Điều hòa lợi ích các bên để hạn chế ngừng việc
Công đoàn - 28/02/2024 20:17 TRƯỜNG SƠN
Ngừng việc tập thể: Không vì "chính đáng" mà quên tính "hợp pháp" |
PV: Thưa đồng chí Lê Thị Thu Nam! Có thể thấy rằng, mâu thuẫn trong quan hệ lao động dẫn đến ngừng việc tập thể thường xảy ra ở các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Vậy, đồng chí cho biết về nguyên nhân xảy ra và hệ lụy để lại như thế nào?
Đồng chí Lê Thị Thu Nam: Mỗi một người lao động dù ở vị trí việc làm nào cũng luôn xem lợi ích là động lực để hành động, nhất là trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, lợi ích cá nhân được khuyến khích nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo của mỗi người. Tuy nhiên, nếu mỗi người chú trọng đến lợi ích cá nhân thái quá mà thiếu tôn trọng hoặc không quan tâm đến lợi ích của người khác, của cộng đồng thì xã hội không có sự phát triển.
Phần lớn các cuộc ngừng việc tập thể đều xuất phát từ nguyên nhân chính là mâu thuẫn lợi ích giữa người sử dụng lao động và người lao động.
Trong các doanh nghiệp có công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn Khu Kinh tế, Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đã có tình trạng xảy ra ngừng việc tập thể do tranh chấp lao động ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Những cuộc ngừng việc tập thể đó đã ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và xã hội nói chung.
Vì vậy, tôi cho rằng để hạn chế mâu thuẫn trong quan hệ lao động dẫn đến ngừng việc tập thể thì cần phải điều hòa được lợi ích giữa các bên trong doanh nghiệp, và vai trò của tổ chức Công đoàn rất quan trọng.
Đồng chí Lê Thị Thu Nam - Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế, Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế (đứng). Ảnh: TRƯỜNG SƠN |
PV: Còn nhớ đầu năm 2022, tại Công ty TNHH Chế xuất Billion Max Việt Nam đã xảy ra ngừng việc tập thể và được công đoàn thương lượng, tìm tiếng nói chung, đảm bảo quyền lợi cho công nhân. Vậy đồng chí có thể cho biết, Công đoàn Khu Kinh tế, Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đã vào cuộc thư thế nào?
Đồng chí Lê Thị Thu Nam: Cuộc ngừng việc tập thể tại Công ty TNHH Chế xuất Billion Max Việt Nam xảy ra từ ngày 20 - 21/1/2022. Nguyên nhân là do công nhân bức xúc khi nhận được thông báo công ty đưa ra mức thưởng Tết bằng 50% mức lương cơ sở (tương ứng hơn 1.715.000 đồng) nhân với hệ số chuyên cần và hệ số vi phạm nội quy.
Các công nhân cho rằng, mức thưởng 50% của tháng lương cơ bản đã là quá ít, không đảm bảo quyền lợi tương xứng, lại bị trừ một số khoản nữa nên không đủ để chi tiêu dịp Tết, cũng như thể hiện sự ghi nhận những đóng góp của công nhân trong một năm vốn khó khăn về dịch bệnh. Mặt khác, những công nhân nghỉ ở nhà do bị cách ly, điều trị bệnh Covid-19 cũng bị trừ tiền chuyên cần thì không hợp lý.
Cán bộ công đoàn thăm hỏi người lao động về bữa ăn ca ở một doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Ảnh: TRƯỜNG SƠN. |
Ngay sau khi nhận được thông tin, Công đoàn Khu Kinh tế, Công nghiệp tỉnh cùng với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở lập tức vào cuộc để nắm tâm tư, nguyện vọng của công nhân và phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức thương lượng với lãnh đạo công ty nhằm tìm tiếng nói chung, đảm bảo quyền lợi hài hòa giữa các bên.
Sau 2 ngày làm việc với Công ty Billion Max Việt Nam, phía công ty đã đồng ý bỏ các khoản trừ vào mức thưởng Tết và giữ mức thưởng Tết là 50% lương cơ bản cho mỗi công nhân. Đồng thời, công ty cho người lao động ứng trước lương tháng 1/2022 là 2,5 triệu đồng.
