Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Dân gian lưu truyền những gì về tháng Cô hồn?

Đời sống - Ngân Vĩnh (t/h)

Theo quan niệm dân gian, tháng 7 âm lịch hay còn gọi là Tháng Cô hồn, thời điểm các vong linh được thả khỏi cổng địa ngục quay lại trần gian. Ngày này, để tránh ma quỷ quấy phá, người Việt ta có một số điều lệ cấm kỵ cũng như nghi lễ cúng kiếng giúp tai qua nạn khỏi, vạn sự bình an.
thang co hon nhung dieu nen va khong nen ma ban can biet de tranh ruoc hoa vao than
Những điều nên và không nên làm trong tháng cô hồn - Ảnh minh hoạ.

Nói về tháng 7 âm lịch, có rất nhiều truyền thuyết, câu chuyện kỳ lạ về những việc xui xẻo có thể xảy đến với bất kỳ ai. Vào tháng Cô hồn, nhiều người thường có tâm lý kiêng kỵ, tránh không làm một số việc mà họ coi là sẽ đem lại điều không may mắn.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ, cúng "cô hồn" là một tín ngưỡng tâm linh truyền thống của người Việt, được truyền từ đời này sang đời khác.

Người Việt cho rằng, con người bao gồm hai phần hồn và xác. Khi mất đi, phần hồn vẫn tồn tại, có người thì được đầu thai kiếp khác hay có người thì bị đày xuống địa ngục. Hàng năm, người Việt thường cúng cô hồn từ ngày mùng 2 đến hết ngày 15 tháng 7 âm lịch.

thang co hon nhung dieu nen va khong nen ma ban can biet de tranh ruoc hoa vao than
Những điều nên làm trong tháng cô hồn

Theo lưu truyền từ dân gian, những điều không nên làm trong tháng Cô hồn gồm:

1. Không treo chuông gió ở đầu giường bởi tiếng chuông sẽ thu hút sự chú ý của ma quỷ, khi con người ngủ sẽ dễ bị chúng quấy phá.

2. Người yếu bóng vía không nên đi chơi đêm trong tháng cô hồn nếu không sẽ dễ gặp điều không may.

3. Không được nhổ lông chân vào những ngày này vì dân gian cho rằng 'Một sợi lông chân quản ba con quỷ', người càng có nhiều lông chân thì ma quỷ càng ít dám đến gần.

4. Không tùy tiện đốt giấy, vàng mã vì như vậy sẽ khiến ma quỷ đến.

5. Không ăn vụng đồ cúng vì đó là đồ dành cho ma quỷ, nếu chưa cúng và cầu xin mà lấy ăn sẽ rước tai hoạ vào mình.

6. Không phơi quần áo vào ban đêm vì ma quỷ trông thấy sẽ 'mượn' và để lại 'quỷ khí' trong các quần áo ấy.

7. Khi đi chơi đêm không được réo gọi tên nhau, nếu không ma quỷ sẽ ghi nhớ tên người được gọi, đó là điềm xấu.

8. Không nên bơi lội vì ma quỷ sẽ cùng đùa với bạn, nếu không cẩn thận, bạn sẽ bị chúng làm trẹo chân.

9. Không hù doạ người khác khiến họ giật mình 'hồn bay phách lạc' dễ bị ma quỷ xâm nhập.

10. Cây đa trước nhà là nơi hội tụ âm khí, ma quỷ rất thích những chỗ như vậy, cho nên kỵ đứng, ngồi, nằm, trốn… ở đó.

11. Không nên thức quá khuya vì như vậy tinh thần sẽ hao tổn suy nhược, dễ nhiễm 'quỷ khí'.

12. Nơi góc tường xó tối là những chỗ ma quỷ thường tụ tập nghỉ ngơi, không nên đến gần những chỗ ấy.

13. Không nhặt tiền bạc rơi vãi trên đường, vì có thể đó là tiền người ta cúng mua chuộc bọn quỷ đầu trâu mặt ngựa, nếu người nào phạm kỵ, sẽ gặp tai hoạ không chừng.

14. Khi đi qua những nơi vắng vẻ, không ngoái cổ quay đầu nhìn lại phía sau, dù có cảm giác có người đang đi theo mình hoặc gọi tên mình. Vì đó có thể do ma quỷ trêu chọc.

15. Khi lên giường ngủ không để mũi dép hướng về phía giường, nếu không ma quỷ nhìn thấy sẽ đoán rằng có người sống đang nằm trên giường và chúng sẽ lên giường ngủ chung với bạn.

16. Không cắm đũa đứng giữa bát cơm vì đó là hình thức cúng tế, cũng giống như kiểu thắp hương, dễ dẫn dụ ma quỷ vào nhà ăn chung.

17. Không nên ở một mình trong thời gian này, nếu không sẽ dễ bị ma quỷ dẫn dắt hoặc quấy phá.

18. Không chụp ảnh vào ban đêm, bởi ma quỷ luôn lảng vảng chung quanh đó sẽ 'vô hình' vào ảnh chung với người sống, đó là điều không tốt.

Tuy nhiên, dưới góc độ nhà nghiên cứu văn hóa, ông Hùng Vĩ khẳng định, đây là thói quen được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Việc kiêng kỵ trong tháng cô hồn là thiếu cơ sở khoa học, đây chỉ là thói quen và tâm lý 'có kiêng có lành' của người Việt.

thang co hon nhung dieu nen va khong nen ma ban can biet de tranh ruoc hoa vao than
Những điều cần tránh trong tháng cô hồn

Bên cạnh những điều kiêng kỵ, dân gian còn lưu truyền các việc nên làm trong tháng 7 âm lịch:

1. Làm lễ cúng các cô hồn vào bất cứ ngày nào trong tháng, nếu vào ngày mùng 2 hoặc 14 âm lịch thì càng tốt.

2. Thăm mộ phần của người thân trong gia đình ở ngoài nghĩa địa hay trong trong chùa chiền, nơi lưu giữ các hũ hài cốt. Vì tháng cô hồn còn gọi là Tết của những người âm.

3. Trước khi dọn đồ ra cúng cô hồn, nếu chưa kịp thắp nhang khấn vái mà có những người tranh nhau giật các đồ cúng từ trên tay bạn thì nên buông thả đồ cúng ra khỏi tay. Nếu khi bạn chưa làm lễ cúng mà đã có người chầu chực để giật có nghĩa là tín hiệu tốt.

4. Nên hạn chế sát sinh các con vật.

5. Nên ăn chay để tránh điềm dữ.

6. Nên làm phúc, làm việc thiện mạnh mẽ trong tháng này.

7. Nếu biết tụng kinh thì nên trì tụng (Chú đại bi, Chuẩn đề, Vu lan báo hiếu, Địa tạng).

8. Nên ăn nói nhã nhặn, vui vẻ trong gia đình hay trong bạn bè đối tác.

9. Nên tránh xa các cuộc xung đột.

10. Nên cứu người khi gặp nguy cấp.

11. Nên thành tâm, lễ chùa và làm việc thiện trong tháng cô hồn.

Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết đã rà soát, thống kê quá trình đào tạo, sát hạch và sử dụng giấy phép lái ...

Theo quan niệm dân gian, tháng cô hồn (tháng 7 âm lịch) không nên làm những việc lớn như xây nhà, cưới hỏi, mua xe... ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Đời sống -

Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.

Đời sống -

Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.

Đời sống -

Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.

Người lao động -

Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.

Đời sống -

"Siêu bão" Yagi sắp tiến vào Việt Nam được dự đoán có cường độ lớn nhất trong 10 năm trở lại đây.

Đời sống -

Điểm trường 179 - Trường Tiểu học Liêng Srônh, huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) cách trường chính gần 60 cây số, nằm khép mình bên những cánh rừng già. Nơi đây những giáo viên vẫn kiên trì bám bản làng, “gieo" con chữ, thắp lên niềm tin mới giữa rừng xanh.

Lao động & Công đoàn media

Tôi công nhân

Công nhân lao động có nhu cầu mua nhà ở xã hội thì có thể tra cứu thông tin các dự án nhà ở xã hội chuẩn bị mở bán tại Cổng Thông tin điện tử của Sở Xây dựng nơi có dự án hoặc thông qua sàn giao dịch bất động sản của chủ đầu tư và thông tin báo chí tại địa phương.

