Đi làm thay vì nghỉ phép năm, người lao động được trả lương như thế nào?
Sổ tay pháp luật - 03/05/2023 15:20 HỒNG MINH
Quy định về số ngày nghỉ phép năm
Đối với NLĐ làm việc đủ 12 tháng:
Theo Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, NLĐ làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
- 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường.
- 14 ngày làm việc đối với NLĐ chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
- 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Ngoài ra nếu làm việc lâu năm cho doanh nghiệp, NLĐ sẽ được cộng thêm phép thâm niên: Cứ đủ 05 năm làm việc thì được tăng thêm tương ứng 01 ngày phép.
Nếu làm việc lâu năm cho doanh nghiệp, NLĐ sẽ được cộng thêm phép thâm niên: Cứ đủ 05 năm làm việc thì được tăng thêm tương ứng 01 ngày phép. Ảnh minh họa: IT |
Đối với NLĐ làm việc chưa đủ 12 tháng thì số ngày phép được tính dựa trên quy định tại khoản 1 Điều 66 Nghị định 145/2020/NĐ-CP với công thức tính như sau:
Số ngày phép | = | ( | Số ngày nghỉ phép khi làm đủ năm | + | Số ngày phép thâm niên (nếu có) | ) | : 12 | x | Số tháng làm việc thực tế |
- Trường hợp NLĐ làm việc chưa đủ tháng, nếu tổng số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương của NLĐ (nghỉ Lễ, Tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114 và Điều 115 Bộ luật Lao động 2019) chiếm tỷ lệ từ 50% số ngày làm việc bình thường trong tháng theo thỏa thuận thì tháng đó được tính là 01 tháng làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm.
- Toàn bộ thời gian NLĐ làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước được tính là thời gian làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo quy định tại Điều 114 Bộ luật Lao động 2019 nếu NLĐ tiếp tục làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.
Trường hợp không giải quyết cho NLĐ nghỉ phép theo quy định, người sử dụng lao động sẽ bị phạt hành chính từ 10 - 20 triệu đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động.
Cũng cần nói thêm rằng, nghỉ phép là quyền lợi của NLĐ nên NLĐ có quyền lựa chọn nghỉ phép hoặc không. Pháp luật không yêu cầu NLĐ bắt buộc phải nghỉ phép. Do đó, NLĐ hoàn toàn có thể đi làm trong những ngày phép nếu doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng lao động.
Không nghỉ phép để đi làm, NLĐ được hưởng lương bao nhiêu?
Để huy động tối đa lao động, nhiều doanh nghiệp đã đề nghị nhân viên không nghỉ phép mà tiếp tục tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Theo Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2019, tận dụng phép của nhân viên, công ty phải trả thêm lương làm thêm giờ cao gấp nhiều lần lương ngày bình thường. Thêm vào đó, đối với mỗi ngày nghỉ phép năm, NLĐ còn được hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động.
Do đó, nếu tận dụng phép của nhân viên, công ty sẽ phải trả lương cho NLĐ như sau: 400% lương khi NLĐ đi làm vào ban ngày của ngày phép và 490% lương khi NLĐ đi làm vào ban đêm của ngày phép.
NLĐ được hưởng 400% lương khi đi làm vào ban ngày của ngày phép và 490% lương khi đi làm vào ban đêm của ngày phép. Ảnh minh họa: IT |
Phép năm không nghỉ hết, NLĐ có được thanh toán không?
Theo khoản 3 Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019, NLĐ chưa nghỉ hết phép năm chỉ được được thanh toán tiền lương cho những ngày phép đó nếu lý do chưa nghỉ hết là do thôi việc hoặc bị mất việc làm.
Lúc này, người sử dụng lao động và NLĐ có thể thỏa thuận về việc nghỉ gộp phép sang năm sau. Điều này được ghi nhận tại khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động: NLĐ có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
Ngoài ra, nếu doanh nghiệp có nhu cầu về nhân lực và NLĐ cũng không có nhu cầu nghỉ thì có thể đề nghị NLĐ đi làm trong những ngày phép còn lại của họ.
Việc tận dụng số ngày phép còn lại để đi làm cho doanh nghiệp, người sử dụng lao động sẽ phải trả lương cao gấp 4 lần cho NLĐ. Trường hợp chỉ trả lương theo đúng ngày công đang hưởng của NLĐ, doanh nghiệp có thể bị xử phạt về hành vi trả lương làm thêm giờ cho NLĐ bởi đi làm ngày phép được tính là làm thêm giờ. Căn cứ khoản 2 Điều 17 Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, tùy số lượng NLĐ bị vi phạm mà người sử dụng lao động sẽ bị phạt từ 05 đến 50 triệu đồng.
- Khi nghỉ phép năm mà chưa đến kỳ trả lương, NLĐ được tạm ứng tiền lương ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ. - Khi nghỉ phép năm, nếu NLĐ đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm. |
Lương, thưởng của người lao động có thể được trả bằng sản phẩm? Bắt buộc phải trả lương cho người lao động bằng tiền nhưng đối với thưởng, Bộ luật Lao động năm 2019 cho phép công ty ... |
Tiền lương của viên chức ngành giao thông từ tháng 3/2023 thay đổi như thế nào? Từ 1/3, nhiều chính sách mới về tiền lương đối với một số ngạch viên chức chính thức có hiệu lực. |
Đi làm vào ngày nghỉ lễ, người lao động được trả lương thưởng thế nào? Năm nay, dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trùng với giỗ Tổ Hùng Vương nên người lao động (NLĐ) sẽ được nghỉ 5 ngày liên ... |
Tin cùng chuyên mục
Pháp luật lao động - 10/09/2024 08:29
Trường hợp ô tô bị hư hỏng do thiên tai bão lũ, bảo hiểm tự nguyện sẽ đền bù với tỷ lệ như thế nào? Chủ xe cần lưu ý những gì sau khi xe gặp sự cố?
Pháp luật lao động - 06/09/2024 21:00
Lệ phí trước bạ là gì và tại sao chúng ta phải nộp loại phí này đối với một số mặt hàng nhất định? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp.
Sổ tay pháp luật - 06/09/2024 18:05
Tuỳ theo chính sách của từng doanh nghiệp và chỉ thị của từng địa phương mà người lao động có thể phải nghỉ việc trong thời gian siêu bão Yagi (bão số 3) đổ bộ nhằm đảm bảo an toàn về người và tài sản. Vậy trong trường hợp này, người lao động được trả lương ra sao?
Sổ tay pháp luật - 04/09/2024 17:16
Năm 2025, Tết Dương lịch rơi vào ngày thứ Tư nên cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ 1 ngày 1/1/2025 và được hưởng nguyên lương.
Pháp luật lao động - 02/09/2024 13:08
Các trường hợp người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không phải báo trước cho người sử dụng lao động được quy định tại Khoản 2 điều 35 Bộ luật Lao động.
Sổ tay pháp luật - 01/09/2024 07:00
Người lao động được từ chối làm việc trong trường hợp công việc đó có nguy cơ mất an toàn, đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của bản thân.