Cuốn sổ chi tiêu của công nhân Đường sắt thời bão giá
Người lao động - 27/12/2019 14:45 Hữu Phúc
Công nhân gác chắn đường ngang đón tàu qua chắn, công việc được xếp vào danh mục nghề độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động - Ảnh: Hữu Phúc |
Trước bối cảnh bão giá, đi chợ thế nào cũng khó như hiện nay, công nhân ngành Đường sắt nói riêng càng lâm vào tình thế khó khăn. Thu nhập khó đảm bảo cuộc sống hàng ngày cùng áp lực công việc căng thẳng khiến nhiều người lao động khó tránh khỏi tâm lý không yên tâm.
Anh Nguyễn Thành T. một công nhân gắn bó cùng ngành Đường sắt hơn 10 năm qua chia sẻ: “Bọn anh làm việc vào ngày Lễ, Tết được hưởng lương như bình thường và có thêm 1 công thời gian, tiền công thời gian thì tùy vào bậc thợ nên cũng cố gắng tăng ban để trang trải thêm thu nhập gia đình chứ cũng chẳng có thưởng Tết”.
Tết Nguyên đán 2020 đến gần, cũng là thời điểm công nhân, người lao động ngành Đường sắt càng tất bật hơn với công việc, thậm chí tăng ban, làm thêm giờ - Ảnh: Hữu Phúc |
Bản thân người công nhân này cũng chỉ có cách tăng thêm thời gian lao động để hưởng thêm, nâng cao thu nhập. Thế nhưng, cũng có nhiều người lao động khác trong ngành Đường sắt cũng phải làm thêm những công việc phụ khác trong thời gian rảnh, không phải lên ban.
Những người công nhân đường sắt, họ cũng là người bình thường cần chi tiêu, trang trải cuộc sống. Một giải pháp không mới nhưng cần thiết trong thời buổi giá cả leo thang, ấy chính là cuốn sổ tay ghi chép tỉ mỉ nhật ký mua gì, sắm gì để cân đối chi tiêu.
Một thực tế, nếu tiền lương đủ đáp ứng nhu cầu thiết yếu cuộc sống, không có người công nhân nào trong ngành Đường sắt muốn làm thêm giờ, bởi ngoài công việc họ còn trách nhiệm cho gia đình, các mối quan hệ xã hội khác chưa kể đến là thời gian nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động. Những người buộc phải làm thêm ngày Tết một phần do đặc thù công việc, phần nữa là do thu nhập thực tế chưa cao, chưa đảm bảo được mức sống tối thiểu của bản thân cùng gia đình.
Một cuốn số ghi chép chi tiêu của một người lao động trong ngành Đường sắt trước sự cân nhắc, tiết kiệm - Ảnh: NVCC |
Chị Q.Đ, nhân viên Đường sắt tại Đà Nẵng bày tỏ: “Nhiều khi rảnh, lướt mạng xã hội, tôi thấy nhiều đồng nghiệp của mình phải kiếm thêm thu nhập bằng bán hàng online với đủ các sản phẩm tiêu dùng. Việc công nhân viên ngành Đường sắt ngoài thời gian lên ban, tham gia bán hàng thì chẳng sao cả bởi đó là công việc làm thêm chân chính của mỗi người. Nhưng giá như, cuộc sống đủ đầy hơn, lương hàng tháng tốt hơn thì đâu đến nỗi nhiều người lao động ngành Đường sắt phải bán hàng, quảng cáo hàng trong thời gian chính ra họ có thể nghỉ ngơi, làm những gì mình thích?”.
Dẫu thu nhập, đời sống vật chất đối diện muôn vàn khó khăn, các công nhân ngành Đường sắt vẫn bám trụ với nghề, có lẽ nếu nói bởi đồng hành cùng con đường đã chọn hay mưu sinh đều đúng nhưng hơn hết là họ đang phấn đấu vì cuộc sống hiện tại và cả tương lai.
Theo Điều 6, Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH, người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc như sau: Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian: Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ làm thêm. Trong đó: a) Tiền lương giờ thực trả không tính lương làm thêm giờ, lương trả thêm khi làm vào ban đêm; b) Mức ít nhất bằng 150% áp dụng với làm thêm vào ngày thường; c) Mức ít nhất bằng 200% áp dụng với làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần; d) Mức ít nhất bằng 300% áp dụng với làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương theo ngày. Ngoài ra, nếu người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương và phụ cấp làm đêm (thêm ít nhất 30%), người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc làm vào ban ngày. |
Các cấp công đoàn và người lao động Hà Tĩnh đang triển khai nhiều hoạt động hiệu quả nhằm hưởng ứng mạnh mẽ phong trào ... |
Năm 2019, Quỹ Trợ vốn CNVCLĐ Thủ đô đã giải ngân 43 tỷ 220 triệu đồng (số tiền giải ngân đạt 101,2% so cùng kỳ ... |
Hơn 10.000 chậu cúc Vạn Đông, cúc Pha Lê, Ly Ly... của các hộ trồng hoa ở hai thôn Vân Dương 1 và Vân Dương ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 11/09/2024 07:48
Từ một công nhân lái xe mang bản chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ, sau nhiều năm công tác, anh Trần Ngọc Vĩ đã trở thành Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí - Xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế có nhiều sáng kiến, sáng tạo từ thực tiễn công việc và được áp dụng vào hoạt động của công ty.
Đời sống - 10/09/2024 20:28
Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.
Người lao động - 09/09/2024 18:21
Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.
Người lao động - 09/09/2024 11:19
Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.
Đời sống - 07/09/2024 21:05
Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.
Người lao động - 06/09/2024 19:17
Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.