Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Cuộc sống 'vượt lên chính mình' của nữ công nhân tàn tật gần 20 năm xa quê

Người lao động - Nguyễn Nga

Chị Nguyễn Thị Thanh là một công nhân bị tật ở chân nên đi lại khó khăn, gần 20 năm bươn chải, vất vả, tự vượt lên chính mình để bám trụ một mình tại TP. Hồ Chí Minh. Gần 20 năm là quãng thời gian khá dài của một đời người, chị Thanh đồng hành cùng sự cô đơn để làm việc, tự nuôi sống bản thân, nhưng luôn tạo cho mình sự lạc quan, vui vẻ và không để mình “cũ” đi.
cuoc song vuot len chinh minh cua nu cong nhan tan tat gan 20 nam xa que
Chị Thanh trong chuyến về quê ăn Tết Canh Tý 2020 khi được hỗ trợ vé tàu từ LĐLĐ thành phố. Ảnh N.N

Trong số 458 công nhân được LĐLĐ thành phố hỗ trợ vé tàu về quê ăn Tết vừa qua có trường hợp của chị Nguyễn Thị Thanh, sinh năm 1977, quê Nghệ An, đang làm việc tại Công Ty TNHH Sản Xuất Upgain (VN) Manufacturing tại Khu Chế Xuất Linh Trung 1, quận Thủ Đức.

Gần 20 năm nỗ lực không ngừng

Chị Thanh so với những công nhân khác có chút đặc biệt hơn cả đó là chị đi không được tự nhiên giống người bình thường. Một chân của chị bị tật sau một lần đi cắt cỏ cùng chị gái hồi nhỏ, bao nhiêu năm qua chị luôn nỗ lực để tìm thấy niềm vui trong công việc, cuộc sống. Trên chuyến tàu về quê hôm ấy, như bao người công nhân khác chị Thanh rất vui, hạnh phúc và mong chờ được về nhà với mẹ, với anh em và các cháu. Tôi hẹn chị gặp lại vào một ngày đầu năm sau khi quay lại làm việc tại Thủ Đức.

“Cuộc sống khó khăn lắm, nên tôi cũng ít về quê. Năm nay được về quê ăn Tết, tôi may mắn lắm khi là một trong số ít được Công đoàn tặng vé về quê. Số tiền mua vé này đã hỗ trợ tôi rất nhiều khi được đoàn tụ với gia đình. Về nhà, anh em và các cháu đón tôi từ ga tàu, tôi vui và hạnh phúc lắm.” – Chị Thanh chia sẻ.

Chị Thanh sinh ra trong gia đình thuần nông, có nhiều anh chị em; sau chị còn có 1 em trai và em gái; trên chị là hai anh trai và chị gái. Chị từng vào TP. Hồ Chí Minh làm việc năm 2002, làm việc một năm rồi về quê vì nhớ gia đình; sau đó năm 2003 chị lại vào thành phố lần nữa, trải qua những lần thất nghiệp; rồi mất gần 10 năm đi bộ đi làm với một chân bị tật, đến năm 2012 chị đã dành dụm được hơn 20 triệu đồng để mua một chiếc xe máy và nhờ người gắn thêm hai bánh đằng sau để chị dễ đi lại. Tưởng rằng cuộc sống đã yên ổn hơn với chị, nhưng một lần nữa biến cố xảy ra khi chị bị gãy xương vai khi tập xe, phải về quê dưỡng bệnh 1 tháng.

“Anh trai khi đó đã nói rằng: Mày đi vào đó, dẹp ngay cái xe đó đi, về đây đi bộ, tao nuôi. Biết anh trai rất thương mình nhưng tôi không muốn phụ thuộc vào người thân, huống hồ anh trai tôi còn gia đình, vợ con và các cháu. Quan trọng là tôi đã mất bao nhiêu năm đi bộ, dành dụm tiền bạc để mua được chiếc xe đi lại. Đó là công sức, máu, mồ hôi và nước mắt của mình. Bán đi thì dễ nhưng khi tôi cần dùng lại thì làm sao có thể mua đây”. – Chị Thanh bộc bạch.

Kể từ lần đó, đến nay chị đã tiếp tục sống và làm việc tại TP. Hồ Chí Minh gần 10 năm nữa rồi!

cuoc song vuot len chinh minh cua nu cong nhan tan tat gan 20 nam xa que
Sau khi làm xong hết mọi việc trong một ngày, chị Thanh sử dụng điện thoại để tìm hiểu tin tức, giải trí. Ảnh N.N

Cuộc sống đơn giản của nữ công nhân tàn tật

Như lời hẹn, tôi tìm đến khu trọ của chị ngay gần chân cầu vượt Linh Xuân, trên quốc lộ 1K hướng về Bình Dương trong những ngày đầu đi làm của công nhân. Nơi chị Thanh ở là một khu trọ khá rộng gồm nhiều hộ gia đình công nhân tại đây. Không khí thoáng, sạch và mát mẻ vì có nhiều cây cối. Ấn tượng đầu tiên khi bước vào căn phòng của chị đó là sự ngăn nắp của đồ dùng trong nhà và sự đơn giản đến tối giản trong sinh hoạt của một người công nhân. Chị Thanh chỉ có vài ba bộ quần áo đi làm, mặc ở nhà và đi chơi. Một chiếc giường, chiếc tivi nhỏ và đồ dùng nhà bếp...

Chị Thanh vừa đi làm về lại luôn tay dọn nhà, chuẩn bị đồ ăn cho bữa tối. Món ăn rất đơn giản đến ngạc nhiên với rau cải thảo xào cà chua, cà chua nấu trứng ăn với rau sống. Chị tâm sự rằng, một mình nên ăn uống cũng đơn giản, thích món gì thì ăn cái đó. Tuy ở một mình nhưng chị Thanh không ngại nấu ăn vì với chị, nấu ăn là một việc làm yêu thích, mình tự chăm sóc mình thôi. Chẳng vậy mà, chị Thanh rất ít ăn ngoài hàng, ngay cả bữa sáng đi làm chị cũng nấu cơm, xào trứng để ăn cho chắc dạ.

cuoc song vuot len chinh minh cua nu cong nhan tan tat gan 20 nam xa que
Chị Thanh dắt xe từ phòng chuẩn bị đi làm. Ảnh N.N

Hạnh phúc, có đến không?

“Chị Thanh này, chị có từng thích ai không? Hay muốn có gia đình trong những năm tháng về sau chẳng hạn?”.

Chị Thanh giọng trầm xuống:

“Làm gì mình có quyền thích ai hả em. Mình như thế, ai người ta thương. Cô đơn cũng quen rồi, chỉ hơi cực lúc ốm đau thôi”.

Cuộc trò chuyện bỗng rơi vào một nốt lặng!...

Chị Hà, một người chị, người bạn, người đồng nghiệp được coi là thân với chị Thanh chia sẻ: “Thanh là một người hiền lành, chăm chỉ, chịu khó làm việc. Tôi ấn tượng bởi sự hiền lành, không làm gì ảnh hưởng đến người khác, cuộc sống đơn giản, suy nghĩ khá tích cực. Đặc biệt là sự nghị lực của cô ấy, trải qua nhiều khó khăn từ những ngày đầu lập nghiệp nhưng vẫn sống an yên, hạnh phúc và gắn bó với công ty 13 năm. Ngoài thời gian gặp nhau tại công ty, thỉnh thoảng chúng tôi có trò chuyện qua mạng xã hội và rủ nhau đi uống nước trò chuyện, tuy ít lần nhưng cũng là cách giải trí, thư giãn”.

Ấn tượng của tôi nhớ về chị Thanh là một người phụ nữ hòa đồng, có mối quan hệ rất tốt với mọi người trong xóm trọ. Những đứa trẻ, cứ tíu tít chạy lại phòng chị, mỗi khi thấy cửa mở. Hàng ngày, một mình chạy xe ba bánh đi làm vào lúc mặt trời vừa chiếu ánh nắng xuyên qua những tòa nhà cao tầng chạm đến lưng người công nhân ấy. Trông chị thật nhỏ bé, nhưng đầy mạnh mẽ hòa vào dòng người hối hả ngược xuôi đến công ty cho kịp giờ tại Khu chế xuất Linh Trung 1. Và một ngày làm việc mới lại bắt đầu...

Thêm 89 người tử vong chỉ trong một ngày, nâng tổng số người chết vì virus corona trên thế giới lên 813 và số ca nhiễm ...

Thông tin về việc nữ công nhân N.T.D cùng mẹ và người em gái của mình bị nhiễm virus corona khiến cho người dân thôn Ái ...

Trong những ngày ai ai cũng kín mít để phòng, chống dịch bệnh viêm phổi do chủng mới của virus corona (nCoV), đó thực sự ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Người lao động -

Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.

Đời sống -

Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.

Người lao động -

Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.

Người lao động -

Trước dự báo về mức độ nguy hiểm của siêu bão Yagi, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội đã thông báo cho công nhân được nghỉ làm ngày thứ Bảy (07/9/2024) - thời điểm dự kiến bão đổ bộ.

Người lao động -

Chuyên gia Tổng cục Khí tượng Thủy văn đưa ra lời khuyên trong phòng, tránh "siêu bão" Yagi sắp tới, để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.

Đời sống -

Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.

Video

Sau 2 ngày càn quét miền Bắc, siêu bão Yagi để lại thiệt hại vô cùng nghiêm trọng về tài sản với vô số ngôi nhà bị tốc mái, cây xanh bị gãy đổ, đè bẹp và gây hư hại đối với ô tô, xe máy cùng nhiều tài sản khác của người dân ở bên đường. Trong tình huống này, chủ phương tiện bị thiệt hại có quyền yêu cầu các công ty bảo hiểm hỗ trợ khắc phục hậu quả không?

Tôi công nhân

Nếu người lao động phải ngừng việc do siêu bão Yagi thì vẫn sẽ được công ty trả lương, trong đó tiền lương ngừng việc sẽ do các bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Talk Công đoàn

Đồng chí Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam chia sẻ về hiệu quả của những chương trình phúc lợi dành cho đội ngũ y bác sĩ, người lao động trong ngành.

An toàn, vệ sinh lao động

Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.
Bản tin công nhân

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Video

Siêu bão Yagi được đánh giá là mạnh chưa từng có trên đất liền Việt Nam. Người dân có nhiều lo âu nhưng cũng không ít nghĩa cử đẹp làm ấm lòng ngày giông bão.

Đọc thêm

Đời sống -

Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.

Đời sống -

Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.

Người lao động -

Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.

Đời sống -

Điểm trường 179 - Trường Tiểu học Liêng Srônh, huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) cách trường chính gần 60 cây số, nằm khép mình bên những cánh rừng già. Nơi đây những giáo viên vẫn kiên trì bám bản làng, “gieo" con chữ, thắp lên niềm tin mới giữa rừng xanh.

Người lao động -

Trước đề xuất bổ sung ngày nghỉ lễ Quốc khánh đến hết 5/9, hoặc nghỉ thêm ngày 5/9 để người lao động có thể đưa con đến trường khai giảng, nhiều luồng ý kiến trái chiều đã được đưa ra.

Người lao động -

Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, tại các nhà máy, trên những công trường xây dựng, hàng ngàn kỹ sư, công nhân vẫn miệt mài làm việc.

Đời sống -

Với AHLĐ, NGND, GS.TS Võ Tòng Xuân, Ngày Quốc khánh (2/9) có dấu ấn đặc biệt. Bởi ngày này vào năm 1980, ông đã lội ngược dòng từ “vực sâu” vươn lên “đỉnh cao”…

Người lao động -

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Cao Bằng nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện đề án xây mới, sửa nhà công vụ cho đoàn viên trên địa bàn; bên cạnh đó, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam đã hỗ trợ 3 tỷ đồng xây nhà công vụ cho giáo viên, hiện các công trình đã sắp hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Đời sống -

Theo lịch nghỉ lễ năm 2024, cán bộ, công chức, viên chức, và người lao động sẽ được nghỉ lễ Quốc khánh từ ngày 31/8 đến hết ngày 3/9.

Người lao động -

8 cặp đôi trong lễ cưới tập thể đầu tiên dành cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Cần Thơ vừa được tổ chức khiến nhiều người xúc động. Ở đấy người ta chứng kiến có cả cặp đôi mà chủ rể lẫn cô dâu đã ở tuổi nghỉ hưu nhưng lần đầu tiên làm đám cưới...