Dẹp loạn clip độc hại
game doi thuong - 03/04/2022 11:00 MỸ ANH
Đa phần những người chia sẻ clip độc hại chẳng ý thức đầy đủ về hệ lụy mà clip ấy mang lại. Ảnh minh họa: Internet |
Những hình ảnh, âm thanh về cái chết, về thương vong và cả cảnh ân ái bị lọt, lộ ra bên ngoài rồi xuất hiện nhan nhản khắp trên các phương tiện truyền thông từ dòng chính tới các trang Fanpage, trang cá nhân trên Facebook, Tik Tok, YouTube…
Năm 2015, một người lái taxi gây tai nạn liên hoàn trên cầu vượt Thái Hà (Hà Nội). Ngay khi biết hậu quả quá lớn mình gây ra, anh ấy nhảy thẳng từ cầu vượt xuống đất. Camera đã từ xa đã ghi lại được cú nhảy kinh hoàng ấy.
Lập tức, hình ảnh về vụ việc được đăng tải khắp nơi, trên báo chí cũng như mạng xã hội. Trớ trêu hơn, như sợ khán giả không nhìn rõ người xấu số, người ta đã khoanh tròn người tài xế đang nhảy cầu vượt. Vụ việc gây chấn động bởi clip với vết khoanh tròn lạnh lùng quanh cái chấm nhỏ đang rơi thẳng đứng đã tạo những bình luận đủ các sắc thái.
Cái chấm nhỏ ấy là sinh mạng một con người.
Dư luận có nhiều cái nhân danh. Nhân danh an toàn giao thông, nhân danh sự cảm thông, nhân danh sự đau đớn của phận người. Duy chỉ có nỗi bất hạnh mà gia đình nạn nhân gánh chịu là vẫn còn có người chưa/ không nghĩ tới.
Mấy năm sau, khắp nơi ồn ào chuyện một cô ca sĩ “lộ clip”. Clip ấy hacker đã có được bằng việc đột nhập trái phép vào hệ thống camera an ninh trong nhà cô. Tất tần tật các hình ảnh riêng tư của ca sĩ lan truyền trên các hội, nhóm, diễn đàn. Ngay cả mạng xã hội khi ấy cũng có rất nhiều đường link dẫn tới những hình ảnh bất hợp pháp này.
Cô ca sĩ rõ ràng là nạn nhân. Cô sinh hoạt trong căn nhà của mình và bỗng chốc trở thành đề tài bình luận cực kỳ khắc nghiệt trên mạng xã hội. Còn kẻ đột nhập hệ thống kia, cho đến lúc này, có vẻ như đã không còn dấu vết. Chỉ có những clip tồn tại gần như mãi mãi ở chỗ này, chỗ kia trên mạng Internet.
Đó là hai trong vô vàn sự vụ về việc những clip độc đang được chia sẻ một cách vô tình hoặc hữu ý tràn lan khắp nơi, lặp lại trong thời gian rất dài thành vấn nạn.
Câu hỏi đặt ra, điều gì thôi thúc con người chia sẻ clip?
Câu trả lời có lẽ đến từ ước muốn ẩn sâu bên trong mỗi người, khát khao được ghi nhận. Ở ngoài đời, người ta lập thân, lập danh bằng lao động, giao tiếp, ứng xử... Còn ở mạng xã hội, định danh một người sẽ được thiết lập bằng những nút like, nút chia sẻ và nút theo dõi.
Người ta khao khát được ghi danh, được những người xung quanh nhớ tới mình, biết mình thạo tin, thấy việc làm bạn của mình trên mạng xã hội hữu dụng bằng những tin sốc, hình ảnh tò mò...
Thời gian dùng mạng xã hội đủ lâu sẽ khiến một số người thèm tin sốc, nghiện “drama” và thích hóng biến. Đa phần những người chia sẻ clip độc hại còn chẳng ý thức đầy đủ về hệ lụy mà clip ấy mang lại. Họ chia sẻ vì việc chia sẻ những thứ sốc như một phần cuộc sống.
có lẽ là giọt nước làm tràn ly. Chúng ta không thể chấp nhận thêm những kẻ đã công bố video đau lòng và cả những người chia sẻ nó.
