Để ung thư không còn là "án tử" đáng sợ
Người lao động - 19/04/2022 08:06 PGS.TS PHẠM NGUYÊN TƯỜNG
Đặc biệt với phần lớn những bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn hoặc giai đoạn cuối đời, các thông tin và giao tiếp thường rất hạn chế. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu đúng tầm quan trọng của chăm sóc giảm nhẹ, kể cả các thầy thuốc.
Đau là một triệu chứng nghiêm trọng phổ biến của bệnh ung thư vẫn chưa được đánh giá đúng mức và kiểm soát hiệu quả. Rồi rất nhiều những triệu chứng khó chịu khác hành hạ bệnh nhân như khó thở, bội nhiễm, chảy máu, tiêu chảy, nôn mửa,... khiến bệnh nhân ngày càng kiệt quệ, suy mòn.
Bên cạnh đó, các vấn đề về tâm lý, tinh thần, xã hội, tâm linh, v.v… cũng là những gánh nặng đáng kể. Nỗi đau buồn, thất vọng, sợ hãi, mất mát, ám ảnh về cái chết... phải chăng chỉ một mình bệnh nhân gánh chịu? Và ngay cả những người thân trong gia đình, những người hằng ngày bối rối, vụng về, lo lắng trong chăm sóc bệnh nhân, họ sẽ phải chịu đựng sự trầm uất và căng thẳng (stress) như thế nào và trong bao lâu?
Trong những năm gần đây, xu hướng để cho bệnh nhân tham gia vào quá trình lên kế hoạch điều trị và chăm sóc bệnh tật của chính họ ngày càng được chấp thuận nhiều hơn. Bệnh nhân và người thân nên được quyền quyết định hướng điều trị, các ưu tiên chọn lựa và các giá trị cuộc sống mà họ quan tâm trong và sau quá trình điều trị cần được cân nhắc và tính tới trong quá trình xây dựng kế hoạch điều trị và chăm sóc.
Cần có những cuộc nói chuyện và thảo luận giữa bác sĩ và bệnh nhân/ người thân để tìm hiểu rõ về các vấn đề này. Các cuộc thảo luận như vậy thường không dễ dàng do bị ảnh hưởng bởi sự đau buồn, sợ hãi, và thiếu các hiểu biết về chuyên môn của người bệnh/ người thân.
Nhằm giúp người bệnh/người thân tham gia tốt hơn vào quá trình này, họ cần được giải thích các thông tin bệnh tật một cách rõ ràng bằng ngôn ngữ thông dụng và phù hợp vào một thời gian thích hợp cho chính người bệnh. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc được tham gia vào quyết định điều trị làm cho bệnh nhân/ người thân thoả mãn hơn với quá trình điều trị sau đó; và rằng việc thoả mãn với quyết định điều trị giúp nâng cao vai trò của chính bệnh nhân/ người thân trong quá trình điều trị cũng như chấp hành các y lệnh tốt hơn.
Đồng hành với bệnh nhân ung thư, cuốn “Cẩm nang cho bệnh nhân và người thân” do TS.BS Phạm Nguyên Quý và ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hạnh biên soạn, chỉ với độ dày vừa phải nhưng có thể nói đã bao quát hết những vấn đề cơ bản nêu trên, là một hướng dẫn cần thiết cho bệnh nhân và người thân trong suốt quá trình đối diện với căn bệnh ung thư quái ác.
