Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Doanh nghiệp vận tải biển: Tiêm vaccine cho thuyền viên là yêu cầu cấp bách

Sức khỏe - Duy Minh

Do hoạt động trong lĩnh vực đặc thù, thường xuyên di chuyển giữa các nước, thậm chí là vùng dịch, nhiều doanh nghiệp vận tải biển mong muốn được tiêm vaccine cho thuyền viên nhưng chưa thể thực hiện.

“Công đoàn ngành phải chuyển trục sang doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước” Y bác sĩ thời đại dịch Covid-19: Vừa mắc bệnh nền, vừa mắc Covid-19, vừa áp lực Vinatex mong muốn được tiêm vaccine Covid-19 cho toàn bộ người lao động Công đoàn Công Thương Việt Nam: Cần thực sự đổi mới hơn nữa

Doanh nghiệp vận tải biển: Tiêm vaccine cho thuyền viên là yêu cầu cấp bách
Thuyền viên được thay thế tại Cảng Quảng Ninh. Ảnh: TTV

Theo thống kê của Tổ chức Lao động Hàng hải quốc tế (IMO), toàn thế giới có 400.000 thuyền viên chưa được thay thế dù quá hạn hợp đồng do Covid-19. Riêng số thuyền viên Việt Nam là 2.150 người (thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam từ năm 2020, chưa kể số lượng mới trong năm 2021).

Việc thay thế thuyền viên từ năm 2020 đến nay kể cả bằng đường hàng không hay đường biển đều hết sức khó khăn do quy định của các quốc gia về phòng, chống dịch. Hàng chục nghìn thuyền viên đã làm việc trên tàu 18 tháng. Số thuyền viên được thay thế, hồi hương từ khi bùng phát dịch đến nay chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

Ông Hoàng Văn Dương - Giám đốc Công ty Cổ phần Hàng hải Liên Minh chia sẻ: “Để đưa 1 thuyền viên từ nước ngoài hồi hương cần phải tìm chuyến bay hoặc tìm tàu để gửi người. Đơn vị cung ứng lao động phải trả chi phí ăn nghỉ chờ tàu. Khi thuyền viên về nước phải trả chi phí cách ly tới hơn 800.000 đồng/ngày nên doanh nghiệp càng khó khăn hơn”.

Doanh nghiệp vận tải biển: Tiêm vaccine cho thuyền viên là yêu cầu cấp bách
Thuyền viên về nước cách ly từ năm 2020. Ảnh: TTV

Trong năm 2020, Công ty Cổ phần Hàng hải Liên Minh đã phải làm thủ tục, chi trả và đưa 200 thuyền viên quá hạn hợp đồng về nước bằng đường biển. Chi phí để tàu không chở hàng để đưa người về rất lớn. Riêng chi phí tại cảng trong nước đã lên tới hơn 10.000 USD/tàu.

Ông Trần Hữu Vinh, Phó giám đốc Công ty cổ phần Vận tải và đầu tư Thương mại An Thái cho biết: “Từ tháng 12/2020 đến nay, công ty đưa được 21 thuyền viên về nước, với 3 người theo chuyến bay cứu trợ của Đại sứ quán tại Nhật Bản, 6 người theo suất ngoại giao, còn 12 người phải bay trên chuyến thuê riêng. Giá bay chuyến thuê riêng từ Nhật về nước lên tới hơn 80 triệu đồng/vé, thậm chí còn không thuê được”.

Trước khó khăn của doanh nghiệp và người lao động, Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo các cơ quan chức năng đưa thuyền viên vào danh sách ưu tiên tiêm chủng vaccine phòng Covid-19. Vào thời điểm này, việc tiêm vaccine Covid-19 cho thuyền viên sẽ có giá trị như "hộ chiếu vaccine" nhằm tạo điều kiện cho những con tàu đi lại thuận lợi giữa các nước, để lên bờ và thay đổi thuyền viên.

Theo lý giải của Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam, thuyền viên là một trong những đối tượng lao động đặc thù được quy định trong Bộ luật Lao động 2019. Do đó, việc đưa thuyền viên vào danh sách ưu tiên tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 sẽ giúp hoạt động thay thế thuyền viên và kinh doanh vận tải biển diễn ra thuận tiện, duy trì lực lượng mang lại ngoại tệ lớn cho đất nước.

Doanh nghiệp vận tải biển: Tiêm vaccine cho thuyền viên là yêu cầu cấp bách
Những thuyền viên may mắn được "thay thế thành công". Ảnh: TTV

Các doanh nghiệp vận tải biển đều cho rằng, việc nỗ lực đưa thuyền viên hồi hương bằng đường hàng không, đường biển chỉ là giải pháp tạm thời. Nếu tiếp tục chi trả kinh phí lớn như vậy, doanh nghiệp không thể chịu đựng được về lâu dài. Bên cạnh đó, nếu không được thay thế kịp thời thì thuyền viên làm việc liên tục trong điều kiện lao động đặc thù quá hạn sẽ dẫn đến mỏi mệt, dễ gây nguy cơ tai nạn. Các doanh nghiệp thông qua Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam vẫn đang tiếp tục đề xuất Chính phủ có chính sách ưu tiên hỗ trợ giảm chi phí cho tàu đưa thuyền viên về nước, ưu tiên tiêm vaccine phòng Covid-19 cho thuyền viên, trước hết là thuyền viên chạy tuyến quốc tế.

