|
Hai tháng sau khi trở thành Tổng thống mới, ông Biden đã nhanh chóng thời ông Trump vốn làm suy yếu sự bảo vệ người lao động (NLĐ). Ông đã thúc đẩy thông qua luật gửi hàng trăm tỷ đô la đến các thành phố và tiểu bang, viện trợ các công đoàn trong khu vực công và chi hàng chục tỷ để xây dựng kế hoạch lương hưu của công đoàn. Điều đó khiến các công đoàn vừa phấn khởi vừa lo lắng. Liệu nó có bền lâu? |
Hy vọng và lo âuĐáng chú ý, hình ảnh Tổng thống đã xuất hiện trong một video tại một cuộc bỏ phiếu của công đoàn đang diễn ra tại một nhà kho của Amazon ở Alabama. Tuy nhiên, ông Rosenthal, cựu Giám đốc chính trị của AFL-CIO (LĐLĐ và Đại hội các Tổ chức Công nghiệp Hoa Kỳ - liên đoàn lớn nhất của các công đoàn ở Hoa Kỳ, bao gồm 55 công đoàn quốc gia và quốc tế, cùng nhau đại diện cho hơn 12 triệu công nhân đang hoạt động và đã nghỉ hưu) và những người ủng hộ lao động khác thú nhận với một nỗi lo lắng: Bất chấp sự ủng hộ đáng kể của ông Biden đối với phong trào của họ, các công đoàn có thể không khá hơn khi ông rời nhiệm sở so với khi ông vào làm. Đó là bởi luật lao động trao cho người sử dụng lao động quyền lực đáng kể để chống lại tổ chức Công đoàn. Và các đảng viên Đảng Cộng hòa ở Thượng viện sẽ tìm cách ngăn cản bất kỳ nỗ lực lập pháp nào - chẳng hạn như Đạo luật PRO (Đạo luật Bảo vệ Quyền Tổ chức, là một luật được đề xuất sẽ sửa đổi các luật lao động trước đây, chẳng hạn như , với mục đích mở rộng các biện pháp bảo vệ lao động khác nhau liên quan đến quyền tổ chức và tập thể của NLĐ mặc cả ở nơi làm việc) mà Hạ viện đã thông qua trong tháng này - để đảo ngược xu hướng. Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa qua đã gặp Kristin và James Smith, chủ sở hữu của Smith Flooring, một cửa hàng ở Chester, bang Pennsylvania. Ảnh: Doug Mills/ Thời báo New York |
Cho đến gần đây, vẫn chưa rõ ràng ông Biden có quan điểm về công đoàn như thế nào. Ông từng là Phó Tổng thống chỉ huy một nhóm của chính quyền Obama đã đàm phán với Đảng Cộng hòa về việc giảm thâm hụt, một nỗ lực đã gây ra tình trạng bất ổn trong lao động. Ngay sau khi ông tuyên thệ nhậm chức Tổng thống, Nhà Trắng đã yêu cầu Tổng cố vấn của Ban Quan hệ lao động Quốc gia Peter B. Robb, người có văn phòng thực thi quyền lao động của nhân viên khu vực tư nhân từ chức. Ông Robb là người ưa thích lao động có tổ chức, nhưng Nhà Trắng đã sa thải ông. Tuy nhiên, ông Larry Cohen, người lúc đó là Chủ tịch Công đoàn Công nhân truyền thông Hoa Kỳ và hiện là Chủ tịch của Nhóm Vận động tiến bộ cuộc cách mạng của chúng ta và các quan chức lao động khác cho rằng, nếu không có sự thay đổi trong luật lao động, các thành viên công đoàn có thể sẽ đi theo con đường giống với con đường dưới thời ông Obama, khi tỷ lệ NLĐ tham gia công đoàn liên tục giảm. Richard Trumka, Chủ tịch AFL-CIO cho biết trong một cuộc phỏng vấn: “Do bất bình đẳng ngày càng gia tăng, nền kinh tế của chúng ta đang trên đà sụp đổ. Đạo luật PRO sẽ tăng lương và làm chậm quỹ đạo đó,” ông nói. Những người biểu tình tại bang Wisconsin phản đối dự luật hạn chế quyền thương lượng của công đoàn. Ảnh: Darren Hauck /Reuters |
|
Bài viết: Minh Hoàng
|