Cho dù, người ta có đính kèm những lời lẽ đạo đức tới đâu, nhân danh cái gì, hành vi chia sẻ này nói thẳng ra là bất nhẫn. Bất cứ bài học cảnh tỉnh nào cũng có thể diễn đạt bằng ngôn ngữ văn bản thay vì hình ảnh người đã khuất hay những thứ liên quan tới quyền cá nhân của họ và gia đình.
Cơ quan điều tra đã vào cuộc để tìm người đã phát tán đoạn video. Và đây có thể coi là vụ việc “làm mẫu” để nhắc nhở lại tất cả người dùng mạng xã hội rằng hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi chia sẻ hình ảnh thương tâm; rằng hãy chậm tay lại mà nghĩ xem có ai bị tổn thương sau cái click chuột vô tư lự của mình không; rằng đằng sau mỗi clip đều là thân phận một con người, và mỗi người thì đều có nhân phẩm cần được bảo vệ.
Kể cả người đi đã đi mãi thì những người còn lại vẫn còn cả một cuộc đời phải sống. Và những mảnh đời ấy cần sự cảm thông của cộng đồng chứ không phải đay đi nghiến lại nỗi đau của họ qua mỗi cái click chuột lạnh lùng, vô cảm.
Nếu bạn đồng tình với phân tích và góc nhìn trong bài viết thì có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. Để đăng ký và sử dụng Ví MoMo, xem Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh".
|
Học sinh nhảy lầu hay tiếng chuông cảnh tỉnh Hôm qua một sự kiện rất đáng buồn xảy ra ngay ở Hà Nội gây chấn động dư luận: Một nam sinh học ở một ... |
“Bác sĩ Khoa” và ma trận tin giả Câu chuyện “bác sĩ Khoa” rút ống thở của mẹ để cứu mẹ con sản phụ đã được xác nhận là tin giả. Những người ... |
Tin giả - Mối hiểm nguy thật Trong tuần qua, có 2 tin giả thực sự trở thành một mối nguy hiểm trong đời sống xã hội, cần phải được nhắc lại ... |
Tin cùng chuyên mục
game doi thuong - 14/09/2024 13:54
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã công bố hàng vạn trang sao kê tiền ủng hộ của đồng bào cả nước với người dân chịu ảnh hưởng của bão lũ miền Bắc. Việc này chưa có tiền lệ, nên nhiều câu chuyện dở khóc dở cười đã diễn ra.
game doi thuong - 11/09/2024 13:08
Hơn 200 người chết và mất tích do lũ chồng bão trong loạt thiên tai chưa từng có đang hoành hành miền Bắc và con số ấy có thể không phải là cuối cùng.
game doi thuong - 09/09/2024 13:22
Bão Yagi đi qua để lại những thiệt hại lớn vô cùng với người dân các tỉnh phía Bắc. Ở Hà Nội, thiệt hại về người, về của không quá nhiều, nhưng cảnh đổ gục của cả vạn cây xanh với nhiều cổ thụ là nỗi xót xa của người dân Thủ đô.
game doi thuong - 07/09/2024 14:44
Siêu bão Yagi bắt đầu đổ bộ vào Hải Phòng, Quảng Ninh. Cơn bão này được đánh giá là “mạnh chưa từng có” trên đất liền Việt Nam. Người dân có nhiều lo âu nhưng cũng không ít nghĩa cử đẹp làm ấm lòng ngày giông bão.
game doi thuong - 04/09/2024 16:58
Phát biểu của Bộ trưởng bị bịa đặt theo ý xấu, câu nói bị cắt cúp của Hoa hậu thành cơn bão công kích trên mạng, chia sẻ chưa chuẩn mực trong nhóm nhỏ của học sinh 17 tuổi nhận vùi dập không thương tiếc…
game doi thuong - 03/09/2024 12:49
Một giáo viên cao đẳng đã bị đuổi việc sau khi cho học sinh 0 điểm với lý do dùng AI để làm bài. Đồng thời, gia đình học sinh cũng tố cô có những lời lẽ không phù hợp để đánh giá bài học sinh trong group lớp.