Cán bộ công đoàn tuyên truyền, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng người lao động Công ty TNHH Chế xuất Billion Max Việt Nam, tháng 1/2022. Ảnh: TRƯỜNG SƠN. |
PV: Từ cuộc ngừng việc tập thể trên có thể thấy rằng, doanh nghiệp còn nhiều thiếu sót trong đảm bảo quyền lợi cho người lao động dẫn đến bức xúc. Vậy, đồng chí cho biết những nguyên nhân tiềm ẩn hiện nay ở các doanh nghiệp dễ dẫn đến đình công, ngừng việc tập thể?
Đồng chí Lê Thị Thu Nam: Hiện nay, một số doanh nghiệp tìm cách “lách luật” hoặc không thực hiện đúng và đầy đủ các quyền và nghĩa vụ đã được thống nhất ban đầu, lợi dụng “khoảng trống cho phép” của Luật để chèn ép người lao động, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp khiến đời sống của người lao động ngày càng càng khó khăn.
Bên cạnh đó, có nhiều quy định bất hợp lý trong cách tính tiền thưởng (lấy tổng tiền thưởng trừ đi chuyên cần), rồi mức tiền thưởng không thỏa đáng với mức độ hoàn thành công việc trong một năm của người lao động.
Nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang đầu tư ở Việt Nam có khác biệt về văn hóa, chưa hoàn chỉnh cơ chế quản lý theo hướng chuyên nghiệp, thuê người quản lý thiếu năng lực, thiếu đạo đức nghề nghiệp, không am hiểu văn hóa nước sở tại nên việc thiết lập, điều hành hệ thống, quy trình quản lý tại doanh nghiệp còn thiếu đồng bộ, áp đặt tùy tiện, thậm chí vi phạm pháp luật lao động. Do vậy, quan hệ lao động giữa giới chủ là người nước ngoài với người lao động trong nước còn xảy ra mâu thuẫn.
Ngoài ra, doanh nghiệp chưa chú trọng việc đảm bảo điều kiện làm việc, nghỉ ngơi, cơm ca, bảo hộ lao động, phòng y tế… cho người lao động; xây dựng quy chế lương, thưởng thiếu hợp lý.
Có trường hợp, bộ phận giúp việc cố tình gây khó dễ hoặc không đảm bảo các chế độ chính sách, gây bức xúc trong công nhân nhưng chủ doanh nghiệp không hay biết.
Công đoàn Khu Kinh tế, Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế tập huấn, hướng dẫn kỹ năng đối thoại, thương lượng trong ký kết thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ công đoàn cơ sở. Ảnh: TRƯỜNG SƠN. |
PV: Để chủ động phòng ngừa, giảm thiểu tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể, công đoàn cần có những giải pháp như thế nào, thưa đồng chí?
Đồng chí Lê Thị Thu Nam: Ở góc độ trách nhiệm của tổ chức Công đoàn, Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở phải là chỗ dựa, niềm tin của người lao động. Cán bộ công đoàn phải tăng cường giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động và quy chế dân chủ cơ sở ở doanh nghiệp; kịp thời kiến nghị, đề xuất doanh nghiệp đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động theo quy định hoặc có lợi hơn quy định của pháp luật lao động.
Công đoàn cơ sở cần kiến nghị, đề xuất, yêu cầu doanh nghiệp thực hiện giao kết hợp đồng lao động đúng quy định của pháp luật. Không ký hợp đồng lao động có xác định thời gian, hoặc ngắn hạn đối với công việc mang tính thường xuyên.
Cùng với đó, chủ động tập hợp nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người lao động; cung cấp thông tin và tổ chức đối thoại giữa người lao động và người sử dụng lao động; tham gia thương lượng với người sử dụng lao động trong việc giải quyết các vấn đề bức xúc của công nhân.
Đối với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, cần tham gia kiểm tra, giám sát cùng các cơ quan, ban, ngành chức năng giải quyết, tháo gỡ mầm móng mâu thuẫn trong quan hệ lao động.
Tổ chức nâng cao năng lực cho cán bộ công đoàn cơ sở trong tham gia xây dựng quy chế dân chủ tại nơi làm việc, kỹ năng thương lượng thỏa ước lao động, kỹ năng thuyết phục, vận động người lao động… Đây là giải pháp tối ưu để phòng ngừa, hạn chế đình công, ngừng việc tập thể.
Thực hiện được các giải pháp trên, lợi ích của người lao động, người sử dụng lao động mới hài hòa; công đoàn cũng là tổ chức góp phần xây dựng mối quan hệ lao động ổn định và tiến bộ, các bên cùng nhau đồng hành, phát triển.
Video chia sẻ của đồng chí Lê Thị Thu Nam - Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế, Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế về những giải pháp nhằm giảm thiểu mâu thuẫn dẫn tới ngừng việc tập thể ở các doanh nghiệp.
Vụ ngừng việc ở Bình Dương: Hơn 100 công nhân nộp đơn xin nghỉ việc Trong ngày hôm qua (17/2), có 123 công nhân Công ty TNHH May mặc KVAT (Bình Dương) đã nộp đơn xin nghỉ việc, số còn ... |
Vụ ngừng việc ở Nghệ An: Gần 80% công nhân đã đăng ký đi làm trở lại Có ít nhất 250 công nhân Công ty TNHH Sein Together Vinh Vina (Thanh Chương, Nghệ An) đăng ký đi làm trở lại sau khi ... |
Vụ ngừng việc ở Nghệ An: Công ty công bố quy chế lương mới Với quy chế lương mới, phụ cấp thâm niên của công nhân Công ty TNHH Sein Together Vinh Vina có thể đạt 500.000 đồng/tháng. |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 04/09/2024 10:46
Cô Trương Thị Kim Tuyền - Chủ tịch Công đoàn Trường THPT Nguyễn Trãi (Trảng Bàng, Tây Ninh) là giáo viên đầy nhiệt huyết và tâm huyết với nghề. Với những nỗ lực không ngừng, cô đã tạo nên những thay đổi tích cực và sâu rộng đến đời sống của người lao động tại trường.
Hoạt động Công đoàn - 04/09/2024 09:33
Đều đặn vào sáng sớm thứ 5 hàng tuần, Công đoàn Agribank chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc và những người bạn lại tất bật chuẩn bị phát cháo miễn phí cho bệnh nhân có hoàn cảnh đặc biệt ở Bệnh viện Sản nhi tỉnh Vĩnh Phúc và Trung tâm Y tế huyện Lập Thạch.
Phát triển đoàn viên - 03/09/2024 16:32
LĐLĐ quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng đang là điểm sáng về phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở khi vượt chỉ tiêu năm được cấp trên giao chỉ sau 7 tháng.
Hoạt động Công đoàn - 03/09/2024 15:34
Năm tháng trôi nhanh, thời gian là thước đo cho sự trưởng thành của mỗi con người. Được sống và làm việc tại Trường Tiểu học Nhân Hòa (huyện Vĩnh Bảo, TP. Hải Phòng) là niềm hạnh phúc vô bờ bến của tôi. Ở đó có “vị thuyền trưởng” đầy trách nhiệm và mái ấm Công đoàn với những con người thân thương, gần gũi…
Hoạt động Công đoàn - 03/09/2024 08:23
Công đoàn Sở Văn hóa và Thể thao TP. Đà Nẵng nhiều năm qua đã có các hoạt động thiết thực, ý nghĩa. Ngoài thực hiện nhiệm vụ đối với đoàn viên, các hoạt động nhân văn khác cũng được lan tỏa trong cộng đồng.
Phát triển đoàn viên - 02/09/2024 13:27
“Vận động lao động phi chính thức tham gia tổ chức Công đoàn nhằm mang lại quyền lợi cho người lao động, đóng góp vào hệ thống an sinh xã hội. Đồng thời, giúp tăng cường sức mạnh của tập thể người lao động, góp phần nâng cao vị thế của tổ chức Công đoàn trong tình hình mới”, đó là nhận định của đồng chí Trần Thị Minh Nguyệt - Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế.