ĐỐI THOẠI HỘI ĐỒNG QUỐC GIA VỀ ATVSLĐ NĂM 2020
Chương trình Đối thoại Hội đồng quốc gia về (ATVSLĐ) năm 2020 do lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) chủ trì, diễn ra sáng 1/10 tại Hà Nội.
Tham dự chương trình có đồng chí Lê Tấn Dũng, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, Phó Chủ tịch Hội đồng; đồng chí Hà Tất Thắng, Cục trưởng Cục An toàn lao động và đại diện các bộ, ban, ngành, các tổ chức, doanh nghiệp.
Báo cáo tại chương trình đối thoại lần này, đồng chí Hà Tất Thắng nêu cụ thể các nội dung đã triển khai sau đối thoại năm 2019. Cụ thể, về phía Bộ LĐ-TB&XH đã trình Chính phủ ban hành 02 Nghị định: Nghị định số 58/2020/NĐ-CP quy định mức đóng vào quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và Nghị định số 88/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về , bệnh nghề nghiệp bắt buộc; tham gia vào quá trình ban hành Nghị định số 28/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Về phía Bộ Y tế đã tăng cường chất lượng quan trắc môi trường lao động, khám bệnh nghề nghiệp: Thường xuyên rà soát, công bố và định kỳ cập nhật danh mục các tổ chức đủ điều kiện đã công bố năng lực quan trắc môi trường lao động trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế và các Sở Y tế để các cơ sở lao động chủ động lựa chọn tổ chức quan trắc môi trường lao động.
Về phía Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đã thực hiện tốt công tác truyền thông, ; tập huấn và nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động trong việc thực hiện các quy định về ATVSLĐ. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn đã ban hành 17 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các cấp công đoàn tuyên truyền, nâng cao nhận thức của công nhân, viên chức, người lao động trong việc chủ động phòng, chống sự lây lan của dịch bệnh Covid-19.
Công đoàn cấp trên cơ sở đã tổ chức giám sát, tham gia, phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra công tác ATVSLĐ và phòng chống dịch Covid-19 tại 2.095 doanh nghiệp.
Ngoài ra, các cấp công đoàn đã chủ động, phối hợp tổ chức được 3.755 lớp tập huấn công tác ATVSLĐ và kỹ năng phương pháp hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh viên cho 163.212 cán bộ công đoàn, an toàn vệ sinh viên.
Tại chương trình đối thoại năm 2020, Ban Thư ký Hội đồng quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động đã nhận được 128 ý kiến từ 39 tổ chức, đơn vị. Các nội dung tập trung vào 7 nhóm vấn đề: thứ nhất, nhóm ý kiến về huấn luyện ATVSLĐ; thứ hai, nhóm ý kiến về chế độ, chính sách ATVSLĐ, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; thứ ba, nhóm ý kiến về lĩnh vực kiểm định, quy chuẩn kỹ thuật an toàn; thứ tư, nhóm ý kiến về lĩnh vực khai báo, điều tra, báo cáo tai nạn lao động; thứ năm, nhóm ý kiến về lĩnh vực quan trắc môi trường lao động và chăm sóc sức khỏe người lao động; thứ sáu, nhóm ý kiến liên quan đến lĩnh vực quản lý của Bộ Công thương; thứ bảy, nhóm ý kiến liên quan đến lĩnh vực quản lý của Bộ Xây dựng.
Trong khuôn khổ chương trình diễn ra sáng 1/10, các thành viên Hội đồng và đại biểu tham dự đã tiến hành đối thoại về các vấn đề liên quan đến hoàn thiện chính sách trong lĩnh vực ; lĩnh vực kiểm định kỹ thuật ATVSLĐ, quan trắc môi trường lao động và chính sách chung về ATVSLĐ.
Bên cạnh đó là những câu hỏi, kiến nghị liên quan đến chính sách trong lĩnh vực huấn luyện ATVSLĐ của bà Đào Thị Thu Huyền, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản; bà Trần Thị Thanh - Phó Trưởng ban Chính sách pháp luật, Liên đoàn Lao động TP Hà Nội; ông Lê Dũng Sỹ, Liên đoàn lao động tỉnh Quảng Ninh.
Ông Phan Tuấn Anh, Trưởng phòng An toàn, Công ty Honda Việt Nam cũng đưa ra ý kiến: “Hiện tại có một số doanh nghiệp thực hiện việc hoán đổi dẫn đến làm việc quá 8 tiếng. Trong vai trò của người làm công tác ATVSLĐ, chăm lo cho sức khỏe của người lao động, tôi thấy rằng đã có những nghiên cứu về nguy cơ tai nạn lao động khi làm việc quá 8 tiếng. Không chỉ là yếu tố tác động môi trường mà cường độ làm việc hiện tại ở trong các doanh nghiệp cực kỳ cao, luôn tay luôn chân, dẫn tới mệt mỏi, xuất hiện hiện tượng người lao động ngất xỉu, đặc biệt vào cuối ca làm việc”.
Bên lề chương trình đối thoại, chia sẻ biện pháp giảm thiểu tai nạn lao động cho một số ngành nghề, đồng chí Hà Tất Thắng, Cục trưởng Cục An toàn lao động cho biết: “Hệ thống pháp luật hiện nay tương đối hoàn chỉnh, vấn đề thực thi thuộc về doanh nghiệp và địa phương. Chúng ta cần tăng cường thanh tra, kiểm tra giám sát, có chế tài để xử lý, đảm bảo trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động. Đặc biệt trong khu vực không có quan hệ lao động còn đang nhận được ít sự quan tâm. Các cấp chính quyền phải đưa vào nội dung hoạt động, quan tâm giúp người lao động hiểu được vấn đề đó”.
Mục tiêu của pháp luật ATVSLĐ là nâng cao nhận thức cho người sử dụng lao động và người lao động thực hiện tốt công tác ATVSLĐ, đảm bảo điều kiện làm việc, giảm thiểu việc ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người lao động.
Bài, ảnh: Ý YÊN