Đề xuất miễn học phí cho học sinh cấp 2: Còn “phụ phí”?
game doi thuong - 05/07/2022 13:27 MỸ ANH
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn vừa đề xuất miễn học phí cho học sinh cấp 2. Ảnh minh họa: Tạp chí Lao động và Công đoàn. |
Hãy chú ý đến từ “đề xuất”. Tức là, ý kiến này chưa được các bên liên quan thông qua. Mà “đề xuất” này cũng không hề mới. Thậm chí người ta đã từng có “lộ trình” tiến tới miễn học phí vào năm 2020. Nhưng tới nay, việc này vẫn chỉ là “đề xuất” của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Một thông tin hay sau từ “đề xuất” là Bộ trưởng mong muốn áp dụng ngay từ năm học 2022-2023, trên toàn quốc. Còn chừng 2 tháng để đề xuất của Bộ trưởng thành hiện thực. Nếu được, chắc chắn, đó là niềm động viên rất lớn với người dân đang trong cơn gian khó sau dịch bệnh.
Bởi, theo tính toán của Bộ trưởng Sơn, mỗi học sinh THCS sẽ được miễn bình quân 2 triệu đồng mỗi năm học. Đồng nghĩa, với 5,5 triệu học sinh THCS, ngân sách sẽ phải cấp bù gần 11.200 tỷ đồng/năm học. Cũng vì số lượng tiền cấp bù này, nên ngành Giáo dục chỉ còn nước đề xuất để các bộ, ban ngành liên quan tính toán, cân đối để thực hiện.
Song, có những điều mà Bộ GD&ĐT có thể quyết trong tầm tay, làm ngay lập tức và cũng là mối lo “hậu miễn học phí” của phụ huynh. Đó là phụ phí. Một dạng “bia kèm lạc” điển hình. Nhưng “lạc” đôi lúc lại còn đắt hơn “bia”.
Học phí một năm hết trung bình 2 triệu đồng/ học sinh THCS. Ở nhiều nơi nếu không muốn nói là phổ biến, tiền xây dựng, tiền mua điều hòa, tiền đồng phục, tiền học phụ đạo, kỹ năng mềm… thường cao hơn con số 2 triệu đồng kia.
Những khoản tiền này luôn được núp dưới những lá đơn tự nguyện, ngàn đơn như một, giống tới từng dấu phẩy mà phụ huynh phải viết, phải ký. Hoặc giả chúng cũng hay được thu bởi “hội trưởng hội phụ huynh”, không liên quan tới trường. Song, ở nhiều nơi vị trí này là cánh tay nối dài của giáo viên chủ nhiệm.
Những khoản phụ phí lớn hơn cả học phí này không có một lý lẽ, một ngưỡng giới hạn nào. Bộ GD&ĐT đã nhiều lần phát tín hiệu muốn dập tắt tình trạng lạm thu này. Nhưng đến nay, tình hình vẫn rất nan giải và tồn đọng ở nhiều nơi.
Chưa kể, nhiều phụ huynh còn tỏ rõ lo ngại khi không thu học phí, các trường sẽ thu phụ phí mạnh hơn để bù vào. Đồng nghĩa, công cuộc nhiều năm ròng miễn học phí với học sinh cấp 2 sẽ thất bại. Đúng hơn, nó sẽ chỉ thành công trên báo cáo chứ không làm ví của phụ huynh bớt trống trải.
Giáo dục không phải là trận đánh lớn mà giáo dục là con người. Điều này, người tiền nhiệm Bộ trưởng Sơn là cựu Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã từng nói. Giáo dục cũng không phải là những cái đập bàn quyết “phát một”. Mà giáo dục là một sự nghiệp bền lâu, dài dặc không thể tính bằng nhiệm kỳ.
Song, qua các đời bộ trưởng, người dân muốn nhìn thấy những tiến bộ rõ ràng của ngành. Đề xuất của Bộ trưởng Sơn rất đáng được hoan nghênh. Và nếu thực hiện được, đó là một dấu tích hoàn thành trong hàng vạn công việc mà Bộ trưởng phải làm. Nhưng nỗi lo và vấn đề “phụ phí” vẫn tồn tại sờ sờ ra đó.
