Đừng để dịch bệnh“theo chân”Tết! |
Năm hết Tết đến, ai cũng muốn về quê hương sum họp gia đình, thắp hương tổ tiên, thăm hỏi bà con, bạn bè sau nhiều tháng ngày đi xa làm ăn vất vả. Nhưng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang phức tạp và nguy hiểm, sự di chuyển xã hội cũng mang theo nhiều nguy cơ lây lan dịch bệnh. Vậy nên, hãy làm sao đừng để dịch bệnh “theo chân” người về quê ăn Tết mà lan rộng! |
cuộc di chuyển lớn nhất trong năm |
Trong những ngày cuối năm nay, sự di chuyển xã hội sẽ diễn ra với tần suất cao. Trước hết là các luồng di chuyển xuyên quốc gia, khi cộng đồng người Việt ở các nước đều muốn về quê ăn Tết. Tuy nhiên, hiện nay luồng di chuyển này đã được hạn chế và kiểm soát chặt chẽ, dù vẫn còn những trường hợp , trốn về quê qua các đường tiểu ngạch mà không qua kiểm tra y tế. Luồng di chuyển thứ hai là từ các đô thị, các khu công nghiệp lớn về vùng nông thôn để ăn Tết – một cuộc di chuyển xã hội lớn nhất trong năm ở Việt Nam. Hàng triệu công nhân lao động ở các khu công nghiệp, hàng chục vạn lao động ở các thành thị đều có kế hoạch về quê. Ngoài ra, có hàng chục vạn học sinh, sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng và các cơ sở đào tạo khác cũng trở lại quê nhà. Luồng di chuyển xã hội này lên đến hàng triệu người từ các đô thị về nông thôn khắp mọi miền, từ đồng bằng đến vùng núi cao.
|
Những ngày cuối năm, đông đảo người lao động từ các thành phố trở về quê ăn Tết. |
Trong bối cảnh di chuyển xã hội phức tạp và mạnh mẽ như vậy, chỉ cần một mầm mống dịch bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến nhiều người, đến toàn xã hội. Thực tế, trong những ngày vừa qua đã có những trường hợp là lao động hay sinh viên từ các đô thị, các địa phương có dịch bệnh về quê và không thực hiện đúng quy định. Dù chưa ghi nhận các trường hợp như vậy mang theo dịch bệnh, nhưng điều đó cũng khiến cho nhiều người lo lắng. Nghiêm trọng hơn, có những vụ việc trốn cách ly về quê ăn Tết như trường hợp thanh niên Phạm Hữu T. (SN 1988, quê Yên Thành, Nghệ An) vừa bị lực lượng chức năng “đón lõng” để đưa đi cách ly kịp thời đêm 8/2 vừa qua. T. là người lao động đang làm việc tại Công ty 790, thuộc Tổng Công ty Đông Bắc (TP Cẩm Phả, Quảng Ninh). Lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An kiểm soát chặt xe chở khách từ những tỉnh có dịch về quê - Ảnh: Người lao động. Trước đó, công ty này có một trường hợp F1 và một số trường hợp F2, F4 thực hiện cách ly. Mặc dù công ty đã cho toàn thể cán bộ, công nhân viên, người lao động làm việc, sinh hoạt, nghỉ ngơi tập trung tại cơ quan để phòng, chống dịch Covid-19 nhưng T. đã tự ý rời khỏi đơn vị để về quê. Rất may, cơ quan chức năng huyện Yên Thành đã tổ chức lực lượng kịp thời đưa T. về cách ly tại Trạm Y tế xã Công Thành khi anh này vừa xuống xe. |
nâng cao ý thức phòng, chống dịch |
Trong hoàn cảnh phức tạp của dịch bệnh, mặc dù chính quyền các địa phương đã siết chặt quản lý, đảm bảo thực hiện đúng quy định về phòng, chống dịch bệnh. Nhưng chỉ thế thôi thì không đủ. Vấn đề cốt lõi nhất vẫn là ý thức của mỗi con người. Mỗi người cần có ý thức phòng, chống dịch bệnh cho bản thân và cho gia đình, xã hội. Tết quan trọng thật, nhưng niềm vui chỉ có thể trọn vẹn khi mọi người được đảm bảo an toàn. Điều đó đặt ra nhiều vấn đề cần phải nhận thức và quyết tâm để giải quyết. Với những người ở vùng dịch bệnh phức tạp, cần phải suy nghĩ thật kỹ càng về việc quyết định nên về quê ăn Tết hay để đảm bảo an toàn. |
"Để chung tay cùng cả nước phòng chống dịch, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn kêu gọi đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động cả nước hạn chế đi lại, cân nhắc thật kỹ việc về quê ăn Tết và nên ở lại địa phương đang làm việc đón Tết để đảm bảo sức khỏe, việc làm lâu dài. Đảm bảo Tết đầm ấm, an toàn". Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam |
Với những người ở những vùng đang có nguy cơ dịch bệnh nhưng chưa đến mức phải cách ly thì cũng phải thận trọng khi quyết định về hay ở. Nếu về thì cũng phải làm đúng các quy định về an toàn phòng bệnh, theo yêu cầu của Bộ Y tế: “Chủ động, tự giác khai báo với cơ quan y tế khi trở về từ các địa phương, khu vực có ổ dịch và các trường hợp tiếp xúc F0, F1 để giám sát và cách ly kịp thời”. Nhiều người lao động hoàn vé tàu, xe để ở lại thành phố ăn Tết nhằm đảm bảo an toàn trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 - Ảnh: Quý Hiền - Thiên Vương Một điều quan trọng là người dân cũng cần xem xét để hạn chế di chuyển trong dịp Tết. Biết rằng Tết đến ai cũng muốn đi lại, gặp gỡ nhau, nhưng trong thời điểm dịch bệnh phức tạp, bớt đi một cuộc gặp cũng giảm đi được nhiều rủi ro. Muốn vậy thì chúng ta cần có kế hoạch trong những ngày Tết, ưu tiên thăm hỏi những người thật sự cần thiết và ít khi được gặp gỡ để hạn chế tiếp xúc. Chúng ta muốn vui chơi Tết, nhưng không thể để vì mấy ngày vui chơi ấy mà buồn cho cả năm, thậm chí cả đời! |
Trốn tránh khai báo - Có tội với đồng bào
Sáng nay (8/2), TP HCM bất ngờ công bố thêm 24 ca nhiễm Covid-19 và Hà Nội lại có thêm ca nhiễm mới được mô ... |
Đề nghị tạo điều kiện thuận lợi để CNLĐ được hoàn tiền mua vé
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa có văn bản số 1623/TLĐ gửi Bộ Giao thông – Vận tải về việc tạo điều kiện ... |
Công nhân khủng hoảng tinh thần vì lo nhiễm Covid-19 tại một công ty ở Hải Dương
Trong 3 ngày liên tiếp (5/2 - 7/2/2021), khoảng 3.000 công nhân lao động tại Công ty TNHH Vietory (Công ty Vietory) ở Hải Dương ... |