Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Điều sẽ đến ở "chốt thép" Long Quang

Kinh tế - Xã hội - PHẠM XUÂN DŨNG

Trưa nắng hè như đổ lửa, chúng tôi về thôn Long Quang, xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Chạy xe một đoạn cứ dừng lại điện thoại dặn người nghe cố gắng nán lại để gặp nhau, dù biết bà con nông dân nơi đây đang khẩn trương vào vụ Hè Thu.
Điều sẽ đến ở
Anh Phan Đẳng (bên trái) trò chuyện với tác giả. Ảnh: XUÂN DŨNG

Hồi ức...

Cách đây tròn nửa thế kỷ, vào "mùa hè đỏ lửa" ở Thành Cổ Quảng Trị 1972, "chốt thép" Long Quang cách Quảng Trị hơn mười cây số, là một trong những chiến địa ác liệt nhất. Vì vậy di tích chốt Long Quang là một trong 7 di tích thành phần thuộc tổng thể di tích "Thành Cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm năm 1972" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quyết định công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2013.

Chúng tôi tìm về gia đình ông Phan Độ. Được biết ông đã vào miền Nam thăm con và chữa bệnh. Còn vợ ông, bà Trần Thị Nga mới qua đời năm ngoái. Đón chúng tôi là anh Phan Đẳng, con trai của ông, năm nay tròn 60 tuổi dương, cũng đã bắt đầu lên lão. Câu chuyện quá khứ của gia đình nhưng cũng tiêu biểu cho cả một vùng đất cứ trải lòng ra trong buổi trưa hè như thiêu như đốt.

Vừa rót nước mời khách, anh Phan Đẳng từ tốn kể chuyện: "Như nhiều bà con khác ở đây, cha mẹ tôi tham gia kháng chiến chống giặc Mỹ xâm lược. Mẹ tôi là cán bộ phụ nữ hoạt động bí mật từ lâu trước năm 1972. Cấp trên phân công gì thì mình cứ cố gắng làm cho tốt. Năm 1968, trong một lần mẹ tôi cùng với một bà nữa trong thôn bí mật đi tiếp tế, bới cơm cho bộ đội, không may vấp phải mìn, vậy là bị thương cả hai người, máu me lênh láng, may mà còn sống, mảnh đạn găm nhiều nơi trên cơ thể, nặng nhất ở cánh tay..."

Những trường hợp tiếp tế tương tự thế này trong kháng chiến phải được người trong cuộc báo cáo cụ thể, chính xác và cấp có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận mới làm được chế độ chính sách. Như hiểu được ý người đối thoại, anh Đẳng nói thêm: "Thực ra, vì thời gian mẹ tôi hoạt động và bị thương có ông Bằng (Lê Vũ Bằng, nguyên Giám đốc sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Trị) là người biết rõ nên sau ngày đất nước thống nhất, khi làm chế độ thương binh, ông Bằng đã tận tình hướng dẫn và xác nhận, nhờ vậy nên không phải chờ đợi lâu vì thủ tục.

Mấy ông vẫn nhớ đến các cơ sở cách mạng mà quan tâm giải quyết chế độ chính sách cho bà con. Sau 1975, mẹ tôi vẫn còn tham gia công tác phụ nữ ở địa phương rồi nghỉ do thương tật. Còn cha tôi thì vào du kích từ 1972 đến 1975, được tặng thưởng Huy chương kháng chiến hạng Nhì".

Chuyện ngôi nhà...

Sau năm 1975, hầu như gia đình nào cũng vất vả trăm đường, nhất là với một vùng quê chịu nhiều thương tích chiến tranh như Quảng Trị. Sau bao nhiêu lần làm nhà tạm bợ, đến năm 1990, ông Phan Độ mới quyết tâm làm một ngôi nhà xây cấp bốn...bao che bằng nỗ lực của cả gia đình bảy miệng ăn.

