Giải pháp cốt lõi để giảm thiểu nguy cơ, thiệt hại do cháy gây ra
Công đoàn - 07/04/2022 08:00 TS. NGUYỄN ANH TUẤN - Giám đốc Trung tâm An toàn lao động, Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động
TS. Nguyễn Anh Thơ - Quyền Viện trưởng Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động tại Hội thảo “Phòng cháy, chữa cháy cho công trình cao tầng. Thực trạng và giải pháp”, tháng 12/2021. Ảnh: Viện KHATVSLĐ. |
Nhiều nguyên nhân dẫn tới mất an toàn PCCC
Theo Cục Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ (Bộ Công an), tính đến tháng 12/2020, cả nước có 3.618 nhà cao tầng, trong đó có 1.106 nhà chung cư, 935 công trình là nhà nghỉ, khách sạn, 747 công trình là văn phòng, 594 công trình hỗn hợp…
Với đặc điểm công năng đa dạng, thường xuyên tập trung đông người, việc bố trí mặt bằng, đường thoát nạn phức tạp, công trình cao tầng luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn PCCC. Yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến công tác PCCC ở nhà cao tầng là ý thức của người đứng đầu cơ sở, đơn vị quản lý vận hành công trình.
Ngoài các công trình cao tầng đã được đưa vào sử dụng và đang xây dựng là hàng vạn công trình phủ khắp các tỉnh, thành phố, tập trung chủ yếu tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng… và tại các KCN, KCX ở các vùng kinh tế trọng điểm như Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Ninh.
Mặc dù các công trình cao tầng và các nhà cao tầng đã được thiết kế, thẩm định và thi công hệ thống thiết bị PCCC đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn; công tác kiểm tra an toàn PCCC của lực lượng tại chỗ diễn ra thường xuyên; tuy nhiên, những vấn đề liên quan đến việc bảo đảm an toàn PCCC cho công trình chỉ được phát hiện khi các cơ quan chức năng kiểm tra định kỳ hoặc khi sự cố đã xảy ra.
Thực tế cho thấy, kiến thức và kỹ năng xử lý tình huống ứng phó với sự cố cháy, nổ của người dân còn thấp, hầu hết thường hoảng loạn, mất bình tĩnh dẫn tới nhiều hậu quả đáng tiếc. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới nguy cơ mất an toàn PCCC các tòa nhà, chung cư cao tầng, nhưng nổi bật là do đặc điểm kiến trúc, bố trí công năng sử dụng, đặc điểm kỹ thuật các hệ thống của tòa nhà và công tác bảo đảm an toàn PCCC trong quá trình xây dựng, vận hành và sử dụng.
Mặc dù đã có nhiều biện pháp thông tin, tuyên truyền và sự nỗ lực của các cấp, các ngành để chỉ đạo thực hiện công tác ATVSLĐ, PCCC, nhưng vẫn còn một số đơn vị, cá nhân chủ quan chưa thực sự chú trọng công tác này, dẫn đến xảy ra các vụ cháy, nổ không được kiểm soát kịp thời, gây hậu quả nghiêm trọng.
Trong bối cảnh đất nước đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì công tác PCCC càng chiếm giữ một vai trò quan trọng. Ít có loại tai nạn nào cùng lúc có thể gây ra thiệt hại lớn về tính mạng và tài sản như trong các vụ hỏa hoạn.
Mô hình trải nghiệm huấn luyện chữa cháy vằng công nghệ thực tế ảo AR. Ảnh: Viện KHATVSLĐ. |
Huấn luyện bằng công nghệ thực tế ảo
Do tầm quan trọng của công tác PCCC, hậu quả của các vụ cháy nổ khi xảy ra, việc phòng cháy cần phải trở thành một nguyên tắc sống, ăn sâu bám rễ vào ý thức của từng người dân, NLĐ và các chủ tòa nhà, công trình. Việc tuyên truyền, huấn luyện PCCC phải được tổ chức, triển khai một cách thực chất, bằng các phương tiện, thiết bị tiên tiến, nhất là trong thời đại số hóa và ứng dụng công nghệ thông tin hiện nay.
