Đà Nẵng: Công nhân trở lại công trình sau thời gian tạm nghỉ do dịch Covid
Người lao động - 06/09/2020 16:45 Hoài Nam
Đo thân nhiệt cho công nhân trước khi vào làm việc. |
Trên công trình đường vành đai phía Tây (đoạn từ Quốc lộ 14B đến đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Túy Loan), hàng trăm sau khi thành phố cho phép các công trình trọng điểm được xây dựng trở lại.
Kể từ đầu tháng 8, tức là sau thời điểm thành phố thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, hơn 300 công nhân làm việc trên công trình đường vành đai phía Tây của thành phố phải tạm nghỉ việc. Do đa số công nhân là người ở các địa phương khác đến nên phải ăn ngủ tại các lán trại. Mọi chi phí ăn uống đều do đơn vị thi công chi trả.
Máy móc thiết bị được đưa đến chân công trình. |
Anh Phạm Đức Nhượng, Chỉ huy trưởng công trình cầu Lâm Viên thuộc Dự án đường vành đai phía Tây thành phố cho biết: “100% công nhân thi công tại công trình bắt buộc phải ở lại lán trại. Mỗi bữa ăn chúng tôi đều chia ca để đảm bảo giãn cách. Khi trở lại công trường, tất cả phải đeo khẩu trang, rửa tay và đo thân nhiệt. Công việc này được tiến hành 2 lần/ngày vào đầu giờ sáng và chiều. Đa số công nhân phụ trách vận hành các thiết bị như xe ủi, xe xúc, xe lu... nên không xảy ra tình trạng tụ tập đông người”.
Công nhân trở lại làm việc trên công trình đường vành đai phía Tây Đà Nẵng. |
Còn tại dự án Mikazuiki, một trong những dự án có số lượng công nhân lên đến hàng trăm người. Để đảm bảo phòng, chống dịch, công nhân bắt buộc phải mang khẩu trang và thực hiện giãn cách đúng quy định. Chủ đầu tư cũng đã yêu cầu công nhân ở tại công trường, không nhận thêm công nhân và quản lý công nhân chặt chẽ theo từng lán trại.
Anh Nguyễn Văn Nguyên, công nhân làm việc tại đây cho biết: “Đi làm lại thấy rất vui. Anh em chia từng tổ và sắp xếp công việc để không chồng chéo nhau”.
Trên công trình xây dựng Nhà máy nước Hoà Liên, huyện Hòa Vang, không khí làm việc cũng hết sức khẩn trương. Đây là công trình cấp bách giúp thành phố bổ sung nguồn nước sinh hoạt đang ngày càng thiếu hụt nên quyết tâm của chủ đầu tư là hoàn thành công trình càng sớm càng tốt. Đơn vị thi công sử dụng 100 công nhân luân phiên nhau để đảm bảo giãn cách.
Ông Nguyễn Ngọc Anh Dũng, chỉ huy phó thi công Dự án Nhà máy nước Hòa Liên cho biết, hiện nay công trình đang thi công mương, bể lắng, hàng rào, nhà điều hành, nhà tràn bơm nước thô cũng như tiến hành đào móng, san nền… Do đặc thù thi công chủ yếu bằng xe cơ giới nên đơn vị tập trung hơn 40 thiết bị các loại để triển khai công việc. “Quá trình thi công dự án, nhà thầu, đơn vị thi công phải cam kết đảm bảo phòng chống dịch, công nhân được kiểm soát và phải tập trung một chỗ, chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết. Bộ phận nấu ăn thay phiên nhau đi chợ và mua thực phẩm đảm bảo đủ ăn trong 3 ngày”.
Nhiều công trình bị chậm tiến độ do dịch Covid-19. |
Trên công trình đường và cầu qua sông Cổ Cò thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, không khí lao động cũng tấp nập, rộn ràng. Kỹ sư Nguyễn Văn Nhưỡng, chỉ huy trưởng công trình cho biết: “Chấp hành nghiêm túc công tác phòng, chống dịch Covid-19, chúng tôi còn bố trí số lượng công nhân ở mỗi ca làm việc giảm đi một nửa so với trước đây, ưu tiên sử dụng máy móc, thiết bị, phương tiện thi công. Để bảo đảm tiến độ đề ra, đơn vị triển khai thi công 3 ca. Đến nay, công trình đạt trên 40% khối lượng, dự kiến sẽ hoàn thành vào 30/4 năm sau.
Công nhân trở lại công trình sau |
Ông Mạc Văn Tầm, Phó Giám đốc Công ty CP Xây dựng Xuân Quang, đơn vị thi công công trình cho biết, hiện đang trong giai đoạn đổ đất ngăn sông tạo đảo nổi để thi công phần hạ bộ cầu. “Việc tạm dừng thi công trong hơn 1 tháng qua làm ảnh hưởng đến tiến độ. Nếu không triển khai thi công nước rút phần hạ bộ cầu thì công trình sẽ rơi vào mùa mưa rất khó làm. “Chúng tôi áp dụng công nghệ mới trong việc thi công kết cấu phần hạ bộ cầu; tăng số lượng máy móc, thiết bị, phương tiện thi công; chia làm nhiều mũi thi công đồng loạt; cho tăng ca làm việc để đảm bảo tiến độ”.
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 6/9 Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 6/9, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã vượt con số 27 triệu, hơn 882 ... |
Niềm vui nhỏ của công nhân trong giờ nghỉ giải lao Sau những giờ làm việc căng thẳng với máy móc, dây chuyền, công nhân được nghỉ ngơi 10 phút. Đối với nhiều người 10 phút ... |
"Có ai yêu cô công nhân nghèo như em không?" Một số bạn gái tự ti khi lựa chọn bạn đời vì làm cô công nhân nghèo. Nhưng bạn không biết mình rất giàu vì ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 06/09/2024 19:17
Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.
Người lao động - 06/09/2024 14:38
Trước dự báo về mức độ nguy hiểm của siêu bão Yagi, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội đã thông báo cho công nhân được nghỉ làm ngày thứ Bảy (07/9/2024) - thời điểm dự kiến bão đổ bộ.
Người lao động - 06/09/2024 11:50
Chuyên gia Tổng cục Khí tượng Thủy văn đưa ra lời khuyên trong phòng, tránh "siêu bão" Yagi sắp tới, để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.
Đời sống - 06/09/2024 10:54
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
Đời sống - 06/09/2024 09:57
Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.
Đời sống - 05/09/2024 18:04
Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.