Đi lễ giữa dịch virus corona: Thành tâm là được, không cần thiết phải bỏ khẩu trang
Đời sống - 01/02/2020 18:35 Ý YÊN
Nhiều người dân đeo khẩu trang y tế khi đi lễ tại các di tích - Ảnh: M.K |
Mặc dù bệnh viêm phổi do virus corona bùng phát ở nhiều nơi trên thế giới nhưng cũng không khiến cho hoạt động tâm linh tại các di tích trên địa bàn TP Hà Nội có dấu hiệu giảm nhiệt. Tại các địa điểm tâm linh nổi tiếng như Phủ Tây Hồ, chùa Quán Sứ, đền Ngọc Sơn... những ngày vừa qua có rất đông người dân tới thắp hương, làm lễ để cầu mong một năm mới bình an, may mắn.
Hoạt động đi lễ của người dân diễn ra liên tục từ sáng sớm đến tối với hàng nghìn lượt người ra vào ở mỗi di tích. Theo quan sát của PV Cuộc sống an toàn vào chiều 1/2, người dân vẫn nô nức tìm về hai địa điểm chùa Trấn Quốc và đền Quán Thánh để thắp hương.
Số lượng người đeo khẩu trang y tế để bảo vệ sức khỏe của bản thân và phòng chống sự lây lan có thể xảy ra của virus corona chỉ chiếm phần nhỏ trong số những người có mặt tại đây. Điều đáng nói, họ lại thường tháo bỏ khẩu trang khi tiến hành thắp hương cầu khấn, đặc biệt là ở không gian phía trong gian thờ, vốn khá chật hẹp, lại tập trung đông người, đứng chen chúc nhau.
Người dân thường tháo bỏ khẩu trang khi tiến hành thắp hương cầu khấn tại các di tích - Ảnh: M.K |
Đa số cho rằng việc tháo bỏ khẩu trang ở nơi tâm linh thể hiện sự thành kính của bản thân trước các bậc bề trên. Có như vậy, họ mới được phù hộ độ trì và những điều cầu khấn mới linh nghiệm.
Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên Cuộc sống an toàn tại đền Quán Thánh vào chiều 1/2, ông Vịnh (60 tuổi, Ba Đình, HN) cho biết: "Cũng khó nói bởi vì mỗi người mỗi ý thức, mỗi quan niệm. Ngay bản thân vợ và con gái mình cũng không đeo, sợ đeo làm lễ thế này thế kia, không thành kính. Nhưng mình vẫn cứ đeo khi đứng lễ vì thành kính xuất phát từ tâm. Bản thân mình cũng rất sợ cái dịch bệnh virus corona này vì nó lây nhanh và nguy hiểm quá. Ngày xưa nghe đến lao phổi đã sợ rồi, thế mà bây giờ nó còn khủng khiếp hơn cả lao".
Cùng quan điểm ấy, chị Bùi Thu Hằng (38 tuổi) nói: "Bây giờ đi đâu cũng thấy nhắc đến đại dịch này, quá nguy hiểm. Đáng lẽ ra không nên đến các địa điểm đông người nhưng vì đi lễ xuân đầu năm là thói quen của tôi nên không thể không đi. Mà đã đi là phải đeo khẩu trang, không được bỏ ra, các cụ dạy tâm xuất Phật biết mà".
Khuyến cáo người dân đeo khẩu trang, rửa tay khi đi lễ chùa và tại các nơi công cộng - Ảnh: M.K |
Gần đây, trước nguy cơ lây lan của dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của virus corona gây ra, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng đăng tải các khuyến cáo, hướng dẫn người dân đeo khẩu trang, rửa tay khi đi lễ chùa và tại các nơi công cộng, tập trung đông người.
Thượng tọa Thích Đức Thiện - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói trên VTC rằng: “Đeo khẩu trang khi đi lễ hội, chùa chiền không ảnh hưởng văn hóa tâm linh vì tâm linh ở sự thành kính của mỗi người”.
Vừa qua, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cũng ra công điện đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, tạm dừng tổ chức các lễ hội chưa khai mạc, trường hợp đặc biệt phải có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ. Công điện cũng nêu rõ yêu cầu người dân phải đeo khẩu trang khi tham gia các hoạt động tại lễ hội, di tích...
Theo thông tin mới nhất, Việt Nam đã có tất cả 6 ca bệnh nhiễm virus corona. Trường hợp mới nhất dương tính với virus corona là một bệnh nhân ở trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Trong khi đó, tính đến 7h sáng nay, theo hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm của Bộ Y tế, số người nhiễm virus corona là 11.948, có 259 người tử vong vì dịch viêm phổi.
Việt Nam vừa công bố ca thứ 6 nhiễm virus corona. Chiều qua (31/1), Bộ Y tế cũng đã công bố 22 đường dây nóng ... |
Khẩu trang được thu mua ở khắp các tỉnh thành, tập kết tại Móng Cái và vận chuyển sang Trung Quốc bằng nhiều hình thức, nhiều con ... |
Trung Quốc có tới 259 người tử vong vì viêm phổi Vũ Hán và gần 12.000 ca nhiễm virus corona. |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 01/09/2024 16:15
Với AHLĐ, NGND, GS.TS Võ Tòng Xuân, Ngày Quốc khánh (2/9) có dấu ấn đặc biệt. Bởi ngày này vào năm 1980, ông đã lội ngược dòng từ “vực sâu” vươn lên “đỉnh cao”…
Đời sống - 01/09/2024 07:00
Tại Trà Vinh, dừa sáp - được ví von như "vàng trắng". Bởi vì, không giống như các loại dừa bình thường, dừa sáp có lớp cơm dừa dày, mềm, dẻo, đặc quánh cùng với ít nước sệt, vị béo ngậy và có hương thơm rất đặc trưng.
Người lao động - 29/08/2024 10:39
Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Cao Bằng nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện đề án xây mới, sửa nhà công vụ cho đoàn viên trên địa bàn; bên cạnh đó, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam đã hỗ trợ 3 tỷ đồng xây nhà công vụ cho giáo viên, hiện các công trình đã sắp hoàn thành, đưa vào sử dụng.
Đời sống - 26/08/2024 15:38
Theo lịch nghỉ lễ năm 2024, cán bộ, công chức, viên chức, và người lao động sẽ được nghỉ lễ Quốc khánh từ ngày 31/8 đến hết ngày 3/9.
Người lao động - 24/08/2024 08:25
8 cặp đôi trong lễ cưới tập thể đầu tiên dành cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Cần Thơ vừa được tổ chức khiến nhiều người xúc động. Ở đấy người ta chứng kiến có cả cặp đôi mà chủ rể lẫn cô dâu đã ở tuổi nghỉ hưu nhưng lần đầu tiên làm đám cưới...
Đời sống - 23/08/2024 19:44
Trong 54 đảng viên hiện nay thì có tới 36 đảng viên (chiếm gần 67%) là công nhân trực tiếp sản xuất, lao động tại các đội vệ sinh, đội cây xanh, lái xe... Đó cũng là thành tích nổi bật của công tác phát triển Đảng ở Công ty CP Môi trường đô thị tỉnh Kon Tum.