Anh Phan Đẳng kể: "Nhà cửa xập xệ, con cái thì đông, ngày càng lớn nên ba mẹ tôi quyết tâm xây nhà vì đất mình thì thường xuyên bão lụt, ai cũng mong có ngôi nhà cứng cáp để an cư lạc nghiệp. Nói là quyết tâm chứ trong tay gia đình nông dân nghèo thì tài sản chắt chiu, bòn tro đãi sạn cũng có được mấy. Rồi ngôi nhà được gọi là nhà xây như ai nhưng sắt thép không có mấy, không đáng kể, vì sắt thép hồi đó cũng hiếm mà căn bản là mình cũng không có tiền. Cha con tôi phải vào biển Mỹ Thủy (huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) kiếm sắt phế liệu chiến tranh về làm nhà, vừa có chút ít sắt xây nhà cho thêm phần yên tâm, vừa đỡ chi phí. Ngôi nhà có hơn 30 mét vuông mà có đến 7 con người ăn ở, cha mẹ và bầy con năm anh chị em".

Tôi lại hỏi: "Nhưng bây giờ ngôi nhà ở đâu?". Anh Đẳng đáp: "Anh đang ngồi đây là nhà vợ chồng tôi. Sau khi tôi đi bộ đội về cưới vợ rồi ở riêng. Còn nhà ba mẹ tôi sau hơn 30 năm tồn tại thì đã xuống cấp quá mức, không thể ở được nữa nên ba tôi phải cho phá dỡ. Thành ra, nói cho đúng, xin lỗi anh, hiện tại thì chính thức là ông không có nhà để ở, đương nhiên là sống với con cái, còn bàn thờ mẹ tôi cũng đưa về nhà tôi hương khói". Nói rồi, anh dừng lại, giọng trầm hẳn, những giọt mồ hôi lăn dài trên trán.

Điều sẽ đến ở
Ngôi nhà cũ của ông Phan Độ quá xuống cấp nên đã được tháo dỡ. Ảnh: XUÂN DŨNG

Rồi anh đưa tôi sang bên kia đường xóm, chỉ tay vào nền đất cát trắng như thuở sơ khai, ngôi nhà chung, chất chứa biết mấy kỷ niệm vui buồn, bao năm nay chỉ còn trong ký ức.

Điều sẽ đến...

Khi biết tôi về đây, anh Nguyễn Tài Minh - Trưởng Ban Công tác cơ sở Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Trị cứ nói đi nói lại: "Anh cứ về tìm hiểu thực tế để tác nghiệp báo chí theo nhiệm vụ của anh. Những đối tượng chính sách thuộc diện cần hỗ trợ nhà ở là do chính quyền huyện khảo sát và lập danh sách.

Phía Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Trị cũng đã cùng Sở LĐ-TB&XH về tận nơi, tìm hiểu gia cảnh cặn kẽ mới quyết định hỗ trợ đúng người, đúng đối tượng Nhà nước quy định, như thế công tác hỗ trợ mới phát huy tác dụng và có ý nghĩa rộng rãi, dài lâu. Anh cứ nói thêm với bà con yên tâm mà sử dụng kinh phí xây nhà đúng mục đích, tiền chắc chắn sẽ về. Nhà ông Phan Độ sẽ được hỗ trợ 80 triệu đồng. Cụ thể là phía tổ chức Công đoàn (thông qua Tạp chí Lao động và Công đoàn) hỗ trợ 75 triệu đồng, tỉnh hỗ trợ 5 triệu đồng cho mỗi căn nhà tình nghĩa".

Khi hay tin ba mẹ mình được tổ chức Công đoàn hỗ trợ kinh phí xây nhà cho đối tượng chính sách gặp nhiều khó khăn, gia đình anh Phan Đẳng mừng lắm. Anh xúc động tâm tình: "Nói thiệt, lúc mẹ tôi còn sống, thấy nhà ngày càng xuống cấp mà mưa bão thì nhiều, cứ trông đêm trông ngày, cầu mong có một ngôi nhà kiên cố nhưng cho đến khi nhắm mắt vẫn chưa toại nguyện, vì khó bó lấy khôn. Anh em tôi cũng định đóng góp cố gắng hết sức làm nhà lại cho cha mình nhưng đâu phải muốn là được. Dịch dã mới qua, mùa màng cũng khó vì giá cả vật tư tăng cao nên đang suy tính. Nay qua sông gặp đò thì còn gì bằng. Được tổ chức Công đoàn hỗ trợ cho 80 triệu đồng gia đình tôi thiệt sự quá mừng luôn, càng quyết tâm làm nhà. Tôi đã chọn ngày mở móng. Tôi biết Nhà nước cũng khó khăn nên thường hỗ trợ khoảng vài chục triệu để làm nhà cũng là quý lắm rồi, nay được 80 triệu là số tiền chúng tôi chưa dám nghĩ đến. Ba tôi yên lòng có nhà, mẹ tôi dù nhắm mắt chắc cũng biết mà yên lòng, mà con cháu cũng yên tâm, vui sướng..."

Vợ anh tiếp lời: "Anh biết đó, mỗi năm làm ruộng vất vả, chỉ dư vài tấn lúa bán ra được khoảng hơn chục triệu bạc là cùng. Mà 80 triệu đồng là bao nhiêu tấn lúa, làm mấy năm mới tích lũy được như vậy, đó là nói được mùa, còn mất mùa thì... Nên nghe tin Công đoàn hỗ trợ cho ba tôi như vậy thì cả nhà mừng không để đâu cho hết."

Vĩ thanh

Chia tay chúng tôi, vợ chồng anh Phan Đẳng quày quả ra ruộng cấy lúa cho kịp thời vụ, bóng họ đổ dài trong nắng lửa gió Lào. Tôi nhớ lại câu nói của anh Phan Đẳng cứ vọng lại trong đầu: "Mẹ tôi sau khi bị thương, có một mảnh đạn còn ở trong người, khi mất vẫn mang theo..." Chiến tranh ngày càng lùi xa tưởng chừng không có mặt, nhưng đâu đó dấu tích của nó vẫn còn hiện diện, thậm chí ngay trong cơ thể người đang sống và đồng hành theo nhau đến cõi vĩnh hằng. Quảng Trị là một nơi chốn như vậy của thời hậu chiến.

Chỉ một thời gian ngắn nữa thôi, ông Phan Độ sẽ có ngôi nhà mới để ở, nơi để thờ cúng người vợ của ông. Vui lắm, khi vùng cát trắng Long Quang sắp mọc lên một ngôi nhà của niềm tin và hy vọng vào cuộc đời này...

Hát tiếp bài ca quê hương Hát tiếp bài ca quê hương

Tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2022) do Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị tổ chức vào tối ...

Đào Tâm Thanh, dấn thân và tự hào với Đào Tâm Thanh, dấn thân và tự hào với "Gạo quê thương nhớ"

Trong 14 tác phẩm đạt Giải C, Cuộc thi sáng tác văn học - nghệ thuật với chủ đề Quảng Trị - 50 năm xây ...

Quảng Trị - 50 năm xây dựng, đổi mới và phát triển trong lĩnh vực văn học - nghệ thuật Quảng Trị - 50 năm xây dựng, đổi mới và phát triển trong lĩnh vực văn học - nghệ thuật

Ngày 1/5/1972, Quảng Trị là tỉnh đầu tiên ở miền Nam Việt Nam được giải phóng. Đây là thắng lợi của lòng yêu nước nồng ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Kinh tế - Xã hội -

Clip ghi lại khoảnh khắc cầu Phong Châu (Phú Thọ) sập xuống được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội, từ nhiều góc quay khác nhau.

Kinh tế - Xã hội -

Hyundai Santa Fe thế hệ mới chính thức được hãng xác nhận và công bố ngày ra mắt là 18/9 tới đây.

Kinh tế - Xã hội -

Theo thông tin từ hiện trường, tại thời điểm sập cầu Phong Châu (Tam Nông, Phú Thọ) vào sáng nay, có cả ô tô và xe máy đi qua.

Kinh tế - Xã hội -

Bên cạnh loạt xe phân khối lớn thế hệ 2024 được giới thiệu, Honda Việt Nam cũng lần đầu tiên giới thiệu công nghệ ly hợp điện tử E-Clutch tích hợp trên các mẫu xe có mặt.

Kinh tế - Xã hội -

Honda Lead 125 cc 2025 được giới thiệu với ba phiên bản Đặc biệt, Cao cấp và Tiêu chuẩn, cùng mức giá khởi điểm từ 40,29 triệu đồng.

Kinh tế - Xã hội -

Kia Sorento 2024 được bắt gặp xuất hiện tại Việt Nam, tại trung tâm thử nghiệm khí thải ở Hà Nội.

Video

Bão Yagi đi qua để lại những thiệt hại lớn vô cùng với người dân các tỉnh phía Bắc. Ở Hà Nội, thiệt hại về người, về của không quá nhiều, nhưng cảnh đổ gục của cả vạn cây xanh với nhiều cổ thụ là nỗi xót xa của người dân Thủ đô.

Tôi công nhân

Nếu người lao động phải ngừng việc do siêu bão Yagi thì vẫn sẽ được công ty trả lương, trong đó tiền lương ngừng việc sẽ do các bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Talk Công đoàn

Đồng chí Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam chia sẻ về hiệu quả của những chương trình phúc lợi dành cho đội ngũ y bác sĩ, người lao động trong ngành.

An toàn, vệ sinh lao động

Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.
Bản tin công nhân

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Video

Trưa 9/9, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng trên Quốc lộ 32C, nối liền hai huyện Lâm Thao và Tam Nông (tỉnh Phú Thọ) vừa bị sập một nửa nhịp. Vụ việc gây thiệt hại lớn cho các phương tiện lưu thông đang khiến người dân không khỏi bàng hoàng, đau xót.

Đọc thêm

Kinh tế - Xã hội -

Nhiều người từng mang tâm lý mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc xe cơ giới để đối phó với việc kiểm tra giấy tờ khi đi đường, nhưng khi xảy ra sự cố mới thấy tiện ích không ngờ của loại hình bảo hiểm này.

Kinh tế - Xã hội -

Hãy tưởng tượng gymkhana là sự kết hợp giữa một cuộc đua và bài kiểm tra kỹ năng lái xe, được thực hiện trên những chiếc xe nhỏ và mạnh

Kinh tế - Xã hội -

Volvo EC40 vừa bị bắt gặp đang được vận chuyển bằng xe thùng tại TP.HCM, dự đoán ngày ra mắt khách hàng Việt Nam không còn xa.

Kinh tế - Xã hội -

Sạc xe điện dưới trời mưa bão có nguy hiểm không là câu hỏi nhiều chủ xe điện quan tâm hiện nay, nhất là khi thời điểm cơn bão số 3 đã cận kề.

Kinh tế - Xã hội -

Toyota Việt Nam vừa phát đi thông tin triệu hồi 634 xe Lexus vì liên quan đến bơm nhiên liệu có thể hỏng.

Kinh tế - Xã hội -

Hai chiếc xe Hyundai Santa Fe 2024 màu trắng và màu đen đã lộ diện trên đường phố Quảng Bình vào ngày hôm nay. Chiếc xe này sẽ ra mắt thị trường Việt Nam vào ngày 20/9 tới đây.

Kinh tế - Xã hội -

Tổng cộng 2.500 lít nhiên liệu sẽ được PVOIL gửi tặng tới các vận động viên, thành viên Ban Tổ chức, Ban Điều hành của Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024.

Kinh tế - Xã hội -

Bộ Công an vừa phê duyệt kế hoạch đấu giá biển số ô tô phiên đấu giá thứ năm, với 388.389 biển số được đưa lên sàn.

Kinh tế - Xã hội -

Khách hàng có cơ hội nhận ưu đãi hấp dẫn lên tới 100% lệ phí trước bạ khi kết hợp ưu đãi từ Chính phủ, Toyota Việt Nam và tại hệ thống đại lý trong tháng 9 này.

Kinh tế - Xã hội -

Hãng xe Đức dự kiến sẽ hợp nhất hai dòng sedan hạng sang chủ lực là S-Class (động cơ đốt trong) và EQS (điện) thành một dòng xe vào năm 2030.