Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Thứ ba 02/01/2024 06:30

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Nhà lãnh đạo xuất sắc của cách mạng Việt Nam

Đảng CSVN: Dân tộc & Thời đại - HỒNG MINH (T/H)

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là người con ưu tú của quê hương Thừa Thiên Huế, học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; là tấm gương sáng về phẩm chất, nhân cách của người cộng sản mẫu mực, kiên cường, tài năng và đạo đức cách mạng.

Hôm nay (ngày 1/1/2024) là tròn 110 năm ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (1/1/1914 - 1/1/2024). Bí danh Nguyễn Chí Thanh là do Bác Hồ đặt cho người học trò xuất sắc của mình.

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tên thật là Nguyễn Vịnh, sinh ra và lớn lên trên quê hương giàu truyền thống yêu nước và tinh thần đấu tranh cách mạng ở làng quê Niêm Phò (xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) - nằm ven con sông Bồ hiền hòa.

Năm 1934, chàng trai trẻ Nguyễn Vịnh tham gia cách mạng và năm 1937 được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương (sau này là Đảng Cộng sản Việt Nam). Đến năm 1938, đồng chí được Đảng tin cậy giao trọng trách Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên.

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Nhà lãnh đạo xuất sắc của cách mạng Việt Nam
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (bên trái) trao đổi với Thiếu tướng Chu Huy Mân trước khi vào chiến trường miền Nam năm 1964. Ảnh: Tư liệu

Dưới sự lãnh đạo của Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Vịnh, phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Thừa Thiên chống áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến nổ ra mạnh mẽ, làm kẻ thù hoảng sợ. Từ năm 1938 đến năm 1945, mặc dù bị địch bắt 3 lần và bị giam giữ trong các nhà tù nổi tiếng khắc nghiệt, như: nhà lao Thừa Phủ, nhà tù Lao Bảo, nhà đày Buôn Mê Thuột nhưng đồng chí Nguyễn Vịnh thể hiện tinh thần bất khuất, kiên cường, giữ vững khí tiết của người cộng sản. Đến tháng 3/1945, đồng chí được trả tự do và trở lại hoạt động.

Trong những năm 1948 - 1950, được giao đảm trách cương vị Bí thư Liên khu ủy 4, đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã cùng Liên khu ủy vận dụng linh hoạt, sáng tạo đường lối kháng chiến của Đảng để lãnh đạo, chỉ đạo lực lượng vũ trang và nhân dân liên khu vượt qua muôn vàn thử thách, cam go, xoay chuyển tình thế, giành thắng lợi to lớn. Với những đóng góp xuất sắc và to lớn đó, đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã được Bác Hồ tặng danh hiệu “Vị tướng du kích”.

Nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong tình hình mới, đồng chí được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh phân công nhiều vị trí công tác trong Quân đội. Tại Đại hội Đại biểu lần thứ II của Đảng (1951), đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, là Ủy viên Bộ Chính trị…

Với những công lao to lớn, năm 1959 đồng chí Nguyễn Chí Thanh được Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh phong quân hàm Đại tướng, là Đại tướng được phong thứ 2 trong Quân đội ta.

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Nhà lãnh đạo xuất sắc của cách mạng Việt Nam
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp trao đổi về tình hình chiến sự, năm 1967. Ảnh tư liệu

Hoà bình lập lại trên miền Bắc, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III năm 1960, đồng chí Nguyễn Chí Thanh tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, được cử vào Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Năm 1961, ông được giao Phụ trách Ban Nông nghiệp của Đảng, góp phần vào việc ổn định tình hình phát triển trong hoạt động sản xuất nông nghiệp ở miền Bắc.

Trên cương vị mới, với tinh thần “bám đội, lội đồng”, đồng chí đã đến với nông dân, có mặt ở các hợp tác xã, các nông trường... tìm hiểu tình hình, từ đó cùng với Đảng đưa nông nghiệp, nông thôn, nông dân miền Bắc có bước phát triển vượt bậc, vững chắc. Với những đóng góp to lớn, đồng chí được gọi bằng cái tên trìu mến “Đại tướng của nông dân”.

Từ 1965 - 1967, ông được phân công vào Nam, giữ chức Bí thư Trung ương Cục miền Nam, kiêm Chính ủy Quân Giải phóng miền Nam. Tại chiến trường, Đại tướng đi đến nhiều địa bàn trọng điểm để nắm tình hình, nghiên cứu phương án tác chiến, đề ra chiến lược quân sự phù hợp, xác định tư tưởng kiên quyết tiến công, chủ động tiến công, liên tục tiến công.

Ông là người đề ra chiến thuật đánh áp sát của Quân Giải phóng miền Nam với phương châm "Nắm thắt lưng địch mà đánh", “Tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt” và chủ trương xây dựng các “vành đai diệt Mỹ” đã góp phần hoàn thiện đường lối chiến tranh nhân dân, cung cấp cơ sở khoa học để Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương hạ quyết tâm chiến lược mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968…

Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm khẳng định, hơn 30 năm hoạt động cách mạng liên tục và sôi nổi, đồng chí Nguyễn Chí Thanh là biểu tượng sáng ngời của một người nông dân xứ Huế trở thành một nhà lãnh đạo cách mạng, một danh tướng của thời đại Hồ Chí Minh.

“30 năm chiến đấu dưới lá cờ của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, đồng chí Nguyễn Chí Thanh là hình ảnh của giai cấp nông dân từng có mặt trong ngàn năm lịch sử đã bắt gặp chủ nghĩa Mác - Lênin để trở thành lực lượng cách mạng tuyệt vời của nước Việt Nam hiện đại”, đồng chí Nguyễn Khoa Điềm nhận xét.

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh mất ngày 6/7/1967 tại Hà Nội bởi một cơn nhồi máu cơ tim khi ra Hà Nội để báo cáo với Chủ tịch Hồ Chí Minh về tình hình miền Nam. Vợ chồng ông sinh được 5 người con, trong đó, con trai út là Nguyễn Chí Vịnh, từng là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, hàm Thượng tướng.

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Nhà lãnh đạo xuất sắc của cách mạng Việt Nam
Các đại biểu tham quan Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tại TP. Huế nhân kỷ niệm 110 năm Ngày sinh của Đại tướng. Ảnh: Báo Quân đội Nhân dân

Nhân kỷ niệm 110 năm Ngày sinh của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Trung tá Nguyễn Chí Đức, cháu nội của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh xúc động, chia sẻ: “Qua sách vở và sự chỉ dạy của gia đình, tôi nhận thức sâu sắc rằng thế hệ của ông nội tôi - Đại tướng Nguyễn Chí Thanh cùng những người đồng chí của ông là thế hệ vàng của thời đại Hồ Chí Minh; là thế hệ đã không tiếc xương máu vì độc lập, tự do, vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Sự cống hiến và tâm nguyện của ông nội tôi và những người đồng chí của mình với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân là di sản vô giá của gia đình, của cả các thế hệ kế tục”.

Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định: “Đồng chí Nguyễn Chí Thanh là một chiến sĩ cộng sản kiên cường, một cán bộ tài đức vẹn toàn, hết lòng vì đồng bào, đồng chí. Ở cương vị công tác nào, đồng chí cũng luôn trung thành tuyệt đối với lý tưởng cách mạng, với Đảng, với nhân dân.

Đại tướng là nhà lãnh đạo chiến lược, người chỉ đạo thực tiễn xuất sắc của cách mạng Việt Nam, một tấm gương “sáng trong như ngọc”, trọn đời cống hiến cho Đảng, cho Tổ quốc và nhân dân. Phẩm chất, tài năng, những hoạt động cách mạng sôi nổi, phong phú và những cống hiến xuất sắc của Đại tướng đã để lại cho cách mạng Việt Nam một tài sản vô cùng quý báu cả về lý luận và thực tiễn trong lãnh đạo phong trào cách mạng, xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng quân đội cách mạng, phát triển đường lối, nghệ thuật chiến tranh nhân dân của Đảng".

167 công nhân lao động tiêu biểu tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh 167 công nhân lao động tiêu biểu tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

Sáng ngày 23/7, Đoàn đại biểu Tổng LĐLĐ Việt Nam và 167 công nhân lao động được Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh lần thứ IV, ...

"Phát huy vai trò xung kích, đi đầu của giai cấp công nhân hiện đại”

Sau 7 ngày làm việc, hôm nay 8/10 bế mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 8 khóa XIII của Ban Chấp hành Trung ương ...

Người chiến sĩ cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo quân sự xuất sắc Người chiến sĩ cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo quân sự xuất sắc

Đại tướng Đoàn Khuê, bí danh là Võ Tiến Trình, sinh ngày 29/10/1923 ở làng Gia Đẳng, xã Triệu Tân (nay là xã Triệu Lăng), ...

