|
Theo nhận định của Bộ Y tế, tình hình dịch bệnh phức tạp, các vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm. Các địa phương không được chủ quan, lơ là và phải chú ý công tác phòng dịch trong các nhà máy, xí nghiệp. Bài học từ ổ dịch “Công ty POYUN” Theo GS.TS Nguyễn Thanh Long - Bộ trưởng Bộ Y tế, đợt dịch thứ ba này tương đối phức tạp vì chủng virus gây bệnh có tốc độ lây nhiễm nhanh hơn chủng cũ 70%. Đặc biệt, dịch lần này xảy ra trong khu công nghiệp. Trong khi đó, các tỉnh, thành phố đều có khu công nghiệp nên diễn biến của dịch rất phức tạp. Do vậy, Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố phải chuẩn bị tất cả phương án khi dịch xuất hiện trên địa bàn. Trong đó, phải chủ động các cơ sở cách ly đảm bảo tiêu chuẩn khi có lượng lớn người cách ly và giao cho lực lượng quân đội quản lý mới đảm bảo yêu cầu. Tránh trường hợp như việc phải di chuyển khẩn cấp trên 1.600 công nhân Công ty TNHH Điện tử POYUN Việt Nam vừa qua. |
|
Một đó là các địa phương phải sàng lọc, phát hiện sớm, nếu không ổ dịch tiến triển rất nhanh. Từ ngày 28/1, tại ổ dịch này phát hiện ca bệnh đầu tiên. Chỉ trong vòng hơn 10 ngày, dịch đã lan rộng với hàng trăm ca lây nhiễm trong cộng đồng. Các địa phương cần liên tục giám sát, thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và hướng dẫn của Bộ Y tế, chuẩn bị cho tình huống xấu nhất là dịch bùng phát tại địa phương mình. Từ "bài học Công ty POYUN", các địa phương cần kiểm tra tất cả các doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp hay doanh nghiệp nhỏ lẻ nằm ngoài khu, cụm công nghiệp. Đồng thời yêu cầu doanh nghiệp thực hiện nghiêm hướng dẫn của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và Bộ Y tế về phòng, chống dịch bệnh trong khu công nghiệp. Phải đánh giá mức độ an toàn của các nhà máy. Nếu an toàn mới cho phép công ty tiếp tục hoạt động sản xuất. Nếu không an toàn thì tạm dừng, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện mới quay trở lại sản xuất. Người đại diện pháp luật của công ty phải cam kết và chịu trách nhiệm trước chính quyền, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 địa phương, Ban quản lý Khu công nghiệp. Khi để xảy ra ca nhiễm SARS-CoV-2 thì công ty phải có trách nhiệm đối với ca bệnh và tham gia với chính quyền, địa phương trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. |
|
Doanh nghiệp phải chấp nhận "hy sinh" sản xuất để phòng chống dịch Tại Hải Dương, ông Lưu Văn Bản - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương, Tổ trưởng Tổ công tác phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh Hải Dương tại huyện Cẩm Giàng nói: “Các doanh nghiệp . Mục đích để địa phương đánh giá rõ mức độ và đưa ra các giải pháp để phòng dịch, từng bước cởi từng nút thắt, đảm bảo an toàn cho phòng dịch trên địa bàn”. Sau khi tạm dừng 5 ngày, tùy tình hình cụ thể và diễn biến dịch bệnh, tổ công tác sẽ thông tin đến các doanh nghiệp để sắp xếp kế hoạch mở cửa trở lại. “Tổ công tác kiểm tra rà soát các doanh nghiệp trong địa bàn, đình chỉ hoạt động để xử lý nếu doanh nghiệp có biểu hiện vi phạm các quy định về phòng chống dịch. Bên cạnh đó cần tuyên truyền vận động các doanh nghiệp đưa người lao động xét nghiệm đảm bảo an toàn phòng dịch. Các doanh nghiệp trong một vài ngày tới phải chấp nhận hy sinh sản xuất để phòng dịch. Những trường hợp được di chuyển qua các chốt phải là những người làm nhiệm vụ, các trường hợp đặc biệt” - ông Lưu Văn Bản nói. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, theo tính toán, trong năm 2021, Việt Nam phải có khoảng 150 triệu liều vắc-xin mới đảm bảo cho mọi người dân được tiếp cận vắc-xin ngừa Covid-19. Hiện nay, Bộ Y tế đã đàm phán thành công 30 triệu liều, dự kiến về Việt Nam trong 6 tháng cuối năm. Bộ Y tế cũng đã thực hiện cơ chế cấp phép trong tình huống khẩn cấp, các thủ tục được hoàn thành chỉ trong vòng 5 ngày. Bộ Y tế cũng khuyến khích các doanh nghiệp có nguồn vắc-xin nhập khẩu đưa vắc-xin về Việt Nam, để cố gắng trong năm 2021 mọi người dân Việt Nam sẽ được tiếp cận với vắc-xin để tái khởi động phát triển nền kinh tế. |
Huyện Cẩm Giàng họp "nóng" về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại các khu công nghiệp |
Vắc-xin AstraZeneca ngừa Covid-19 đầu tiên được phê duyệt nhập khẩu có điều kiện vào Việt Nam - Ảnh: ST
|
Bài viết: Duy Minh Thiết kế: Duy Minh |