Talk Công đoàn

Đồng chí Bành Hải Ninh, Chủ tịch Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc chia sẻ những kinh nghiệm trong việc phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở.

Đời sống

Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản.
Bản tin công nhân

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Video

Phát biểu của Bộ trưởng bị bịa đặt theo ý xấu, câu nói bị cắt cúp của Hoa hậu thành cơn bão công kích trên mạng, chia sẻ chưa chuẩn mực trong nhóm nhỏ của học sinh 17 tuổi nhận vùi dập không thương tiếc…

Đọc thêm

Người lao động -

Trước đề xuất bổ sung ngày nghỉ lễ Quốc khánh đến hết 5/9, hoặc nghỉ thêm ngày 5/9 để người lao động có thể đưa con đến trường khai giảng, nhiều luồng ý kiến trái chiều đã được đưa ra.

Đời sống -

Với AHLĐ, NGND, GS.TS Võ Tòng Xuân, Ngày Quốc khánh (2/9) có dấu ấn đặc biệt. Bởi ngày này vào năm 1980, ông đã lội ngược dòng từ “vực sâu” vươn lên “đỉnh cao”…

Người lao động -

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Cao Bằng nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện đề án xây mới, sửa nhà công vụ cho đoàn viên trên địa bàn; bên cạnh đó, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam đã hỗ trợ 3 tỷ đồng xây nhà công vụ cho giáo viên, hiện các công trình đã sắp hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Đời sống -

Theo lịch nghỉ lễ năm 2024, cán bộ, công chức, viên chức, và người lao động sẽ được nghỉ lễ Quốc khánh từ ngày 31/8 đến hết ngày 3/9.

Người lao động -

8 cặp đôi trong lễ cưới tập thể đầu tiên dành cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Cần Thơ vừa được tổ chức khiến nhiều người xúc động. Ở đấy người ta chứng kiến có cả cặp đôi mà chủ rể lẫn cô dâu đã ở tuổi nghỉ hưu nhưng lần đầu tiên làm đám cưới...

Đời sống -

Trong 54 đảng viên hiện nay thì có tới 36 đảng viên (chiếm gần 67%) là công nhân trực tiếp sản xuất, lao động tại các đội vệ sinh, đội cây xanh, lái xe... Đó cũng là thành tích nổi bật của công tác phát triển Đảng ở Công ty CP Môi trường đô thị tỉnh Kon Tum.

Đời sống -

Xin chào tất cả mọi người, tôi là Trần Thanh Sang, nhân viên kinh doanh Khách hàng doanh nghiệp tại MobiFone tỉnh Tiền Giang. Có thể câu chuyện tôi kể về cuộc đời mình nó không có nhiều cảm xúc với các bạn, nhưng đó là những gì rất thật tôi đã trải qua: Chính “vòng tay Công đoàn” Công ty MobiFone KV9 đã cho tôi cuộc đời thứ hai!

Đời sống -

Là một giáo viên dạy tiếng Anh có thâm niên công tác hơn 21 năm tại Trường Tiểu học Đại Thành (thuộc xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) cô giáo Hoàng Thị Mai Hương là một trong 36 cá nhân tiêu biểu được biểu dương về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024.

Đời thợ -

Hai con người một thầy một trò, một thủ trưởng một nhân viên hàng chục năm qua đã tận hiến cho cộng đồng, bảo vệ chăm lo cho sức khỏe từ đứa trẻ đến người già. Họ là nguồn “tư liệu nhân văn sống” dệt nên những câu chuyện đời thường mà có khi rất phi thường ở vùng đất xa nhất, khó khăn bậc nhất ở huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị: A Vao!

Đời sống -

Có thể thấy một thực trạng đáng buồn ở các khu công nghiệp hiện nay là việc thiếu thiết chế văn hóa, hoặc có thiết chế văn hóa nhưng công nhân còn thờ ơ. Điều này vừa lãng phí, vừa nguy hại khi công nhân không được thụ hưởng thiết chế văn hóa. Chung quanh vấn đề này, phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn đã có cuộc phỏng vấn PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa – Giáo dục của Quốc hội.