Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận
Nghiên cứu - 22/05/2022 09:13 NGUYỄN NGỌC LINH, Văn phòng Đảng ủy Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Đoàn kiểm tra số 6 Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định 290-QĐ/TW của Bộ Chính trị về quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, ngày 30/7/2020. Ảnh: BẢO HÂN |
Tạo chuyển biến trong nhận thức và góp phần phòng, chống dịch
Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng Liên đoàn đã tổ chức quán triệt, , đầy đủ các quan điểm, chủ trương của Đảng, của Đảng ủy Khối về tư tưởng Hồ Chí Minh, các chỉ thị, nghị quyết về công tác dân vận nhằm nâng cao nhận thức, ý thức và tinh thần trách nhiệm cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (NLĐ) về công tác dân vận; kịp thời xây dựng kế hoạch, chương trình hành động, phân công lãnh đạo và cán bộ phụ trách công tác dân vận trong cơ quan, đơn vị, giúp cho việc triển khai, đôn đốc, theo dõi, báo cáo kết quả thực hiện công tác dân vận được kịp thời và hiệu quả hơn.
Đảng ủy Tổng Liên đoàn đã ban hành Quy chế về quan hệ công tác giữa Đảng đoàn với Đảng ủy Tổng LĐLĐ Việt Nam; Quy hế làm việc của Ban Chỉ đạo Đảng ủy Tổng Liên đoàn về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; thành lập Ban Chỉ đạo bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch nhiệm kỳ 2020-2025... nhằm tăng cường nắm bắt tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị của các tổ chức cơ sở đảng, của cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao, của cán bộ, đảng viên đang công tác thường xuyên giữ mối liên hệ nơi cư trú. Hằng năm, nội dung công tác dân vận được Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng Liên đoàn đưa vào chương trình công tác để lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức cơ sở đảng. Nhờ đó đã góp phần , tạo sự chuyển biến rõ về vai trò, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên đối với công tác dân vận.
Khi dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực tới mọi mặt của đời sống xã hội; với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của Nhân dân là trên hết, Đảng ủy Tổng Liên đoàn đã phối hợp với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn chỉ đạo các cấp ủy đảng tích cực vào cuộc, tăng cường tuyên truyền, vận động đoàn viên, NLĐ chung sức, đồng lòng, thực hiện nghiêm các chủ trương của Đảng, Nhà nước; bám sát cơ sở, địa bàn, nắm chắc tình hình, đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và NLĐ để kịp thời hỗ trợ, đề xuất các giải pháp, vận động, giúp đỡ đoàn viên, NLĐ gặp khó khăn.
Đảng bộ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2020-2025. Ảnh: Đình Hải. |
Đặc biệt, trong đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư, tổ chức Công đoàn và cán bộ công đoàn các cấp trở thành lực lượng tiên phong trong phòng, chống dịch. Các cấp Công đoàn đã làm tốt công tác phối hợp tuyên truyền, vận động đoàn viên, NLĐ chấp hành, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch; phối hợp với chủ doanh nghiệp xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh, động viên NLĐ bám trụ sản xuất tại doanh nghiệp; phát động các khơi dậy tinh thần sáng tạo, đồng cam cộng khổ, vượt qua đại dịch, phục hồi sản xuất. Những đóng góp của tổ chức Công đoàn, của cán bộ công đoàn các cấp đã góp phần quan trọng vào kết quả chung của công tác phòng, chống dịch bệnh, duy trì và phục hồi sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.
