Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Doanh nghiệp sản xuất cầm chừng giữ chân người lao động

Kinh tế - Xã hội - PHẠM THỦY

TPHCM có hơn 200.000 doanh nghiệp với trên 2.8 triệu người lao động đang làm việc. Tháng 10 và 11 vừa qua có hai doanh nghiệp (DN) thông báo chính thức cắt giảm. Số người lao động (NLĐ) bị cắt giảm chỉ trong một số lĩnh vực ngành nghề, trong đó chủ yếu vẫn là ngành có thâm dụng lao động cao như Dệt may, Da giày và Khai thác, Chế biến gỗ.
Lao động tự do ngậm ngùi vì không có thưởng Tết Thỏa ước lao động của nhiều doanh nghiệp tại Cần Thơ có quy định giá trị bữa ăn ca Tuyên dương 78 tập thể và 193 cá nhân “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”
Doanh nghiệp sản xuất cầm chừng giữ chân người lao động

Doanh nghiệp sản xuất cầm chừng giữ chân NLĐ. Ảnh minh họa: Guardian

DN ngành Gỗ, Dệt may đang bị ảnh hưởng lớn

Đại diện của Hiệp hội Gỗ Bình Dương cho biết, chỉ có trên 10% DN ngành Gỗ có thể duy trì hoạt động kinh doanh tối đa đến 6 tháng. Trên 30% DN có thể duy trì hoạt động kinh doanh tối đa 3 tháng. DN vừa và nhỏ của ngành Gỗ là DN gia công F2 cho những đơn vị F1 và đơn vị nhận OEM từ đơn hàng nước ngoài. Khi đơn vị F1 ko có đơn hàng thì F2 sẽ không có việc làm. Đồng tình với chia sẻ của Hiệp hội Gỗ Bình Dương, Phó giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương cho biết ngành Gỗ trên địa bàn tỉnh chiếm 50% thị phần của cả nước. Đầu năm, Sở vừa tổ chức các chương trình kết nối để DN gỗ đi tìm lao động thì 6 tháng cuối năm, thị trường Mỹ, FED tăng lãi suất, thêm phần gỗ bị cấm vận (gỗ để sản xuất chủ yếu là của Nga và Mỹ truy xuất nguồn gốc). Trung Quốc, thị trường lớn nhất châu Á thì vẫn tiếp tục thực hiện chính sách zero covid. Tóm lại, DN khó khăn đủ đường.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam nhận định, chưa năm nào tình hình xoay chuyển không ngờ như năm nay. Nếu sau dịch, ngay khi mở cửa, vào tháng 11/2021 là giai đoạn bùng nổ của ngành Dệt may, đơn hàng tới tấp, đặc biệt là ngành Sợi phát triển tốt, thì tới giữa năm 2022, ngành sợi, đặc biệt là sợi cotton bắt đầu chững lại. DN bắt đầu giảm thời lượng sản xuất, rồi tiến tới sợi cotton không bán được, và hiện giờ là khó khăn. Hàng tồn trong kho rất nhiều. Nguy cơ giữ hàng trong kho rất nguy hiểm, đặc biệt là cotton.

Bà Mai nhận định: "Tuy cùng ngành nhưng không phải DN nào cũng giống nhau. Ví dụ trong ngành Sợi, cotton gặp khó khăn nhưng len cừu ở Đà Lạt vẫn sản xuất tốt. Hay khi phần lớn DN ngành May thiếu đơn hàng thì mặt hàng đồng phục, các mặt hàng bảo hộ lao động vẫn ổn. Trong lĩnh vực dệt, hiện các hàng như áo T-shirt, quần áo thể dục thể thao khó có đơn hàng nhưng hàng vest lại có đơn dù trước đó cũng gặp tình trạng tương tự. Như vậy, với những khó khăn không giống nhau, điều này gây khó cho việc đưa ra con số thực sự chi tiết mô phỏng cái khó của ngành, của DN. Nói chung, tình hình xoay chuyển bất lợi cho DN và không có phán đoán nào cho thời hạn của tình hình này".

Theo bà Mai, có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, phần lớn là nguyên nhân khách quan: chiến tranh kinh tế, chính trị, chính sách zero covid, khủng hoảng năng lượng và lạm phát. Thời gian qua, ở trong nước, vấn đề trái phiếu, cổ phiếu, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản lại thêm một "cú trời giáng" vào cái khó của DN. Ngành này ảnh hưởng đến sức mua toàn cầu cũng như của Việt Nam. Và như vậy, có lẽ cái Tết này sẽ là một cái Tết không vui với DN và NLĐ.

Doanh nghiệp dệt may: Từ sản xuất cầm chừng

Đại diện Công ty Pouchen, công ty hiện đang sử dụng 52.000 lao động, cho biết, tháng 12 này Pouchen sẽ sắp xếp cho NLĐ giảm 5 ngày làm việc, thực hiện nghỉ luân phiên (hiện đã có 18.000 lao động đang thực hiện giảm giờ làm). Thời gian không đi làm NLĐ sẽ được trả lương tối thiểu theo vùng. Tuy vậy, đại diện DN cho biết, Công ty vẫn đang tìm kiếm đơn hàng nên họ vẫn nỗ lực giữ chân NLĐ.

Ông Võ Quang Hùng, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Hansae Việt Nam (thuộc tập đoàn may mặc Hàn Quốc, có 3 công ty con) cho biết. Công ty đóng tại TP.HCM, thuộc KCN Tây Bắc Củ Chi, có 10.000 công nhân, ở Tây Ninh có 5.000 công nhân và ở Tiền Giang có 10.000 công nhân. Trong hơn 10 năm qua, DN duy trì mức sản xuất với 20.000 công nhân nhưng thời điểm này, cả 3 công ty dồn lại chỉ còn 10.000 người. Con số sụt giảm này, theo ông Hùng đã diễn ra qua hai thời kỳ, đại dịch Covid – 19 và 6 tháng đầu năm nay. Đặc biệt, từ đầu năm tới nay, 3 công ty gộp lại giảm 4.000 công nhân. Tuy nhiên, do việc áp dụng các chính sách chi đền bù khuyến khích NLĐ chủ động nghỉ việc nên tất cả các trường hợp ngừng việc của Công ty đều diễn ra trên cơ sở tự nguyện.

Đến nỗ lực giữ chân NLĐ

Dù sản xuất cầm chừng nhưng hầu hết các DN ngành May mặc vẫn đang nỗ lực giữ chân NLĐ. Theo thống kê của LĐLĐ tỉnh Đồng Nai, từ cuối tháng 11/2022 có khoảng 180 DN bị ảnh hưởng bởi tình hình khó khăn chung. Số người bị ảnh hưởng là 59.497, chủ yếu là giảm giờ làm trong tuần, giảm giờ làm trong tháng. Theo nhận định chung, tình hình chưa biến chuyển đáng kể cho đến hết tháng 12. Tuy vậy, quý I và II/ 2023, dự đoán số NLĐ sẽ giảm nhiều. Tại Đồng Nai, lĩnh vực gỗ có khoảng 45.000 lao động. Các DN đều đã bị ảnh hưởng.

Hiện 60.000/200.000 lao động trong các DN dệt may vẫn đang làm việc trong các đơn vị có đơn hàng. Các DN giày da vẫn đang nỗ lực tìm kiếm đơn hàng để giữ chân NLĐ. Trước khi xảy ra khó khăn, Tập đoàn Phong Thái luôn duy trì công suất sản xuất với hơn 60.000 lao động nay cũng đã hoạt động chậm lại. Tuy vậy, Tập đoàn này cho biết vẫn đang giữ chân NLĐ bằng cách trả đủ lương thay vì tiến hành cắt giảm lương theo Luật Lao động. Đồng thời, tăng cường đào tạo lại, tập trung cho chất lượng sản xuất với kỳ vọng khi tình hình tốt hơn thì DN có đủ nguồn nhân lực để bắt tay vào sản xuất ngay.

