Doanh nghiệp sẽ coi thuyền viên là khách hàng trung tâm
Công đoàn - 22/06/2022 20:06 THU CHINH
Các đại biểu tham dự Hội nghị thảo luận về chính sách thu hút nhân lực thuyền viên trong hiện tại và tương lai. Ảnh: QUANG THỌ |
Người lao động (NLĐ) Hàng hải được xếp trong các nhóm ngành, nghề đặc biệt
Theo đồng chí Lê Phan Linh - Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, thế giới vừa chịu tác động nặng nề của đại dịch Covid-19 với các lệnh cách ly, phong tỏa, giãn cách xã hội ở nhiều cấp độ, nhiều thời điểm, ở hầu hết các quốc gia. Nhưng đội tàu của Tổng công ty vẫn hành hải, xếp dỡ hàng hóa ở các bến cảng. Thuyền viên chịu nhiều khó khăn, vất vả do thiếu lương thực, thực phẩm (đặc biệt là đồ tươi sống), khó tiếp cận với các dịch vụ y tế và tiêm vắc xin phòng Covid-19, không được đi bờ, thời gian làm việc trên tàu kéo dài. Việc thay thế thuyền viên, hồi hương gần như không thực hiện được. Thuyền viên phải làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm trong bộ đồ bảo hộ nặng nề, tâm lý lo lắng cho bản thân và cho gia đình… Tuy nhiên, thuyền viên vẫn cần mẫn làm việc, đảm bảo tàu hành hải an toàn, hiệu quả.
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, các doanh nghiệp thành viên cùng Công đoàn các cấp luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến đội ngũ thuyền viên. Đây là lực lượng đóng góp không nhỏ vào quá trình xây dựng, vượt khó, ổn định và phát triển của các doanh nghiệp vận tải biển, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.
Sĩ quan, thuyền viên tiêu biểu, xuất sắc của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Ảnh: THU CHINH |
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu những năm 2007, 2008 đã dẫn đến cuộc khủng hoảng trong ngành Vận tải biển với những hệ lụy kéo dài. Từ đó tác động sâu sắc đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống, việc làm, tâm lý của đội ngũ sĩ quan, thuyền viên và gia đình họ.
Những yếu tố này còn khiến khả năng thu hút nguồn nhân lực hàng hải ngày càng khó khăn. Thị trường thuyền viên thiếu tính ổn định và kế thừa do tình trạng thợ lành nghề bỏ việc, thủy thủ trẻ chưa đáp ứng yêu cầu tuyển dụng, lao động trẻ lại có nhiều lựa chọn công việc trên bờ. Những áp lực về nhu cầu thuyền viên đã phá vỡ quy định về tiêu chuẩn chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề trong tuyển dụng mà các công ty áp dụng trong nhiều năm. Điều đó dẫn đến nguồn nhân lực sĩ quan, thuyền viên ngày càng giảm về chất lượng. Trong khi đó, các Công ước quốc tế, điều luật quốc tế mà Việt Nam tham gia đã và đang siết chặt với những đòi hỏi khắt khe hơn để đảm bảo vận hành tàu an toàn.
Sĩ quan, thuyền viên được Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) xác định là lực lượng lao động chủ chốt. Ảnh: THU CHINH |
Bộ luật Lao động năm 2019 đã quy định một số điểm mới hết sức quan trọng đối với NLĐ ngành Hàng hải. Điều 166 của Bộ luật Lao động 2019 quy định NLĐ trong lĩnh vực hàng hải nằm trong các nhóm ngành nghề đặc biệt: Được áp dụng một số chế độ phù hợp về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; hợp đồng lao động, tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động theo quy định của Chính phủ.
Đây là sự ghi nhận của Nhà nước ta đối với các ngành nghề đặc biệt, trong đó có lao động Hàng hải. Đây cũng là cơ sở để các doanh nghiệp và tổ chức Công đoàn phối hợp nghiên cứu, xây dựng chính sách đặc thù cho đội ngũ sĩ quan, thuyền viên, đề ra nhóm giải pháp ngắn hạn và dài hạn, mang tính chiến lược. Trước mắt là thu hút lực lượng lao động trẻ đến với nghề, giữ chân được đội ngũ sĩ quan, thuyền viên giàu kinh nghiệm. Về lâu dài là xây dựng nguồn nhân lực thuyền viên chất lượng cao, vừa phục vụ nhu cầu vận hành an toàn, hiệu quả đội tàu của Tổng công ty, vừa đáp ứng nhu cầu xuất khẩu thuyền viên ra thị trường thế giới.
Trong giai đoạn khan hiếm nguồn nhân lực thuyền viên, các cơ quan chức năng, cơ sở đào tạo, doanh nghiệp vận tải biển đã hỗ trợ kịp thời, hiệu quả để đảm bảo ổn định lực lượng lao động này. Một số quy trình học tập, cấp chứng chỉ, thi nâng bậc được nghiên cứu điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn mà vẫn đáp ứng tiêu chuẩn chuyên môn.
Các cơ sở, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực hàng hải đã chủ động xây dựng nhiều loại hình, phương thức đào tạo linh hoạt để những lao động trẻ yêu nghề đi biển, có thể lựa chọn công việc mình yêu thích với chi phí phù hợp. Các doanh nghiệp vận tải biển tuy còn khó khăn nhưng luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho sĩ quan, thuyền viên thông qua chính sách tiền lương, quyền lợi, phúc lợi.
Theo đồng chí Lê Phan Linh, thuyền viên là những người cống hiến thầm lặng. Biển cả là tài nguyên của quốc gia, có xương máu, mồ hôi, nước mắt của bao thế hệ con người Việt Nam. Sự hiện diện của những con tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam trên khắp các vùng biển thế giới thể hiện sự hội nhập kinh tế quốc tế, khẳng định chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam. Họ là thành phần quan trọng thực hiện thành công Nghị quyết số 36-NQ/TW hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Vai trò, tầm quan trọng của thuyền viên là duy nhất và không thể thay thế được. Họ xứng đáng được các cơ quan quản lý nhà nước, chủ tàu, công ty quản lý tàu, cung ứng thuyền viên quan tâm kịp thời.
Coi thuyền viên là khách hàng
Theo ông Nguyễn Cảnh Tĩnh - Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), xã hội hiện tại phát triển nhiều ngành nghề, môi trường lao động khác nhau thì nghề Hàng hải vẫn còn nguyên giá trị. Chính vì lẽ đó, Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) đã đề nghị Chính phủ các nước coi thuyền viên là lao động chủ chốt.
Ông Nguyễn Cảnh Tĩnh - Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: THU CHINH |
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vừa qua, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã chỉ đạo các đơn vị thành viên chuẩn bị cả những kịch bản xấu nhất.
“Chúng tôi liên tục chỉ đạo doanh nghiệp động viên thuyền viên. Trong đại dịch, những con tàu là phương tiện duy trì hoạt động lưu thông hàng hóa trên khắp thế giới, đóng góp không nhỏ vào duy trì sự ổn định của kinh tế - xã hội. Giai đoạn vừa qua đã đặt ra vấn đề phát triển đội tàu biển của Việt Nam mạnh hơn nữa. Cùng với đó là nhìn nhận những giá trị của ngành Vận tải biển. Trong những giá trị đó có công sức của thuyền viên. Họ là giá trị cốt lõi của các doanh nghiệp vận tải biển.
Thuyền viên là đối tượng trung tâm để định hướng các chiến lược trong thời gian tới, khi các doanh nghiệp vận tải biển tái cơ cấu, tăng trưởng đội tàu. Từ đó xây dựng đề án nâng cao năng lực thuyền viên đáp ứng yêu cầu vận hành những con tàu mới, công nghệ mới, hải trình xa hơn, phương thức hoạt động hiện đại.
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và Công đoàn Tổng công ty đã kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước xem xét một số chính sách đối với thuyền viên như: miễn thuế thu nhập, miễn nghĩa vụ quân sự, chế độ bảo hiểm, tiền lương. Bên cạnh kiến nghị chế độ, chính sách, chúng tôi có giải pháp phát triển nguồn nhân lực thuyền viên, tạo cơ hội thuyền viên có năng lực như thuyền trưởng, máy trưởng tiếp tục phát triển lên các vị trí mới, công việc mới để góp phần xây dựng Tổng công ty" - ông Nguyễn Cảnh Tĩnh cho biết.
