Đâu là tâm hồn con công nhân khu công nghiệp?
Người lao động - 06/06/2020 12:50 Minh Hoàng
Gia đình công nhân chật vật trong phòng trọ công nhân mùa nắng nóng. Ảnh phapluat.tuoitrethudo.com.vn |
Nhà ở, đó là nơi che gió che mưa, nơi mỗi gia đình quây quần bên mâm cơm; sâu xa hơn, đó còn là nơi lưu giữ văn hóa, dạy dỗ con cái, duy trì hạnh phúc, cho sự sống được tiếp nối đời đời.
Sau khi thoát khỏi cảnh ăn lông ở lỗ, ra khỏi hang động, con người làm nhà cho mình, chủ động về chỗ ở. Từ đó, nhà ở trở thành một nhu cầu cơ bản, thiết yếu, nhất thiết phải được đáp ứng, như lương thực, thực phẩm hàng ngày. Là con người thì phải có nhà ở.
Mấy chục năm qua, kinh tế phát triển, nhà ở của người Việt cũng dần được xây dựng hiện đại, từng bước tiếp cận tiêu chí về nhà ở của con người ở xã hội văn minh. Ngay ở những làng quê, hình ảnh căn nhà mái rạ, tranh tre nứa lá cũng đã lùi vào dĩ vãng.
Thế nhưng, tại hầu hết các khu công nghiệp, nơi tập trung hàng chục, hàng trăm nghìn công nhân, những con người tuổi trẻ, nhiệt huyết, lực lượng chủ yếu làm ra của cải cho xã hội, tình trạng nhà ở của họ lại cực kỳ thiếu thốn. Thật đau xót - tôi nghĩ có thể nói như vậy - khi bộ phận lao động quan trọng nhất của đất nước phải sống trong tình cảnh đó.
Một xóm trọ nhếch nhác của công nhân. Ảnh nld.com.vn |
Tại các khu nhà trọ công nhân, dễ dàng bắt gặp cảnh đôi vợ chồng, một hai đứa con, có khi thêm cả người nhà ở quê ra trông trẻ sống chen chúc trong những phòng cho thuê lợp fibro xi măng, mùa hè nóng như đổ lửa, mùa đông thì lạnh lẽo, gió lùa. Những sào phơi quần áo bày ra khắp nơi. Cảnh sống khó gọi bằng chữ nào ngoài từ “nhếch nhác”.
Một thời đất nước quá khó khăn, chúng ta bị cấm vận gần như triệt để nhiều năm. Khi đổi mới, chúng ta tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư; đôi khi cũng vì “ngây thơ”, vì thiếu kinh nghiệm quản lý và cả những lý do khác, chúng ta “trải thảm đỏ” cho nhà đầu tư mà chưa hoặc không tính toán đầy đủ điều kiện, quyền lợi về nhà ở và các dịch vụ tiện ích của người lao động. Kết quả là, các khu công nghiệp mọc lên ở khắp nơi, hàng triệu lao động được giải quyết việc làm, có thu nhập tương đối ổn định, dù chưa cao; đất nước có thêm hàng chục, hàng trăm tỷ USD hàng hóa. Nhưng, nhìn vào nhà ở của công nhân - những người làm ra hàng chục, hàng trăm tỷ USD đó - thì lại thụt lùi. Bởi điều kiện ăn ở của họ kém xa cả những vùng nông thôn.
Còn đây, bên trong một phòng trọ công nhân. Ảnh nld.com.vn |
Trong điều kiện ăn ở như vậy, người công nhân khu công nghiệp khó lòng “an cư lạc nghiệp”. Thế hệ con cái của họ lớn lên trong thiếu thốn, ăn ở trong chật chội, các cháu nghĩ gì, các cháu sẽ trưởng thành ra sao? Người công nhân có hết lòng với doanh nghiệp không? Có cảm thấy gắn bó máu thịt không? Có dám coi mình là chủ nhân của đất nước không? Tôi nghĩ, hỏi đã là trả lời.
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”. Nhà thơ Chế Lan Viên thật sâu sắc khi viết những dòng này. Và đất ở, hạt nhân của nó, ở vị trí trung tâm, quan trọng nhất, tập trung nhất, là nơi ở - căn nhà. Trong điều kiện ăn ở hiện nay, tâm hồn con cái người công nhân khi lớn dậy sẽ ra sao?
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 07/09/2024 21:05
Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.
Người lao động - 06/09/2024 19:17
Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.
Người lao động - 06/09/2024 14:38
Trước dự báo về mức độ nguy hiểm của siêu bão Yagi, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội đã thông báo cho công nhân được nghỉ làm ngày thứ Bảy (07/9/2024) - thời điểm dự kiến bão đổ bộ.
Người lao động - 06/09/2024 11:50
Chuyên gia Tổng cục Khí tượng Thủy văn đưa ra lời khuyên trong phòng, tránh "siêu bão" Yagi sắp tới, để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.
Đời sống - 06/09/2024 10:54
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
Đời sống - 06/09/2024 09:57
Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.