Các giải pháp huấn luyện hiện đại bằng công nghệ thực tế ảo VR, có thể thực hiện hiện nay, như: Nội dung đào tạo an toàn trải nghiệm trực tiếp tình huống cháy theo bối cảnh; chương trình mô phỏng đào tạo an toàn trải nghiệm mô phỏng bình chữa cháy cùng lúc từ 1 đến 4 người; kiểm tra được năng lực chữa cháy thực tế như lượng phun và độ chính xác, có thể bảo mật dữ liệu; có cùng kích thước, trọng lượng và chức năng như một bình chữa cháy thực sự; sử dụng cảm biến con quay hồi thu nhận thông tin không dây, thiết bị thông tin cự ly gần; hiển thị thông tin kết quả mô phỏng trên màn hình, có thể xếp hạng người trải nghiệm như game.
Quá trình trải nghiệm thực tế ảo chữa cháy nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc dập tắt đám cháy sớm, hướng dẫn cách sử dụng bình chữa cháy các loại đúng cách - thông qua việc tạo tình huống xảy ra cháy thùng chứa dầu và khí gas rồi trải nghiệm phản ứng ban đầu, dập lửa khi xảy ra hỏa hoạn bằng bình chữa cháy không khí dùng trong đào tạo.
Chọn trải nghiệm cháy thực tế (tạo lửa và khói) và bằng hỏa hoạn mô phỏng; thiết bị điều khiển có thể điều chỉnh kích thước ngọn lửa của thiết bị đánh lửa tự động; thiết bị tạo sương mù tự động để tạo ra tình huống khói xảy ra khi hỏa hoạn, quá trình giúp tối đa hóa cảm giác thực với hệ thống âm thanh liên kết với hỏa hoạn (còi báo động).
Khu trải nghiệm chữa cháy ảo, dung bình cứu hỏa cảm biến. Ảnh: Viện KHATVSLĐ. |
Hệ thống chữa cháy học tập
“” là một hệ thống giáo dục dập lửa sử dụng bình chữa cháy thao tác S/W thông tin để dập tắt đám cháy ảo. (1) Việc thực hiện một cảm biến truyền thông không dây trong một khoảng cách gần có thể phát hiện thông tin như dập lửa và thay đổi vị trí (cảm biến con quay hồi chuyển). (2) Thông qua màn hình đồ họa 3D có thể tiến hành dập lửa và kiểm tra thông tin về kết quả và thời gian chữa cháy trong thực tế. (3) Cùng lúc tối đa có thể 4 người cùng trải nghiệm được (có thể lựa chọn từ 1-4 người). (4) Việc áp dụng hình thức xếp hạng sẽ làm tăng sự tập trung và thú vị cho người trải nghiệm. (5) Sau khi sạc pin có thể tiến hành đào tạo liên tục tối đa 6 giờ đồng hồ. (6) Có khả năng điều chỉnh mức độ khó dễ cho mọi đối trượng người lớn, trẻ em…
Nguồn nhân lực có chuyên môn về lĩnh vực PCCC hiện rất mỏng. Chúng ta cần chú trọng công tác đào tạo các kỹ sư PCCC và bố trí họ làm việc trực tiếp tại Ban Quản lý các tòa nhà, các công trình, nhà máy sản xuất. Họ có trách nhiệm tuyên truyền, , tham mưu công tác PCCC cho cư dân tòa nhà, doanh nghiệp và NLĐ.
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Luật PCCC, mỗi người hãy tích cực tìm hiểu kiến thức, pháp luật về PCCC và cứu nạn cứu hộ, nắm vững những mối nguy hiểm về cháy, nổ tại nơi làm việc, nơi ở và các biện pháp phòng ngừa.
