Gia cảnh "túng quẫn" của nữ công nhân ngộ độc phải nhập viện Bạch Mai
Người lao động - 06/11/2019 16:40 Trường Hùng
Chị Duyên, nữ công nhân nhập viện Bạch Mai bị "sót" trong danh sách công nhân nằm viện. |
Tôi đến với trường hợp “túng quẫn” của nữ công nhân ngộ độc trên, cũng vừa là sự sắp xếp, vừa là sự tình cờ. Sự sắp xếp là vì, sáng 2/11, tôi có đến công ty Golden Victory để ghi nhận thông tin công ty này thông báo về tình hình khắc phục sự cố khiến công nhân bị ngộ độc trong thời gian qua.
Gam màu số phận trong bức tranh “Công nhân Golden Victory ngộ độc”
Còn nói là sự tình cờ, vì do công ty không cho phép tôi vào, dù tôi có Giấy giới thiệu – Phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đến để ghi nhận thông tin liên quan đến công nhân, nên tôi có cái duyên gặp chị Duyên.
Công ty Golden Victory chỉ cách nơi gia đình chị Duyên sinh sống một con sông. |
Đường vẽ đưa tôi đến với chị Duyên là do chị Trần Thị Thanh Hoa, nữ công nhân bị ngộ độc trong bài “Vụ công nhân Golden Victory bị ngộ độc: Nỗi lo gọi thành tên của công nhân và người dân quanh xưởng máy” được đăng tải vào 27/10.
Từ ngoài đường bê tông ven sông, rẽ phải vào con ngõ nhỏ, vòng vèo thêm mấy khúc cua tôi đến nhà chị Duyên. Cổng mở, căn nhà cấp 4 hiện ra, chiếc xe wave cũ mèm dựng phía bên trái sân, tiếng con chị Duyên khóc.
Đi trước tôi, nên chị Hoa đã sớm vào buồng liến thoắng với chị Duyên, và giải thích với gia đình là tôi đến ghi nhận vụ việc, lúc này chị Duyên vẫn đang nằm mệt trên giường. Thấy tôi, anh Bùi Văn Khiết (30 tuổi) có vẻ ngại, vội dỗ bé gái đang khóc và động viên vợ dậy, “Duyên ơi, cố gắng dậy đi em”.
16 ngày sau gọi điện mới biết bị “sót” trong danh sách công nhân nằm viện
Tôi bước lên bậc tam cấp vào nhà, câu đầu tiên anh Khiết nói với tôi: “Nhà tôi từ hôm nằm viện tới giờ, chưa thấy công ty thăm hỏi gì cả”. Được biết, chị Duyên bị ngộ độc từ sáng 17/10, khi chị bị ngất thì được đưa cấp cứu lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định, nhưng do tình hình diễn biến phức tạp chị được các bác sỹ chuyển tiếp lên Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).
“Lúc đó, tôi đang làm thợ xây trên Hà Nội, bất ngờ nghe tin vợ ngất phải đi cấp cứu, tôi bỏ việc bắt xe về Nam Định. Về đến gần thành phố, tôi nhận được tin vợ đã chuyển lên Hà Nội, tôi vội bắt xe quay trở lại”, anh Khiết chia sẻ.
Anh Bùi Văn Khiết phải nghỉ việc trên Hà Nội để chăm sóc vợ |
Anh Khiết dừng lời, tôi thấy chị Duyên từ buồng đi ra với dáng vẻ mệt mỏi, đứa bé gái (21 tháng tuổi) thấy mẹ đi ra cứ níu lấy gấu áo mẹ đòi bế. Ôm con vào lòng, chị Duyên thay anh Khiết kể tiếp: “Cán bộ đưa người của công ty lên Hà Nội, họ nói sẽ có trách nhiệm. Đưa đến nơi, họ trả được tiền xe, đặt cọc tiền viện phí, xong rồi xin phép đi tìm phòng trọ để ngủ qua đêm. Sáng hôm sau, gọi điện lại nói có việc bận phải về quê, xong từ hôm đó đến nay không thấy liên lạc trở lại gì nữa, công ty cũng không có một lời thăm hỏi, động viên gì”.
Nói đến đây, trong giọng nói của chị Duyên có sự ngậm ngùi, anh Khiết nhìn ra phía ngoài sân. Tôi nhìn sang gian nhà bên cạnh thấy có di ảnh, lại thấy trong nhà không có người già, hỏi ra mới biết không những bố mẹ anh Khiết mà bố mẹ chị Duyên cũng đã mất. Cảnh nhà neo người, anh Khiết phải gửi con nhỏ cho ông cụ hàng xóm với giá vừa trông vừa giúp là 2.000.000 đồng trong thời gian lên thành phố chăm vợ.
