Đình công đúng luật, công nhân phải tuân thủ quy định như thế nào?
Sổ tay pháp luật - 26/02/2024 15:17 QUỐC THẮNG
Điểm quan trọng của quy định này là việc đình công chỉ được tiến hành đối với các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích. Nghĩa là, các cuộc đình công không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích sẽ bị coi là đình công bất hợp pháp.
Đình công như thế nào để bảo đảm quy định của pháp luật?
Thứ nhất, Luật quy định các trường hợp tổ chức đại diện người lao động (NLĐ) là bên tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có quyền tiến hành thủ tục để đình công trong trường hợp sau đây:
- Hòa giải không thành, hoặc hết thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày hòa giải viên lao động nhận được yêu cầu từ bên yêu cầu giải quyết tranh chấp; hoặc từ cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân là đầu mối tiếp nhận yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải.
- Ban trọng tài lao động không được thành lập, hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp, hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động.
Một cuộc ngừng việc của công nhân Công ty TNHH Sein Together Vinh Vina (huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An) xảy ra vào ngày 22/2 vừa qua. Ảnh: Nguyễn Nam |
Thủ tục tiến hành một cuộc đình công hợp pháp là như thế nào?
Về chủ thể tổ chức và lãnh đạo đình công, theo Bộ luật Lao động 2019 là do tổ chức đại diện NLĐ có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể.
Thủ tục tiến hành đình công phải tuân theo trình tự sau:
Bước 1. Lấy ý kiến đình công
- Tổ chức lấy ý kiến: Tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở tham gia thương lượng.
- Đối tượng lấy ý kiến: Toàn thể NLĐ hoặc thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tham gia thương lượng.
- Nội dung lấy ý kiến bao gồm:
+ Đồng ý hay không đồng ý đình công.
+ Phương án của tổ chức đại diện NLĐ về thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công; phạm vi tiến hành đình công; yêu cầu của NLĐ.
- Hình thức lấy ý kiến: Trực tiếp bằng hình thức lấy phiếu, hoặc chữ ký, hoặc hình thức khác.
- Thời gian, địa điểm và cách thức tiến hành lấy ý kiến do tổ chức đại diện NLĐ quyết định và phải thông báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 1 ngày.
Việc lấy ý kiến không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của người sử dụng lao động.
Người sử dụng lao động không được gây khó khăn, cản trở, hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện NLĐ tiến hành lấy ý kiến về đình công.
Bước 2. Ra quyết định đình công và thông báo đình công
Khi có trên 50% số người được lấy ý kiến đồng ý với nội dung lấy ý kiến đình công thì tổ chức đại diện NLĐ ra quyết định đình công bằng văn bản.
Quyết định đình công phải có các nội dung sau đây:
- Kết quả lấy ý kiến đình công;
- Thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công.
- Phạm vi tiến hành đình công.
- Yêu cầu của người lao động.
- Họ tên, địa chỉ liên hệ của người đại diện cho chức đại diện NLĐ tổ chức và lãnh đạo đình công.
Thông báo thời điểm bắt đầu đình công: Ít nhất là 5 ngày làm việc trước ngày bắt đầu đình công, chức đại diện NLĐ tổ chức và lãnh đạo đình công phải gửi văn bản về việc quyết định đình công cho người sử dụng lao động, UBND cấp huyện và cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh.
Bước 3. Tổ chức đình công
Đến thời điểm bắt đầu đình công, nếu người sử dụng lao động vẫn không chấp nhận giải quyết yêu cầu của NLĐ thì chức đại diện NLĐ tổ chức và lãnh đạo đình công.
Hiện chưa có một thống kê cụ thể về số lượng các vụ đình công hằng năm theo tỷ lệ đình công đúng pháp luật và trái pháp luật. Các vụ ngừng việc hầu hết xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu do tranh chấp về lợi ích, với các nội dung như: yêu cầu tăng lương cơ bản, trả thưởng, tăng các loại phụ cấp, nâng chất lượng bữa ăn ca và thái độ ứng xử của bộ phận quản lý đối với NLĐ,... Tuy nhiên, ở địa phương, tình hình được các cấp công đoàn nắm cụ thể hơn. Đơn cử như ở Nghệ An, giai đoạn từ 2018 đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 22 cuộc ngừng việc tập thể tại 19 doanh nghiệp trên địa bàn 9 huyện, thành, thị. Ngừng việc tập thể xảy ra chủ yếu tại các doanh nghiệp FDI (chiếm 57,9%). Theo đồng chí Nguyễn Văn Thục - Trưởng ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động - Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An, hầu hết ngừng việc tập thể xảy ra chưa theo đúng trình tự pháp luật, mang tính tự phát và không có sự tham gia của tổ chức Công đoàn. Hầu hết các doanh nghiệp xảy ra đình công đều chưa quan tâm việc tổ chức hội nghị dân chủ, hoặc là tổ chức đối thoại theo Điều 63, 64 của Bộ luật Lao động. Đây là một trong những nguyên nhân mà các doanh nghiệp cần quan tâm để không có những cuộc đình công trái pháp luật, quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ được đảm bảo. |
Vụ ngừng việc ở Nghệ An: Gần 80% công nhân đã đăng ký đi làm trở lại Có ít nhất 250 công nhân Công ty TNHH Sein Together Vinh Vina (Thanh Chương, Nghệ An) đăng ký đi làm trở lại sau khi ... |
Được giữ nguyên tiền thưởng, công nhân đình công ở Bình Dương đã quay lại làm việc Sáng nay (8/7), công nhân Công ty Cổ phần Green River Furniture, chuyên sản xuất gỗ ở phường Uyên Hưng, thành phố Tân Uyên, tỉnh ... |
Vụ hơn 5.000 công nhân VietGlory đình công: Hơn 1.000 công nhân đã đi làm trở lại Liên quan đến vụ hơn 5.000 công nhân tại Công ty TNHH VietGlory (Nghệ An) đã bỏ về không làm việc vào chiều ngày 2/10 ... |
Tin cùng chuyên mục
Pháp luật lao động - 10/09/2024 08:29
Trường hợp ô tô bị hư hỏng do thiên tai bão lũ, bảo hiểm tự nguyện sẽ đền bù với tỷ lệ như thế nào? Chủ xe cần lưu ý những gì sau khi xe gặp sự cố?
Pháp luật lao động - 06/09/2024 21:00
Lệ phí trước bạ là gì và tại sao chúng ta phải nộp loại phí này đối với một số mặt hàng nhất định? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp.
Sổ tay pháp luật - 06/09/2024 18:05
Tuỳ theo chính sách của từng doanh nghiệp và chỉ thị của từng địa phương mà người lao động có thể phải nghỉ việc trong thời gian siêu bão Yagi (bão số 3) đổ bộ nhằm đảm bảo an toàn về người và tài sản. Vậy trong trường hợp này, người lao động được trả lương ra sao?
Sổ tay pháp luật - 04/09/2024 17:16
Năm 2025, Tết Dương lịch rơi vào ngày thứ Tư nên cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ 1 ngày 1/1/2025 và được hưởng nguyên lương.
Pháp luật lao động - 02/09/2024 13:08
Các trường hợp người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không phải báo trước cho người sử dụng lao động được quy định tại Khoản 2 điều 35 Bộ luật Lao động.
Sổ tay pháp luật - 01/09/2024 07:00
Người lao động được từ chối làm việc trong trường hợp công việc đó có nguy cơ mất an toàn, đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của bản thân.