Người dân cũng như phụ huynh học sinh thiết tha mong bộ trưởng với tư cách người thầy, người làm chính sách sẽ có những giải pháp dẹp bỏ tới nơi tới chốn. Đồng thời, đội ngũ nhà giáo cũng mong mỏi thầy có những phương án vẹn toàn để có thể vừa miễn học phí, tránh những khoản thu phi lý mà đội ngũ giáo viên vẫn đảm bảo sinh kế.
Đó là một bài toán không hề đơn giản dành cho Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn. Nhưng là một nhà nghiên cứu Hán Nôm, thầy thừa hiểu vai trò của “khoan thư sức dân” sau những tao đoạn nguy biến như bệnh dịch vừa qua.
Và đó là những việc thầy sẽ phải làm.
Nếu bạn đồng tình với góc nhìn trong bài viết thì có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh".
|
Xin không tăng học phí và thông điệp của Bộ trưởng Sơn Một trong những động thái đầu tiên của Bộ GD&ĐT dưới thời là báo cáo Chính phủ xem xét ... |
Tăng học phí trường công: Lợi bất cập hại Vào cuối tháng 4 vừa rồi, khi làm việc với TP. HCM, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, ... |
Một con số đáng nghi ngờ Đó là con số do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP Hà Nội đưa ra khi dẫn khảo sát 72% trong số 74.000 ... |
Tin cùng chuyên mục
game doi thuong - 11/09/2024 13:08
Tình dân tộc, nghĩa đồng bào mạnh hơn trong bão lũ…
Hơn 200 người chết và mất tích do lũ chồng bão trong loạt thiên tai chưa từng có đang hoành hành miền Bắc và con số ấy có thể không phải là cuối cùng.
game doi thuong - 09/09/2024 13:22
Xót xa mùi nhựa cây ngập tràn sau bão
Bão Yagi đi qua để lại những thiệt hại lớn vô cùng với người dân các tỉnh phía Bắc. Ở Hà Nội, thiệt hại về người, về của không quá nhiều, nhưng cảnh đổ gục của cả vạn cây xanh với nhiều cổ thụ là nỗi xót xa của người dân Thủ đô.
game doi thuong - 07/09/2024 14:44
“Bảo trọng nhé, miền Bắc” và điều tử tế trong tâm bão Yagi
Siêu bão Yagi bắt đầu đổ bộ vào Hải Phòng, Quảng Ninh. Cơn bão này được đánh giá là “mạnh chưa từng có” trên đất liền Việt Nam. Người dân có nhiều lo âu nhưng cũng không ít nghĩa cử đẹp làm ấm lòng ngày giông bão.
game doi thuong - 04/09/2024 16:58
Bịa đặt lời Bộ trưởng và ném đá Hoa hậu, công kích trẻ sai!
Phát biểu của Bộ trưởng bị bịa đặt theo ý xấu, câu nói bị cắt cúp của Hoa hậu thành cơn bão công kích trên mạng, chia sẻ chưa chuẩn mực trong nhóm nhỏ của học sinh 17 tuổi nhận vùi dập không thương tiếc…
game doi thuong - 03/09/2024 12:49
Bài thi nghi dùng AI và giáo viên bị đuổi việc
Một giáo viên cao đẳng đã bị đuổi việc sau khi cho học sinh 0 điểm với lý do dùng AI để làm bài. Đồng thời, gia đình học sinh cũng tố cô có những lời lẽ không phù hợp để đánh giá bài học sinh trong group lớp.
game doi thuong - 02/09/2024 14:21
Tết Độc lập
Trong cuộc đời mình, vào những năm tháng làm nghề phóng viên, có lúc là báo hình, có lúc là báo viết, tôi từng được đón mừng ngày Quốc khánh ở nhiều địa phương trong nước, có năm còn đón mừng ngày lễ ở một Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Mô hình “Công dân học tập” tại doanh nghiệp còn nhiều khó khăn
- Doanh nghiệp, người lao động Đà Nẵng hỗ trợ miền Bắc khắc phục hậu quả bão số 3
- Bình Phước: Thành lập chi bộ có 20 đảng viên tại doanh nghiệp FDI
- Làm thế nào để có nước sạch sinh hoạt sau lũ lụt?
- Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội trao hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng bởi bão lũ