Đồng ý với kiến nghị của các doanh nghiệp, Cục Hàng hải Việt Nam cũng đề xuất với Chính phủ bổ sung thêm đối tượng “thuyền viên đánh thuê” vào danh sách được tiêm vaccine Covid-19.

“Thuyền viên “đánh thuê” cũng được cấp giấy xuất khẩu lao động nước ngoài. Vì vậy, trong danh mục chi tiết các đối tượng ưu tiên tiêm vaccine, cơ quan có thẩm quyền cần quy định cụ thể thuyền viên làm việc trên tàu biển hoặc đi tàu biển nước ngoài là đối tượng được ưu tiên”, bà Nguyễn Thị Thương, Phó trưởng phòng Vận tải và Dịch vụ hàng hải, Cục Hàng hải Việt Nam cho biết.

Doanh nghiệp vận tải biển: Tiêm vaccine cho thuyền viên là yêu cầu cấp bách
Vận hành những con tàu thời đại dịch, với các doanh nghiệp là rất khó khăn

Cũng theo Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam, với thuyền viên làm việc trên các tàu nước ngoài, nếu không được tiêm vaccine sớm, họ sẽ mất rất cơ hội việc làm và hưởng mức lương cao hơn 30 – 40% so với năm 2020.

Trước làn sóng lây nhiễm Covid-19 với biến thể mới lần này, ông Nguyễn Xuân Sang - Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Phó Tổng Thư ký thường trực Ban Thư ký IMO Việt Nam đã gửi thư tới Tổng Thư ký IMO đề xuất ý tưởng về việc IMO cần khuyến nghị mạnh mẽ các quốc gia thành viên đưa lực lượng thuyền viên (không kể quốc tịch) vào danh sách đối tượng ưu tiên tiêm vaccine phòng Covid-19.

Doanh nghiệp vận tải biển: Tiêm vaccine cho thuyền viên là yêu cầu cấp bách
Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho thuyền viên. Ảnh: TTV

Đánh giá cao đề xuất từ Ban Thư ký IMO Việt Nam và một số quốc gia khác, tháng 5/2021, Ủy ban An toàn hàng hải (MSC) của IMO đã thông qua nghị quyết khuyến nghị các quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam ưu tiên tiêm vaccine cho các thuyền viên của mình.

Bên cạnh việc vấn đề tiêm vaccine cho thuyền viên, Cục Hàng hải cũng chỉ đạo các doanh nghiệp vận tải biển, chủ tàu cân nhắc việc ký hợp đồng, điều động tàu đến khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao. Khi phương tiện, tàu thuyền hoạt động tại các quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch Covid-19, thuyền trưởng không được để thuyền viên đi bờ, không để những người không có nhiệm vụ từ bờ lên tàu.

Khi phương tiện, tàu thuyền quay về Việt Nam, thuyền viên không được đi bờ. Tất cả các trường hợp thuyền viên lên bờ đều phải được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.

Doanh nghiệp vận tải biển: Tiêm vaccine cho thuyền viên là yêu cầu cấp bách
Thuyền viên được thay thế vui mừng khi về nước. Ảnh: TTV

Các doanh nghiệp, thuyền trưởng chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc không kiểm soát chặt chẽ, quản lý thuyền viên, người lao động trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định gây lây lan dịch bệnh ra cộng đồng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Theo Tổng Công đoàn quốc tế, hơn 80% thương mại thế giới được vận chuyển bằng đường biển với sự đóng góp to lớn của thủy thủ đoàn. Việc đóng cửa biên giới toàn thế giới, hạn chế đi lại và tạm dừng các chuyến bay thương mại để kiềm chế lây lan khiến cho nhiều thủy thủy đoàn không thể lên bờ. Dịch Covid-19 đang tác động nặng nề đến việc làm, thu nhập và đời sống, sức khỏe của thuyền viên.

Bên cạnh đó, do có tới 400.000 thuyền viên bị mắc kẹt nên đồng nghĩa với việc một số lượng tương đương những người không có việc làm, thu nhập.

“Mẹ đỡ đầu” của hàng trăm thiên thần nhỏ tại Bắc Giang “Mẹ đỡ đầu” của hàng trăm thiên thần nhỏ tại Bắc Giang
Bình Dương: Lại có thêm nhiều công nhân nghi nhiễm Covid-19 Bình Dương: Lại có thêm nhiều công nhân nghi nhiễm Covid-19
Những bữa ăn ca đặc biệt của công nhân trong nhà máy “3 tại chỗ” Những bữa ăn ca đặc biệt của công nhân trong nhà máy “3 tại chỗ”
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Sức khỏe -

Trong bối cảnh thị trường sữa công thức ngày càng mở rộng với những quảng cáo đầy hấp dẫn, nhiều bà mẹ đang đối mặt với sự hoài nghi về lợi ích của sữa mẹ. Tuy nhiên, hàng triệu nghiên cứu và khuyến nghị từ các tổ chức y tế quốc tế vẫn khẳng định sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh.