Bằng kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là kinh nghiệm quý báu nhiều năm tham gia tư vấn cho bệnh nhân/ người thân thông qua Tổ chức Y học cộng đồng, các tác giả đã cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản về bệnh ung thư nói chung (giai đoạn bệnh, nguy cơ tái phát và di căn…); lợi ích và cả tác dụng phụ của các phương pháp điều trị; chiến lược kiểm soát đau; dinh dưỡng hỗ trợ trong ung thư…
Tác giả khẳng định “kiến thức là mạng sống” là hoàn toàn chính xác, bởi lẽ chỉ có hiểu biết rõ ràng về căn bệnh thì bệnh nhân và người thân mới có đủ sự tự tin cần thiết để đối mặt. Đặc biệt là những tư vấn cho bệnh nhân và gia đình về những vấn đề tâm lý, tinh thần; những “kỹ năng” khi đón nhận “tin xấu”, những thực hành thay đổi lối sống và phục hồi chức năng…
Các tác giả dẫn dắt người đọc từ ngày đầu chẩn đoán ung thư, suốt quá trình điều trị, và cả những câu chuyện trải nghiệm, lời khuyên của những người sống sót khỏe mạnh… theo đúng nghĩa “đồng hành” nhưng không quên nhấn mạnh đến sự “cá thể hóa” trong chăm sóc và điều trị; bằng cách trình bày và lối hành văn gọn ghẽ, mộc mạc, dễ hiểu nhưng toát lên lòng nhiệt tâm và thấu cảm trước nỗi đau, “sự cô đơn” vô cùng tận của người bệnh ung thư và gia đình họ.
Những năm gần đây, dữ liệu thống kê khoa học cho thấy tỷ lệ chữa khỏi bệnh ung thư ngày càng gia tăng. Những trường hợp thoát khỏi “án tử” mang tên ung thư không còn là “may mắn” và cá biệt. Mỗi ngày chúng ta vẫn thường được chia sẻ trên truyền thông và mạng xã hội vô số những câu chuyện, cảnh đời cảm động của những người đã và đang “sống chung với ung thư”, cách họ can trường vượt qua những thời khắc gian khó với sự hỗ trợ của nhiều “lực lượng”: Thầy thuốc, người thân, tình nguyện viên, và cả chính họ.
“Đồng hành cùng bệnh nhân ung thư”, để ung thư không còn là “án tử’ đáng sợ, ung thư không còn là “kẻ thù” để bệnh nhân có thể bình an tồn tại cùng với nó, theo những trải nghiệm riêng biệt; thậm chí ung thư có thể đem lại một ý nghĩa mới về sự can đảm, hy vọng, niềm vui và niềm tin. Mục đích của cuốn cẩm nang là “Đồng hành cùng bệnh nhân ung thư” để “họ đỡ cô đơn trong cuộc sống của mình qua những lời khuyên hữu ích về về ứng phó”, như mong đợi của những người biên soạn.
Nhưng tôi tin rằng ý nghĩa của cuốn sách còn vượt hơn cả niềm mong đợi chân thành đó.
5 loại bệnh ung thư dễ lây giữa vợ và chồng Khi bước vào hôn nhân, vợ và chồng luôn có mối quan hệ gần gũi và thói quen ăn uống như nhau nên rất có ... |
Uống nước đun lại nhiều lần có gây ung thư? Gần đây, có một số thông tin cho rằng nước để qua đêm đun lại nhiều lần có nhiều độc tố, có thể gây ung ... |
Dùng đũa quá lâu có thể gây ung thư? Người ta nói rằng đũa có thể gây ung thư là do aflatoxin sinh ra từ đũa sau thời gian dài sử dụng. Aflatoxin là ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 09/09/2024 18:21
Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.
Người lao động - 09/09/2024 11:19
Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.
Đời sống - 07/09/2024 21:05
Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.
Người lao động - 06/09/2024 19:17
Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.
Người lao động - 06/09/2024 14:38
Trước dự báo về mức độ nguy hiểm của siêu bão Yagi, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội đã thông báo cho công nhân được nghỉ làm ngày thứ Bảy (07/9/2024) - thời điểm dự kiến bão đổ bộ.
Người lao động - 06/09/2024 11:50
Chuyên gia Tổng cục Khí tượng Thủy văn đưa ra lời khuyên trong phòng, tránh "siêu bão" Yagi sắp tới, để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.