Ông Võ Quang Hùng, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Hansae Việt Nam chia sẻ: “Cái lo của chúng tôi là sang năm, nếu đơn hàng quần áo thun có lại nhiều thì lúc đó lấy lực lượng lao động ở đâu? Bởi vì Hansae ở Củ Chi có quy mô 10.000 lao động mà hiện nay còn 3.000 thì 70% công suất vẫn còn thiếu. Nếu khi đơn hàng trở lại, để phục hồi 70% lực lượng lao động là vấn đề rất lớn. Chưa kể nhà máy ở Tây Ninh cũng trên 50% công suất còn đóng, khi chúng tôi phục hồi đơn hàng thì sẽ lấy lao động ở đâu? Đấy là một bài toán rất khó. Và điều nguy hiểm là, trong tương lai, tuyển dụng lao động mới đối với ngành May mặc sẽ gặp khó khăn".

Đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai cho biết: "Mặc dù các DN trên địa bàn tỉnh hiện rất khó khăn, đặc biệt là các DN gia công lớn nhưng các nhà máy lớn ở Đồng Nai (sử dụng 60 ngàn lao động) như Changshin, Hwaseung, Pouchen … chiếm hơn 200.000 lao động, vẫn đang nỗ lực giữ ổn định đến hết năm 2022. Hiện nhiều chủ DN, nhà máy vẫn đang ngập ngừng giữa việc cắt giảm hay không cắt giảm. Bởi vì nhu cầu tuyển dụng lao động của quý IV mỗi năm đều rất lớn, thường DN rất khó tuyển dụng lao động. Giữ tiếp hay cho nghỉ, nếu nghỉ thì khi có đơn hàng lại có tìm được người không. Đó là điều cần tính toán".

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - CN TP.HCM tiến hành khảo sát 37 DN có quy mô từ 1.000 đến 5.000 lao động, quy mô tổng là 208.000 lao động. Trong đó 33% là DN dệt may, 44% DN da giày, điện tử chiếm 8% và các ngành khác là 6%.

Khảo sát cho thấy, nhu cầu sử dụng lao động của các DN trên 1.000 lao động trở lên là: 46% giữ nguyên lao động hiện tại, 40,5% sẽ có kế hoạch giảm lao động và 13,5% cần tuyển thêm lao động phục vụ sản xuất kinh doanh. Trong đó, ngoài những DN chưa có con số cụ thể về tăng giảm, DN có số tăng mong muốn là 1.950 lao động. Khoảng 1.200 lao động mà DN muốn tuyển dụng thay thế sau Tết.

Trong số các DN này có 62% DN có thị trường xuất khẩu ở châu Âu, 56,7 xuất khẩu đi Mỹ, và 32,4% xuất khẩu đi châu Á. Có DN xuất khẩu đi cả 3 thị trường trên.

Khó khăn về đơn hàng, doanh nghiệp vẫn không cắt giảm lao động Khó khăn về đơn hàng, doanh nghiệp vẫn không cắt giảm lao động
20.000 công nhân ở Đồng Nai bị mất việc dịp cận Tết 20.000 công nhân ở Đồng Nai bị mất việc dịp cận Tết
Công nhân làm lợi gần 700 triệu đồng mỗi tháng cho doanh nghiệp tại Đồng Nai Công nhân làm lợi gần 700 triệu đồng mỗi tháng cho doanh nghiệp tại Đồng Nai
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Kinh tế - Xã hội -

Bộ Công an vừa phê duyệt kế hoạch đấu giá biển số ô tô phiên đấu giá thứ năm, với 388.389 biển số được đưa lên sàn.

Kinh tế - Xã hội -

Khách hàng có cơ hội nhận ưu đãi hấp dẫn lên tới 100% lệ phí trước bạ khi kết hợp ưu đãi từ Chính phủ, Toyota Việt Nam và tại hệ thống đại lý trong tháng 9 này.

Kinh tế - Xã hội -

Hãng xe Đức dự kiến sẽ hợp nhất hai dòng sedan hạng sang chủ lực là S-Class (động cơ đốt trong) và EQS (điện) thành một dòng xe vào năm 2030.

Kinh tế - Xã hội -

Ford Territory Sport mang khác biệt về ngoại hình như lại có trang bị tương tự như phiên bản Titanium X.

Kinh tế - Xã hội -

Kính ô tô bị ố không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến tầm nhìn của người lái, gây nguy hiểm khi tham gia giao thông.

Kinh tế - Xã hội -

Ít nhất có 6 mẫu xe hybrid sẽ ra mắt thị trường Việt Nam cuối năm nay, đến từ nhiều thương hiệu và phân khúc khác nhau.