Sức khỏe -

14/6 là Ngày Quốc tế Người hiến máu. Ngày này giống như một lễ hội của tình nhân ái, nơi những người hùng thầm lặng – những người hiến máu tình nguyện – được tôn vinh và tri ân.

Kinh tế - Xã hội -

Hãy tưởng tượng một ngày mà tất cả các con đường quanh nơi bạn sống không còn bóng ô tô, xe máy, tất cả thay bằng những chiếc xe đạp đủ màu sắc.

Sức khỏe -

Hôm nay (23/5/2024), gần 1.300 công nhân lao động của Công ty Pearl Global Việt Nam đã được cùng lãnh đạo nhà máy, cán bộ công đoàn thưởng thức "Bữa cơm Công đoàn" an toàn, đầm ấm trong Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024.

Người lao động -

Tại Công ty SCAVI Huế, công đoàn và chuyên môn cùng giám sát an toàn, vệ sinh thực phẩm, đảm bảo bữa ăn ca an toàn, bổ dưỡng.

Sức khỏe -

Kíp bác sỹ đầu tiên của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị vượt 15 hải lý trong điều kiện thời tiết rất xấu ra đảo Cồn Cỏ để thực hiện ca phẫu thuật cấp cứu người bệnh viêm ruột thừa vào ngày 13/1/2021 gồm TS.BS Phan Khánh Việt, bác sỹ gây mê Trần Thanh Hoài và Nguyễn Chí Thanh.

Video

Tôi công nhân

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 có thể kéo dài 9 ngày, từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức 25/1-2/2/2025).

Talk Công đoàn

Đồng chí Lê Thị Kim Huệ, Chủ tịch LĐLĐ quận Đống Đa, TP Hà Nội chia sẻ về những kinh nghiệm đổi mới hoạt động công đoàn, chăm lo thiết thực cho đoàn viên và người lao động.

Infographic

Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam thống nhất phối hợp thực hiện 5 nội dung chính giai đoạn 2024 - 2030 với các nội dung sau:
Bản tin công nhân

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Video

Đọc thêm

Sức khỏe -

Dù xuất ngũ nhưng những kỷ niệm một thời còn công tác tại vùng đất phên dậu Quảng Trị vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức của sĩ quan quân y - trung tá Lê Văn Đức.

Sức khỏe -

Cục Quản lý Môi trường y tế - Bộ Y tế vừa có công văn đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo triển khai hướng dẫn các cán bộ y tế cơ sở tăng cường phổ biến, hướng dẫn các biện pháp dự phòng bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng và người lao động.

Sức khỏe -

Vừa qua, Đơn vị Can thiệp bào thai của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã điều trị và mổ lấy thai thành công cho một trường hợp thiểu ối là bệnh nhân Nguyễn Thị C. L. thường trú tại Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên.

Sức khỏe -

Sáng ngày 17/11 đã diễn ra Lễ khai mạc Vòng chung kết Giải bóng đá công nhân toàn quốc năm 2023 tại Sân bóng đá Sora Garden Links, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Phúc lợi đoàn viên -

Đó là chia sẻ của bác sĩ (BS) tư vấn Lê Xuân Đồi (Bệnh viện Đa khoa Medlatec) tại chương trình "Khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí cho công nhân lao động (CNLĐ)" của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên.

Người lao động -

Lần đầu làm mẹ, nhiều lao động nữ băn khoăn về chế độ và quyền lợi mình sẽ được hưởng trong suốt quá trình mang thai.

Sức khỏe -

Giải vô địch Bóng đá công nhân toàn quốc do Tổng LĐLĐ Việt Nam phối hợp với Liên đoàn bóng đá Việt Nam và Báo Tuổi trẻ tổ chức nhằm chào mừng đại hội công đoàn các cấp và Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam.

Sức khỏe -

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đang lấy ý kiến người dân dự thảo nghị định về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện (BHTNLĐTN) đối với người lao động (NLĐ) làm việc tự do. Theo đó, mức đóng hằng tháng được đề xuất băng 2% lương tối thiểu vùng 4, tương đương 65.000 đồng.

Sức khỏe -

Người lao động luôn mong muốn bữa ăn của mình tại công ty thật chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm để đảm bảo sức khỏe làm việc. Nắm bắt được nguyện vọng đó, các doanh nghiệp ở một số tỉnh phía Nam đã thực sự quan tâm đến vấn đề này.

Sức khỏe -

Ngày 26/5, Cụm thi đua số 4 thuộc Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Lâm Đồng tổ chức Hội thao chào mừng Đại hội Công đoàn tỉnh Lâm Đồng nhiệm kỳ 2023 - 2028.