Đẩy mạnh thi đua “Dân vận khéo”
Đảng bộ Tổng Liên đoàn chỉ đạo các cấp ủy đảng chú trọng công tác dân vận trong việc tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19, góp phần nâng cao nhận thức thức của đoàn viên, NLĐ trong việc tự bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng trước đại dịch Covid-19; phát huy vai trò, sáng tạo của cán bộ, đảng viên trong phòng, chống dịch bệnh; đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước trên các lĩnh vực; nhất là phong trào thi đua đặc biệt do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn phát động “1 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19”; triển khai Chương trình Hành động số 02/CTr-BCH ngày 20/7/2021 của BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết số 02-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”; triển khai Chỉ thị số 13-CT/TW, ngày 17/01/2022 của Ban Bí thư về lãnh đạo Đại hội Công đoàn các cấp và Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028. Tập trung triển khai nhiệm vụ, chỉ tiêu năm 2022, bám sát chủ đề “Chăm lo việc làm, đời sống cho NLĐ; phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam”.
Năm 2021, nhằm chung tay với Đảng, Nhà nước trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Đảng bộ Tổng LĐLĐ Việt Nam phát động phong trào thi đua, tiêu biểu với mô hình “Dân vận khéo”, chủ đề: “Nâng cao khả năng thích ứng khắc phục khó khăn vượt qua đại dịch, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao”. Các cấp ủy đảng, các chi, đảng bộ đã tuyên truyền, vận động toàn thể cán bộ, đảng viên, NLĐ hăng hái thi đua, triển khai các chương trình, kế hoạch hoạt động trong “trạng thái bình thường mới”. Kết quả 100% cán bộ, đảng viên ở các chi, đảng bộ trực thuộc đã quán triệt, đồng lòng thực hiện, nỗ lực khắc phục khó khăn vượt qua đại dịch, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, xây dựng tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Đẩy mạnh thi đua “Dân vận khéo” trong việc tập trung triển khai nhiệm vụ “Chăm lo việc làm, đời sống cho NLĐ". Trong ảnh: Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Tuyên Quang trao tiền hỗ trợ làm nhà “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: LĐLĐ Tuyên Quang. |
Nhằm tiếp tục triển khai có hiệu quả mô hình công tác dân vận, năm 2022, Đảng bộ Tổng LĐLĐ Việt Nam tiếp tục phát động, triển khai mô hình “Dân vận khéo” với chủ đề: “Tuyên truyền vận động đoàn viên tích cực tham gia thực hiện tốt Nghị quyết số 02-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam”. Chỉ đạo các cấp ủy đảng tích cực tổ chức tuyên truyền tới các cấp công đoàn, đoàn viên và NLĐ về nội dung Nghị quyết số 02-NQ/TW để cán bộ, đoàn viên, NLĐ hiểu rõ hơn về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với việc xây dựng giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn vững mạnh. Qua đó góp phần bồi đắp và củng cố niềm tin của cán bộ, đoàn viên, NLĐ đối với Đảng; đấu tranh, phản bác thông tin, quan điểm sai trái, thù địch, chống phá Đảng, Nhà nước, tổ chức Công đoàn nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm
Bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, công tác dân vận của các cấp ủy đảng thuộc Đảng bộ Tổng LĐLĐ Việt Nam hiện nay vẫn còn một số mặt hạn chế: Việc tổ chức quán triệt các quan điểm, Nghị quyết của Đảng về công tác dân vận ở một số cơ quan, đơn vị chưa thật sự chất lượng; công tác tuyên truyền ở một chi, đảng bộ chưa đảm bảo tính thời sự; nhận thức về công tác dân vận của một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa đầy đủ, sâu sắc; nội dung tuyên truyền còn đơn điệu, hình thức; công tác nắm tình hình tư tưởng và dư luận xã hội chưa được quan tâm đúng mức; chưa chú ý đến việc xây dựng, tuyên truyền, phổ biến nhân rộng các mô hình, điển hình tập thể, cá nhân tiêu biểu trong công tác dân vận và trong các phong trào thi đua yêu nước; đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận chủ yếu là kiêm nhiệm, việc phân công cán bộ phụ trách công tác dân vận ở một số cấp ủy chưa rõ ràng, thường xuyên thay đổi...
