặt bằng nước và xà bông. Hiện nay, anh em đề xuất nên Công ty mua thêm nước tẩy mùi cao su còn bám trên quần áo và nước xả vải hương sả chanh, hoa hồng... Người lao động rất thích!" - đồng chí Nguyễn Văn Cường chia sẻ.

Cũng theo đồng chí Cường, công nhân bộ phận Cơ điện thường xuyên tiếp xúc với dầu mỡ nên quần áo dễ dính vết bẩn khó giặt. Những bộ quần áo này đều được chà sạch bằng tay trước khi cho vào máy.

Sau khi được giặt khô, sạch sẽ, bộ quần áo nào có dấu hiệu sờn, rách sẽ được các nhân viên may vá cho lành lặn. Tùy theo từng bộ phận sản xuất mà Công đoàn đề nghị Công ty nghiên cứu định mức trang bị quần áo bảo hộ lao động cho công nhân. Có bộ phận được trang cấp 1 bộ/người/năm; có bộ phận từ 6 đến 9 tháng được trang cấp 1 bộ/người; có bộ phận trang cấp 2 quần, 1 áo/người/năm; có bộ phận được trang cấp 2 bộ/người/năm để tránh lãng phí.

Bên cạnh đó, Xí nghiệp bố trí phòng tắm, phòng thay đồ và hàng trăm ngăn tủ để người lao động cất quần áo, đồ dùng cá nhân, rất thuận tiện.

Giặt áo cho người lao động
Người lao động làm việc tại Xí nghiệp Săm lốp ô tô. Ảnh: AĐ

Trước đây, chất liệu quần áo bảo hộ lao động là vải nhiều nilon nên mặc không thoáng mát, nóng bức. Công ty đã thay đổi bằng quần áo chất liệu nhiều cotton, thấm hút mồ hôi, mềm mại, dễ thao tác. Màu sắc trên cổ áo cũng thể hiện ngành nghề, công việc của người lao động.

“Hồi đầu mới triển khai ở cấp Xí nghiệp, thú thực, không biết tiền đâu mà trả chi phí giặt ủi số lượng lớn trang phục như vậy. Do đó, Công đoàn và Xí nghiệp Săm lốp ô tô kêu gọi người lao động chia sẻ, đóng góp từ 2.000 đến 3.000 đồng/lần giặt. Cộng dồn mỗi tháng, người lao động đóng góp từ 70.000 đến 80.000 đồng. Hoạt động này được duy trì cả năm và người lao động vui vẻ chấp nhận. Sau này, khi việc giặt quần áo bảo hộ lao động được triển khai ở toàn doanh nghiệp thì Công ty chi trả toàn bộ chi phí nhân công, máy móc, bột giặt, nước tẩy rửa… Tâm lý người lao động rất phấn khởi vì giảm chi phí chút nào hay chút đó. Những người làm Công đoàn như chúng tôi cảm thấy rất vui vì đã mang lại lợi ích cho người lao động, được người sử dụng lao động ủng hộ" - đồng chí Nguyễn Văn Cường nói.

Giặt áo cho người lao động

Anh Thái Văn Tuyền làm việc tại Công ty CP Cao su Đà Nẵng đã 20 năm. Anh cho biết, việc Công ty, Công đoàn tổ chức giặt quần áo cho người lao động là cách làm rất nhân văn và thấu hiểu người lao động. Gần 10 năm nay, anh trở về nhà không còn mùi cao su, mồ hôi và vết bẩn vương trên quần áo. Thay vào đó là sự thơm tho, sạch sẽ. Trở về nhà, anh được giảm tải sức lao động và được nghỉ ngơi.

Chị Mai Thị Xuân Hương, làm việc ở Công ty CP Cao su Đà Nẵng đã 20 năm, cho biết, ngoài tình yêu nghề thì sự chăm lo của Công ty đối với người lao động đã giữ chân chị đến ngày hôm nay. Công ty tạo việc làm, thu nhập ổn định cho vợ chồng chị. Anh chị mua được nhà, chăm lo cho các con ăn học và có tiền tích lũy cũng là nhờ sự quan tâm của doanh nghiệp và Công đoàn. Việc Công ty chăm chút những chi tiết nhỏ như giặt giũ quần áo bảo hộ cho công nhân khiến chị rất xúc động. Hết giờ làm việc, chị được toàn tâm chăm sóc gia đình.

Giặt áo cho người lao độngĐồng chí Nguyễn Chí Công, Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Cao su Đà Nẵng (áo xanh) trao đổi với phóng viên. Ảnh: AĐ

Giặt áo cho người lao động

Công ty CP Cao su Đà Nẵng. Ảnh: DRC

HÀ VY - TỐNG LINH

Đồ họa: An Nhiên

Công ty Cao su Thống Nhất: Không để xảy ra tai nạn lao động Công ty Cao su Thống Nhất: Không để xảy ra tai nạn lao động

Công ty Cao su Thống Nhất luôn thực hiện tốt công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLÐ) chính là bảo đảm môi trường ...

Công đoàn công ty cao su Camel Việt Nam gặp mặt và tri ân công nhân lao động xuất sắc Công đoàn công ty cao su Camel Việt Nam gặp mặt và tri ân công nhân lao động xuất sắc

Trong buổi liên hoan gặp mặt cuối năm, toàn thể cán bộ, công nhân viên Công ty TNHH Cao su Camel Việt Nam được thưởng ...

Nhìn lại hoạt động nữ công Công đoàn Công ty Cao su Điện Biên Nhìn lại hoạt động nữ công Công đoàn Công ty Cao su Điện Biên

Trong năm vừa qua, dưới sự chỉ đạo của các cấp công đoàn, hoạt động của Ban Nữ công quần chúng, Công đoàn Công ty ...

Xem phiên bản di động