12 ngày ở bệnh viện (từ 17/10 đến 20/10 ở Bệnh viện Bạch Mai, từ 20/10 đến 28/10 ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định), 4 ngày chuyển về nhà dưỡng bệnh, vợ chồng chị Duyên vẫn chưa nhận được một lời thăm hỏi, không có một thông báo nào từ công ty. Đến sáng 2/11, sốt ruột, chị Duyên gọi điện lên công ty mới biết, “Không có trong danh sách ốm”, và được dặn, “Nếu có hóa đơn, chứng từ cứ mang lên công ty sẽ giải quyết. Nhưng họ cũng không hẹn cụ thể là mang ngày nào và ngày nào sẽ giải quyết xong”, chị Duyên nói.
Chị Duyên điều trị ở Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 17/10 đến 20/10 |
Quay về phía tôi, vuốt vội giọt nước mắt đang chảy đến sống mũi, anh Khiết bộc bạch: “Giờ vợ ốm, gia đình tôi không có thu nhập. Bởi tôi đi làm thuê, đi làm thì có công, không đi làm thì không có”. Ngồi cạnh anh Khiết, chị Duyên gượng cười chọc con gái, “Không đi làm thì chết đói, công ty còn đang nợ tiền xe, lại còn tiền sữa cho cô bé này đây”.
Tiền xe mà chị Duyên nói đến, là biên lai cước Taxi G7 – giờ lên xe: 14h44 ngày 20/10; giờ xuống xe: 17h01 cùng ngày; km chuyến đi: 96,58km; tổng tiền cước: 975.000 đồng. Đó là hóa đơn duy nhất mà gia đình chị Duyên có, có tác dụng để lấy hỗ trợ từ công ty.
Biên lai cước taxi từ Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định. |
Được biết, trước khi chị Duyên bị ngộ độc, anh Khiết đi xây, công mỗi ngày được 350.000 đồng. Mức thu nhập ấy tuy không cao nhưng cũng đủ để vợ chồng anh cùng vun đắp cho một gia đình nhỏ, có một đứa con đang 21 tháng tuổi và một sinh linh 4 tháng tuổi đang dần thành hình nơi chị Duyên.
Một cuộc đời mới sắp nảy sinh, nhưng hiện tại trong gia đình này là sự túng quẫn đến cùng cực bắt đầu từ khi sự cố ngộ độc xảy ra. Và như biết bao sự kết thúc đối với những nhân vật khác, tôi cũng hỏi điều mà anh chị trăn trở nhất lúc này.
Bên cạnh nỗi lo cơm áo gạo tiền, mong muốn môi trường của công ty phải thực sự an toàn, hiện tượng công nhân bị ngộ độc phải được cam kết không còn tái diễn, anh Khiết nhìn tôi và chia sẻ một nỗi lo rất riêng: “Vợ tôi đang mang bầu 4 tháng, tôi đang lo đứa con ở trong bụng sẽ bị ảnh hưởng từ vụ ngộ độc, về sau cháu sinh ra sẽ không như những đứa trẻ bình thường”.
“Trong thời gian lao động lưu tại các bệnh viện, Công ty đã cử nhân viên luân phiên thường trực động viên chăm sóc lao động. Lãnh đạo và Công đoàn Công ty đã thăm hỏi, động viên người lao động tại các bệnh viện.” (Báo cáo về khắc phục sự cố kỹ thuật xảy ra tại Công ty số 67/CV-GV, được Công ty TNHH Golden Victory Việt Nam ban hành ngày 30/10/2019) |
Công nhân bị ngộ độc còn đặc biệt quan tâm đến vấn đề lương, phúc lợi... của họ sẽ được công ty chi trả, thực ... |
Thông tin trên được ông Lê Hồng Lâm, Chánh Thanh tra Sở LĐ-TB&XH tỉnh Nam Định trao đổi với phóng viên Cuộc sống an toàn ... |
Công nhân sẽ chính thức quay trở lại làm việc vào ngày 4/11 tới, đây là thông báo được Công ty TNHH Golden Victory Việt ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 13/09/2024 11:26
Ngay sau khi nhận thông tin Gojeck sẽ rút khỏi thị trường từ ngày 16/9, nhiều tài xế đã ngỡ ngàng, bởi với nhiều người, đây là công việc đem lại thu nhập chính, lo toan cho cả gia đình.
Người lao động - 12/09/2024 18:17
Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024 nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho mọi người dân, nhất là thế hệ trẻ, công nhân, người lao động.
Đời sống - 11/09/2024 07:48
Từ một công nhân lái xe mang bản chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ, sau nhiều năm công tác, anh Trần Ngọc Vĩ đã trở thành Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí - Xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế có nhiều sáng kiến, sáng tạo từ thực tiễn công việc và được áp dụng vào hoạt động của công ty.
Đời sống - 10/09/2024 20:28
Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.
Người lao động - 09/09/2024 18:21
Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.
Người lao động - 09/09/2024 11:19
Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.