Ngoài việc thường xuyên chú trọng việc quản lý và sử dụng an toàn nguồn lửa, nguồn nhiệt, các chất dễ cháy khác ở mọi lúc, mọi nơi, biết cách xử lý kịp thời khi có cháy xảy ra; thường xuyên tự kiểm tra công tác PCCC, phát hiện và khắc phục ngay những sơ hở, thiếu sót về PCCC, việc ứng dụng , truyền thông thông qua trải nghiệm thực tế ảo có thể giúp cho công tác huấn luyện PCCC thu hút hơn. Ngay cả với trẻ em và người già, mọi người đều có thể tham gia và khắc phục hạn chế việc thực hành dùng những vật liệu cháy có thực. Qua đó hạn chế thấp nhất số vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra.
Nhiều biện pháp dự phòng để giảm thiểu rủi ro cho người lao động ngành Y tế Công tác ATVSLĐ cho NLĐ ngành Y tế đứng trước thách thức và những khó khăn lớn trong việc phòng, chống dịch Covid-19. Thực tế ... |
Mối nguy hại của Amiăng đến sức khoẻ đồng bào dân tộc thiểu số Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, tất cả các loại Amiăng, trong đó có Amiăng trắng đều là chất gây ung thư cho ... |
Công đoàn đề xuất nhiều lợi ích căn cơ cho người lao động Hưởng ứng phong trào thi đua đặc biệt "CNVCLĐ nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19", các công đoàn ... |
Tin cùng chuyên mục
Phát triển đoàn viên - 03/09/2024 16:32
LĐLĐ quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng đang là điểm sáng về phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở khi vượt chỉ tiêu năm được cấp trên giao chỉ sau 7 tháng.
Hoạt động Công đoàn - 03/09/2024 15:34
Năm tháng trôi nhanh, thời gian là thước đo cho sự trưởng thành của mỗi con người. Được sống và làm việc tại Trường Tiểu học Nhân Hòa (huyện Vĩnh Bảo, TP. Hải Phòng) là niềm hạnh phúc vô bờ bến của tôi. Ở đó có “vị thuyền trưởng” đầy trách nhiệm và mái ấm Công đoàn với những con người thân thương, gần gũi…
Hoạt động Công đoàn - 03/09/2024 08:23
Công đoàn Sở Văn hóa và Thể thao TP. Đà Nẵng nhiều năm qua đã có các hoạt động thiết thực, ý nghĩa. Ngoài thực hiện nhiệm vụ đối với đoàn viên, các hoạt động nhân văn khác cũng được lan tỏa trong cộng đồng.
Phát triển đoàn viên - 02/09/2024 13:27
“Vận động lao động phi chính thức tham gia tổ chức Công đoàn nhằm mang lại quyền lợi cho người lao động, đóng góp vào hệ thống an sinh xã hội. Đồng thời, giúp tăng cường sức mạnh của tập thể người lao động, góp phần nâng cao vị thế của tổ chức Công đoàn trong tình hình mới”, đó là nhận định của đồng chí Trần Thị Minh Nguyệt - Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế.
Công đoàn - 02/09/2024 10:12
Cầm trên tay quyết định luân chuyển công tác về dạy Trường THCS Dương Thị Cẩm Vân (thị trấn Đầm Dơi, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau), tôi cảm thấy mình nhỏ bé, yếu ớt, một cảm giác lo sợ bất an, muốn gục ngã. Thế nhưng Công đoàn trường đã cho tôi niềm tin để vững bước.
Hoạt động Công đoàn - 02/09/2024 07:39
Tôi là Nguyễn Thị Ngọc Vinh, Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở Công ty Greystone Data System Viet Nam (TP. Hồ Chí Minh). Sau nhiều năm tháng làm việc ở công ty có 100% vốn nước ngoài này, tôi mới nghiệm ra: ngay cả những người xa lạ cũng có thể làm thay đổi cuộc sống và mang đến nhiều điều đẹp đẽ, kì diệu cho ta. Đó là Mái nhà Công đoàn.