Tôi công nhân

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết bão số 3 là một trong những cơn bão mạnh nhất năm 2024 hoạt động trên Biển Đông. Để giảm thiểu thiệt hại do bão, lũ, lụt gây ra, người dân lao động cần ghi nhớ để an toàn cho người thân và bảo vệ sức khỏe của các thành viên trong gia đình, cộng đồng khi bão về.

Tôi công nhân

Theo quy định, ngoài ngày nghỉ hưởng nguyên lương, người lao động còn được quyền nghỉ không lương. Tuy nhiên trên thực tế, rất ít lao động biết đến những thông tin liên quan đến loại quyền lợi này.

Talk Công đoàn

Đồng chí Bành Hải Ninh, Chủ tịch Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc chia sẻ những kinh nghiệm trong việc phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở.

Infographic

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo thời tiết kỳ nghỉ lễ 2/9 trên cả nước (từ 31/8 - 3/9).
Bản tin công nhân

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Video

Phát biểu của Bộ trưởng bị bịa đặt theo ý xấu, câu nói bị cắt cúp của Hoa hậu thành cơn bão công kích trên mạng, chia sẻ chưa chuẩn mực trong nhóm nhỏ của học sinh 17 tuổi nhận vùi dập không thương tiếc…

Đọc thêm

Kinh tế - Xã hội -

Ngày 04/9, SK Group ("SK Group" hay "Công ty") công bố SK Group và Masan Group cùng thống nhất gia hạn thời gian thực hiện quyền chọn bán của SK Group với Masan Group thêm tối đa 5 năm.

Kinh tế - Xã hội -

Hôm nay (3/9) là ngày cuối trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh, người dân từ các địa phương quay trở lại thành phố lớn để làm việc. Như thường lệ, lưu lượng phương tiện giao thông ngày này gia tăng đột biến tại các khu vực bến xe, tuyến cao tốc và các cửa ngõ thành phố lớn.

Kinh tế - Xã hội -

Giải thích việc bán chiếc Suzuki Jimny đã qua sử dụng đắt gấp rưỡi xe mới, người bán cho hay tiền độ xe hết 500 triệu.

Kinh tế - Xã hội -

Nhiều trang báo điện tử, các Fanpage Facebook đưa tin "Giấy phép lái xe hạng B1 không được điều khiển ô tô từ 1/1/2025", gây xôn xao dư luận. Vậy thực hư thông tin này như thế nào?

Kinh tế - Xã hội -

Tọa lạc tại Quận 7 với diện tích “khủng” 24.000m2, Trung tâm Khám chữa bệnh Tâm Anh sở hữu hệ thống thiết bị, công nghệ hiện đại đẳng cấp quốc tế, đội ngũ chuyên gia, bác sĩ hàng đầu hùng hậu.

Kinh tế - Xã hội -

Những mẫu xe mới sắp ra mắt thị trường Việt Nam trong tháng 9/2024 hầu hết đều là ô tô gầm cao của các thương hiệu quen thuộc, duy nhất một là xe Trung Quốc.

Kinh tế - Xã hội -

Honda Dream 50 thua xa RC110 về sức mạnh, nhưng bù lại đẹp hơn, nhiều boong hơn, thích hợp với tôi, một người thích xe đua nhưng không dám đua xe.

Kinh tế - Xã hội -

Từ ngày 1/9, Honda CR-V và Honda City giảm giá niêm yết lần lượt 60-80 triệu đồng và 40-60 triệu đồng, đưa mức giá niêm yết của hai mẫu xe này xuống chỉ còn từ 1,029 tỷ đồng và 499 triệu đồng.

Kinh tế - Xã hội -

Chiếc VF 8 đã đạt 4 sao thử nghiệm an toàn của NHTSA, với việc đánh giá tiến hành vào trung tuần tháng 7/2024.

Kinh tế - Xã hội -

Chính phủ ban hành Nghị định số 109/2024/NĐ-CP quy định ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô được sản xuất, lắp ráp trong nước sẽ hưởng ưu đãi giảm 50% lệ phí trước bạ trong ba tháng, từ 1/9/2024 đến hết ngày 30/11/2024.