In bài viết
Talk Công đoàn

Đồng chí Hoàng Liên, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Lâm Đồng chia sẻ đầy tâm huyết và trách nhiệm về hoạt động công đoàn ở nơi có đông đồng bào có đạo.
Tôi công nhân

Theo khoản 2 Điều 5 Luật Phá sản 2014, NLĐ còn có quyền nộp đơn tại tòa yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với NLĐ mà doanh nghiệp đó không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Infographic

LĐLĐ Nam Định tổ chức cuộc thi xây dựng video clip với chủ đề “Công đoàn Nam Định chăm lo tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 cho đoàn viên, người lao động”.
Bản tin công nhân

Bản tin công ngân ngày 31/12/2024 gồm những nội dung chính sau đây: Nhiều hoạt động sôi nổi, vui tươi chào đón năm mới 2024; Tiếc 1 triệu đồng về xe khách, công nhân vượt rét đi xe máy 5 giờ về quê; Công nhân thủ phủ công nghiệp Bình Dương hy vọng năm mới có việc làm ổn định
Bàn Phúc lợi

Trong chương trình Talk Bàn Phúc lợi số 6 với chủ đề Chế độ phúc lợi hấp dẫn: Lợi cả đôi đường, các khách mời sẽ chia sẻ về những phúc lợi, chế độ lương thưởng hấp dẫn để giữ chân đoàn viên, người lao động cùng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn.

Đọc thêm

Đảng CSVN: Dân tộc & Thời đại -

Cuốn sách “Phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc” thể hiện tư duy nhất quán của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, góp phần nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng cống hiến.

Đảng CSVN: Dân tộc & Thời đại -

Năm 2022, Bộ Chính trị ban hành 6 Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh 6 vùng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây cũng là cơ hội, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn tham gia phát triển kinh tế, xã hội các vùng và đất nước.

Đảng CSVN: Dân tộc & Thời đại -

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Quy định 131 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán.

Đảng CSVN: Dân tộc & Thời đại -

Đại tướng Đoàn Khuê, bí danh là Võ Tiến Trình, sinh ngày 29/10/1923 ở làng Gia Đẳng, xã Triệu Tân (nay là xã Triệu Lăng), huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, xuất thân trong một gia đình giàu lòng yêu nước, thương nòi, có truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường, bất khuất. Ðại tướng Ðoàn Khuê là nhà chính trị, quân sự xuất sắc của Ðảng, Quân đội với nhiều cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đảng CSVN: Dân tộc & Thời đại -

Ngay từ đầu thế kỷ XX, các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác, đặc biệt là Lênin đã đặc biệt chú trọng đến công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng Cộng sản. Lãnh đạo phải đi liền với kiểm tra, không kiểm tra xem như không lãnh đạo.

Đảng CSVN: Dân tộc & Thời đại -

Sáng 8/10, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã bế mạc sau 7 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm. Chúng tôi xin giới thiệu toàn văn phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bế mạc Hội nghị.

Đảng CSVN: Dân tộc & Thời đại -

Sau 7 ngày làm việc, hôm nay 8/10 bế mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 8 khóa XIII của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Thủ đô Hà Nội.

Đảng CSVN: Dân tộc & Thời đại -

Trong nhiều vấn đề quốc gia đại sự mà Hội nghị Trung ương lần thứ 8, khóa XIII đang diễn ra thì có một nội dung được dư luận hết sức chú ý là cải cách tiền lương vào tháng 1/ 7/2024 sắp tới.

Đảng CSVN: Dân tộc & Thời đại -

Sáng 2/10 tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị Ban chấp hànhTrung ương Đảng lần thứ 8 khóa XIII đã long trọng khai mạc dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, điều hành phiên khai mạc là Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng.

Đảng CSVN: Dân tộc & Thời đại -

Phường Bến Thuỷ những ngày tháng 9 rợp bóng cờ kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Lê Mao, 93 năm Xô Viết Nghệ Tĩnh, 235 năm Phượng Hoàng - Trung Đô và 60 năm thành lập thành phố Vinh. Trong không khí vui tươi, trọng đại đó, người dân phường Bến Thuỷ càng tự hào khi được hoà mình vào dòng chảy của lịch sử, của Thành phố Đỏ anh hùng, được sinh sống trên địa bàn phường có truyền thống cách mạng kiên cường, nơi khởi nguồn của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh.