Công ty TNHH Quảng Phong Việt Nam
từng chậm trễ, chống đối trong vụ nhiễm độc thiếc
Ông Nguyễn Phúc Thiện, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hải Dương cho biết, trong quá trình đoàn liên ngành của tỉnh Hải Dương xuống kiểm tra, yêu cầu thực hiện các biện pháp cải thiện môi trường lao động và đảm bảo an toàn vệ sinh lao động cho công nhân, Công ty TNHH Quảng Phong Việt Nam còn thực hiện chậm trễ, thậm chí chống đối. |
Công nhân làm việc tại bộ phận nghiền liệu của Công ty TNHH Quảng Phong Việt Nam - Ảnh: Báo Hải Dương |
Trao đổi với PV Cuộc sống an toàn ngày 17/11, ông Nguyễn Phúc Thiện nhận định vụ nhiễm độc thiếc xảy ra tại Công ty TNHH Quảng Phong Việt Nam là , chưa có tiền lệ ở Việt Nam, trên thế giới cũng rất hiếm. Chính vì vậy, ngay sau khi ngành Y tế Hải Dương nhận được thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai và không đợi đến khi có công văn chính thức về vụ việc, Trung tâm CDC Hải Dương đã tham mưu cho Sở Y tế Hải Dương thành lập 1 tổ tiến hành xác minh thông tin ngay.
“Ngành Y tế Hải Dương xác định đây là vụ việc phức tạp, nếu không xử lý nhanh và chuẩn xác thì có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn, do đó lãnh đạo Sở đã chỉ đạo vào cuộc rất quyết liệt. Quan điểm chỉ đạo của Sở là ưu tiên tìm ra các yếu tố nguy cơ về môi trường, bảo hộ lao động, máy móc, nguyên vật liệu... trong nhà máy để làm sao ngăn chặn tình trạng xảy ra với các công nhân đang làm việc ở nhà máy, đảm bảo sức khoẻ cho họ”, ông Thiện nói.
Theo Phó Giám đốc Trung tâm CDC Hải Dương, sau khi Viện Hoá học và Viện Sức khoẻ nghề nghiệp và Môi trường quan trắc môi trường đã xác định các vật liệu tại khu tái chế có hàm lượng thiếc. Các trường hợp nghề nghiệp, nồng độ thiếc trong máu và nước tiểu cao gấp vài chục lần so với ngưỡng độc thông thường. Do đó, Sở Y tế vào cuộc quyết liệt, liên tục có hàng chục văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc để công ty cách ly công nhân khỏi nơi có nguy cơ cao, đặc biệt là 2 phòng nghiền liệu tái chế - nơi các bệnh nhân làm việc; đồng thời ngành Y tế đề nghị UBND tỉnh và đoàn liên ngành tiếp tục khám cho toàn bộ công nhân trong công ty.
Ông Nguyễn Phúc Thiện - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hải Dương - Ảnh: M.K |
Đánh giá về mức độ hợp tác của Công ty TNHH Quảng Phong Việt Nam đối với hoạt động kiểm tra, giám sát và chỉ đạo của đoàn liên ngành tỉnh Hải Dương trong vụ việc này, ông Nguyễn Phúc Thiện cho rằng: “Việc phối hợp giải quyết của công ty đối với ngành Y tế và đoàn liên ngành là . Đôi khi họ còn chậm trễ, chống đối và thậm chí họ còn doạ kiện ngành Y tế vì ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty. Có những lúc bản thân ngành Y tế phải chịu áp lực nhưng chúng tôi vẫn kiên quyết”.
Theo chia sẻ của ông Thiện, khi Bệnh viện Bạch Mai gửi công văn đề nghị cho các công nhân làm việc tại bộ phận nghiền liệu của Công ty Quảng Phong Việt Nam khẩn trương đi khám sàng lọc, cùng với yêu cầu của ngành Y tế Hải Dương, nhưng công ty không thông báo cho công nhân.
Công nhân nhiễm độc thiếc của Công ty TNHH Quảng Phong Việt Nam gửi đơn đề nghị giúp đỡ giải quyết bồi thường tới nhiều sở, ngành tỉnh Hải Dương |
“Sau khi có văn bản xuống, chúng tôi chỉ đạo Trung tâm Y tế huyện Thanh Miện về giám sát. Nhưng khi hỏi công nhân thì họ trả lời chưa được công ty cung cấp thông tin. Lúc đó chúng tôi lại phải chỉ đạo, yêu cầu. Sau này, để tránh tình trạng trên tiếp tục diễn ra, ngay khi chuẩn bị khám sức khoẻ, xét nghiệm cho toàn bộ công nhân công ty, ngành Y tế yêu cầu Trung tâm Y tế huyện Thanh Miện phát loa rộng rãi để tất cả công nhân biết được, họ bảo nhau đi khám. Chứ nếu bằng văn bản thì công ty không làm, hoặc làm rất chậm trễ”, ông Thiện nói.
Ông Thiện cho biết thêm, đoàn liên ngành tỉnh Hải Dương đã yêu cầu công ty phải , quy trình sản xuất, tăng cường bảo hộ lao động cho công nhân. Thực tế, công ty cũng có những cải thiện nhất định nhưng chưa theo đúng yêu cầu của đoàn liên ngành.
Công nhân Đặng Kim Tùng (thứ nhất, bên phải) luôn ám ảnh về những ngày bị nhiễm độc thiếc
Công nhân nhiễm độc thiếc của Công ty TNHH Quảng Phong Việt Nam gửi đơn đề nghị giúp đỡ giải quyết bồi thường tới Sở Y tế tỉnh Hải Dương
“Ngành Y tế rất bí về pháp lý, bởi trong tất cả các luật, chúng tôi không có thẩm quyền, không có chế tài để yêu cầu công ty phải làm việc nọ việc kia. Chúng tôi phải thông qua liên ngành để liên ngành hỗ trợ với mục tiêu hàng đầu là quan tâm đến sức khoẻ cho người lao động. Đồng thời ngành Y tế cũng tham mưu UBND tỉnh rằng không thể đánh đổi sức khoẻ người lao động để lấy kinh tế”, ông Thiện chia sẻ.
Dù đã qua 4 tháng, song đánh giá về vụ việc nhiễm độc thiếc tại Công ty Quảng Phong Việt Nam, Phó Giám đốc Trung tâm CDC Hải Dương cho rằng đến thời điểm này , cần phải tiếp tục được theo dõi, giám sát lâu dài, đặc biệt là vấn đề sức khoẻ cho công nhân thông qua xét nghiệm định kỳ để đánh giá. Ngoài ra, ông cũng mong muốn môi trường lao động tại công ty thực sự được cải thiện, các chế độ cho các nạn nhân nhiễm độc thiếc được đảm bảo.
Vụ việc đến thời điểm này chưa phải là kết thúc. Cần phải tiếp tục theo dõi sức khỏe công nhân, định kỳ phải lấy mẫu xét nghiệm để đánh giá, đồng thời giám sát vấn đề cải thiện môi trường làm việc tại công ty và việc giải quyết các chế độ cho người lao động Ông Nguyễn Phúc Thiện – Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương |
Bài: Ý Yên |