Ông Vũ Hùng Thanh - một thuyền trưởng giỏi của Công ty CP Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (Vitranschart). Ảnh: THU CHINH |
Tông công ty Hàng hải Việt Nam hiện sở hữu đội tàu đa dạng, có những sĩ quan, thuyền viên chuyên nghiệp. Theo ông Nguyễn Cảnh Tĩnh, Tổng công ty đã xây dựng chiến lược nâng cao năng lực, sự chuyên nghiệp của các chức danh từ thủy thủ đến thuyền trưởng, có sự liên kết với các cơ sở đào tạo. Đồng thời xây dựng nguồn lực tài chính đủ mạnh để trả lương, kèm theo giá trị văn hóa, phúc lợi, cơ chế cho thuyền viên và gia đình, chế độ bảo hiểm để thuyền viên yên tâm công tác, đồng hành lâu dài cùng doanh nghiệp. Tổng công ty Hàng hải Việt Nam cũng giao các doanh nghiệp coi thuyền viên là lao động chủ chốt để tìm kiếm nhân tài, đào tạo, bồi dưỡng và có chính sách đãi ngộ phù hợp.
"Các doanh nghiệp cần coi thuyền viên là khách hàng để hiểu mong muốn của NLĐ. Từ đó, thuyền viên có niềm tin vào doanh nghiệp nhà nước. Tổng công ty coi thuyền viên là khách hàng trung tâm, có chính sách tốt hơn nhằm chăm lo cho đối tượng khách hàng này" - ông Nguyễn Cảnh Tĩnh cho biết.
Thiếu thuốc và thiết bị y tế: Bệnh nhân lo lắng, thầy thuốc không yên Sáng 21/6, khi tiếp xúc với cử tri TP. HCM, Đại biểu Quốc hội, bác sĩ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, ... |
Hội thảo "Khơi thông dòng chảy hạt gạo Việt Nam": Khơi thông cả những kỳ vọng “Khơi thông dòng chảy hạt gạo Việt Nam” là chủ đề của hội thảo diễn ra vào sáng ngày 22/6/2022, tại khách sạn Mường Thanh, ... |
“Nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo trong tình hình mới” Chiều ngày 19/6, Công đoàn Giáo dục Việt Nam phối hợp với Quỹ Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam, Trung tâm ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 06/09/2024 14:59
Sau gần 1 năm ra mắt, Nghiệp đoàn Xích lô du lịch Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) đã trở thành điểm tựa vững chắc của hơn 500 tài xế xích lô. Từ những phận đời riêng lẻ rong ruổi mưu sinh, giờ đây họ đã có những người anh em sát cánh trên mọi nẻo đường, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
Hoạt động Công đoàn - 06/09/2024 09:21
Thầy Lê Minh Hoàng - Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Lại Hùng Cường, (huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh) là một tấm gương tiêu biểu, năng động; là thầy giáo sôi nổi, khơi dậy niềm đam mê học tập cho học sinh.
Công đoàn - 05/09/2024 15:51
TS Nguyễn Ngọc Ân – Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho biết, năm nay đơn vị sẽ tiếp tục thúc đẩy lan tỏa và nhân rộng mô hình trường học hạnh phúc. Sau thành công của các chương trình như cha mẹ, thầy cô thay đổi, chủ điểm của năm nay có thể sẽ là “hiệu trưởng thay đổi”.
Hoạt động Công đoàn - 05/09/2024 15:45
Dù đã ở tuổi gần về hưu nhưng cô Lâm Thị Bích Sương vẫn làm công việc Tổng phụ trách Đội Trường THCS Mạc Đĩnh Chi (thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh) một cách tận tụy, yêu nghề…
Phát triển đoàn viên - 05/09/2024 09:51
Công đoàn Công Thương Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2028, toàn ngành sẽ có 182.258 đoàn viên. Riêng trong năm 2024, đơn vị đặt chỉ tiêu phát triển 3.500 đoàn viên.
Hoạt động Công đoàn - 05/09/2024 08:59
Cô Trương Thị Thu Huyền, Hiệu trưởng Trường Mầm non A xã Tứ Hiệp (huyện Thanh Trì, Hà Nội) là giáo viên tiêu biểu trong công tác giáo dục. Cô đã nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi để cống hiến cho sự nghiệp “trồng người".