Công nhân sản xuất bánh tại Công ty Cổ phần quốc tế Bảo Hưng (Thái Bình). Ảnh: Hà Thanh. |
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận ở các chi, đảng bộ trực thuộc, Đảng bộ Tổng Liên đoàn xác định một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:
Các cấp ủy đảng tiếp tục quán triệt sâu sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về dân vận và đường lối công tác dân vận của Đảng. Tiếp tục thể chế hóa và thực hiện nghiêm Quy chế dân chủ ở cơ sở theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”; Tiếp tục xây dựng, kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc tuyên truyền, quán triệt và thực hiện các quan điểm của Đảng về công tác dân vận, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, quan trọng của các cấp ủy đảng.
Chỉ đạo các cấp ủy đảng nắm bắt tình hình lao động, đời sống, việc làm của công nhân, NLĐ. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật lao động đối với NLĐ; nâng cao chất lượng các phong trào thi đua yêu nước trong toàn Đảng bộ.
Đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, khóa XIII của Đảng gắn với việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; nâng cao vai trò trách nhiệm và tính tiên phong, gương mẫu của người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị; kiên quyết đấu tranh với những quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, khuyến khích và bảo vệ cán bộ, đảng viên “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám nói, dám đột phá sáng tạo và dám đương đầu với khó khăn, thử thách”.
Tăng cường chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình triển khai thực hiện và thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác dân vận.
Hiến kế nâng cao chất lượng ký kết thỏa ước lao động tập thể Nhiều cán bộ Công đoàn Thủ đô đã thẳng thắn nhìn nhận các mặt tích cực và hạn chế trong hoạt động đối thoại, thương ... |
“Các đơn vị phải nâng cao chất lượng công tác huấn luyện An toàn, vệ sinh lao động” Ngày 07/5, tại Thủ đô Hà Nội, Công ty CP 26 đơn vị được Tổng cục Hậu cần lựa chọn tổ chức Lễ phát động ... |
Nâng cao chất lượng cán bộ công đoàn thông qua đào tạo, bồi dưỡng Ngày 13/5, Trường Đại học Công đoàn tổ chức Hội thảo Quốc gia: “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn trong điều kiện Việt ... |
Tin cùng chuyên mục
Nghiên cứu - 09/09/2024 13:38
Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X nêu rõ “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”.
Nghiên cứu - 21/06/2024 16:35
Nhân Tháng Công nhân 2024, TS. Phạm Thị Thu Lan, nhà nghiên cứu quen biết về phong trào công nhân, hoạt động công đoàn (công tác tại Viện Công nhân và Công đoàn) có bài viết về tình đoàn kết và niềm tin của NLĐ, điều sẽ tạo ra quyền lực mềm cho tổ chức Công đoàn. Tạp chí LĐ&CĐ xin giới thiệu với bạn đọc phân tích thú vị và rất đáng suy ngẫm này.
Nghiên cứu - 28/05/2024 15:33
Hệ thống chính sách, pháp luật về lao động, việc làm ở nước ta đã được chú trọng xây dựng, hoàn thiện nhưng vấn đề tiếp cận, thụ hưởng chính sách của người lao động còn cần được cải thiện hơn nữa.
Nghiên cứu - 28/05/2024 14:54
Cơ sở để bảo đảm việc làm, thu nhập, chăm lo đời sống, đáp ứng nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người lao động (NLĐ) xuất phát từ các tiền đề về tiền lương, phúc lợi về nhà ở, sức khỏe y tế, cải thiện đời sống văn hóa tinh thần, hỗ trợ chăm sóc con em.
Nghiên cứu - 28/05/2024 10:28
Với sự nỗ lực, tự học hỏi, rèn luyện, công nhân đã có trình độ học vấn và chuyên môn nghề nghiệp khá cao, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nghiên cứu - 24/05/2024 18:18
Số An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tháng 5 là số đặc biệt, tăng từ 64 lên 80 trang, in màu trên giấy couche, xuất bản - phát hành ngày 25/5/2024 đến các cấp công đoàn, đội ngũ an toàn vệ sinh viên, cán bộ an toàn các đơn vị sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp trên toàn quốc.