Danh mục nghề công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm 20 năm chưa được điều chỉnhĐồng chí Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam chủ trì Hội thảo đánh giá, tổng kết 5 năm thi hành Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong hệ thống Công đoàn. Ảnh: HÀ VY

Danh mục nghề công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm 20 năm chưa được điều chỉnh

Theo ghi nhận của các cấp công đoàn, sau 5 năm triển khai thực hiện, trước các vấn đề mới phát sinh, Luật ATVSLĐ đã bộc lộ những bất cập, hạn chế. Trong đó, các cấp công đoàn phản ánh việc bổ sung Danh mục nghề công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hiện nay còn nhiều bất cập, chưa được quy định cụ thể và khó thực hiện.

Cụ thể, chính sách đối với lao động nặng nhọc, độc hại nguy hiểm chậm được đổi mới, từ phương pháp xây dựng danh mục đến việc tổ chức triển khai xây dựng danh mục nghề, công việc trong khi cơ chế quản lý doanh nghiệp đã thay đổi.

Thời gian ban hành Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cách đây đã lâu. Một số chức danh nghề, công việc có trong danh mục nhưng không cụ thể hoặc không phù hợp với tên nghề, công việc trong thực tế nên doanh nghiệp không áp dụng được hoặc tìm cách trốn tránh, dẫn đến Bảo hiểm xã hội không có cơ sở giải quyết.

Đến nay, nhiều nghề, công việc, hóa chất, vật liệu, lĩnh vực mới xuất hiện có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm nhưng chưa có trong danh mục. Danh mục phân loại nghề, công việc theo ngành, lĩnh vực cũng khiến cho các ngành, lĩnh vực khác có nghề, công việc với điều kiện lao động tương tự không thể áp dụng, dẫn đến thiệt thòi cho người lao động.

Đồng chí Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam.

Danh mục nghề công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm 20 năm chưa được điều chỉnh

Quy định về Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được thống nhất tại Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thay vì nằm trong nhiều văn bản hướng dẫn như trước đây.

Tuy nhiên, hiện có rất nhiều nghề, công việc được đưa vào Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được quy định từ những năm 1990 - 2000 của thế kỉ trước vẫn không được điều chỉnh, rà soát và tiếp tục được quy định tại Thông tư số 11.

Cụ thể, danh mục quy định tên nghề, công việc “vận hành nồi hơi” với điều kiện lao động nóng bức, bụi, ồn, rung. Trên thực tế, số người lao động làm công việc này vẫn còn, nhưng rất ít. Nhiều nhà máy đã tự động hóa quy trình vận hành nồi hơi, người lao động làm việc trong điều kiện mát mẻ, vận hành qua màn hình máy tính. Nhưng'"tư duy" về công việc này trong Thông tư số 11 vẫn chưa phù hợp với tình hình thực tế.

Một số ngành, nghề, công việc trong ngành Dệt May, Da giày trước kia rất nặng nhọc, môi trường lao động ô nhiễm. Tuy nhiên, điều kiện làm việc của người lao động ngành Dệt May, Da giày những năm gần đây đã được cải thiện rất nhiều. Đơn cử công việc Cắt vải trong công nghệ may (hiện được xếp vào Điều kiện lao động loại IV - loại nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm) có các đặc điểm về điều kiện lao động gồm đứng suốt ca làm việc, căng thẳng thị giác và mệt mỏi thần kinh, chịu tác động của hơi nóng và bụi bông. Trên thực tế, công đoạn này đã được doanh nghiệp tự động hóa, cơ giới hóa, người lao động chỉ việc theo dõi vận hành và hầu như không chịu tác động bởi đặc điểm điều kiện làm việc như danh mục quy định.

Ngoài hai công việc nói trên, rất nhiều công việc thuộc các ngành, nghề lĩnh vực đã được tự động hóa, cơ giới hóa nhưng vẫn nằm trong Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.


Danh mục nghề công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm 20 năm chưa được điều chỉnh

Đại diện Công đoàn Điện lực Việt Nam phát biểu tại Hội thảo tổng kết, đánh giá 5 năm thi hành Luật ATVSLĐ trong hệ thống Công đoàn. Ảnh: HÀ VY

Nêu ví dụ trong ngành Điện, ông Uông Quang Huy - Phó Chủ tịch Công đoàn Điện lực Việt Nam cho biết: "Có nhiều công việc trong ngành Điện trước kia là nặng nhọc, độc hại nhưng nay đã thay đổi. Bản thân tên, chức danh nghề cũng không đồng nhất với phân công, bố trí công việc hiện nay. Một người lao động hiện nay phải làm ở nhiều vị trí khác nhau, có vị trí thuộc công việc nặng nhọc, độc hại, có vị trí không thuộc công việc nặng nhọc, độc hại vậy xác định như thế nào? Thêm vào đó, một số chức danh công việc mới có yếu tố nặng nhọc, độc hại chưa được cập nhật, đánh giá thường xuyên".

“Điều này dẫn đến mâu thuẫn là doanh nghiệp không ngừng đầu tư thay đổi công nghệ, cải thiện điều kiện làm việc theo hướng hiện đại hóa, tiến tới số hóa nhưng tên nghề, công việc của người lao động không thay đổi so với... 20 năm trước.

Doanh nghiệp không quá lo lắng về chi phí bồi dưỡng nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cho người lao động nhưng lại không đồng tình với quy định này do khách hàng, nhãn hàng đánh giá doanh nghiệp vẫn còn bố trí người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Việc này khiến doanh nghiệp khó khăn trong việc đàm phán, đưa hàng hóa vào thị trường thế giới. Do đó, quan điểm về xây dựng, bổ sung Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cần được thay đổi càng sớm càng tốt và nên cụ thể trong Luật ATVSLĐ sửa đổi” - một đại biểu góp ý tại Hội thảo tổng kết, đánh giá 5 năm thi hành Luật ATVSLĐ trong hệ thống Công đoàn.

Danh mục nghề công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm 20 năm chưa được điều chỉnhBà Trần Thị Thanh Hà - Trưởng Ban Quan hệ Lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam. Ảnh: HÀ VY

Một tồn tại, vướng mắc khác sau 5 năm thi hành Luật ATVSLĐ mà cán bộ công đoàn kiến nghị đó là phương pháp xây dựng Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hiện rất lạc hậu khi yêu cầu doanh nghiệp, cơ sở, bộ, ngành đề xuất.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp không còn cơ chế quản lý theo bộ, ngành mà trực thuộc Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp nên Bộ, ngành không còn trách nhiệm trong vấn đề đề xuất. Thêm vào đó, để có thể đề xuất một nghề, công việc xếp loại nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cần có nghiên cứu đánh giá chuyên sâu, cần có chương trình được Nhà nước giao cho cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chức năng nghiên cứu thay vì phương pháp chuyên gia.

Đóng góp ý kiến về hạn chế này của Luật ATVSLĐ và văn bản hướng dẫn thi hành, ông Nguyễn Anh Thơ - Quyền Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ (Tổng LĐLĐ Việt Nam) cho biết, cần đổi mới phương pháp xác định danh mục nghề theo điều kiện lao động thực tế thay vì theo tên nghề, công việc. Việc xem xét điều chỉnh này sẽ phù hợp hơn với điều kiện lao động trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ. Nên dùng phương pháp định lượng mức độ gánh nặng nghề nghiệp để nghiên cứu, đề xuất mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của các nghề, công việc này. Tương ứng với đó là chương trình chăm sóc sức khỏe, cải thiện điều kiện làm việc, phục hồi chức năng hay cải thiện điều kiện làm việc cụ thể cho người lao động.

HÀ VY