|
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, bắt đầu từ 0 giờ ngày 16/2, toàn tỉnh Hải Dương thực hiện giãn cách xã hội. Nhiều đang làm ở Hải Dương lại có thêm kỳ nghỉ Tết “kéo dài”, thấp thỏm chờ thông báo đi làm lại. Nén tiếng thở dài, bạn Phạm Văn Đạt (Quỳnh Phụ - Thái Bình) xách hành lý và cặp lồng cơm, ngồi phệt xuống thềm nhà khi vừa nhận tin từ quản lý công ty thông báo công nhân ngoại tỉnh tạm nghỉ không tới công ty làm việc. Có lẽ, tâm trạng của Đạt lúc này là sự lo lắng khi lại thêm kỳ nghỉ “Tết” nữa. Đạt chia sẻ: “Sau khi nghe thông tin từ công ty, công nhân ở các tỉnh ngoài Hải Dương tạm nghỉ làm đến khi có thông báo, em thấy buồn và lo lắng. Làm công nhân sửa chữa máy cho Công ty May Hải Anh (Hải Dương) mới 2 năm nay mà có đến mấy đợt nghỉ làm. Sau kỳ nghỉ Tết này, mọi thứ đã sẵn sàng để trở lại với công việc. Thậm chí, công ty thông báo các công nhân chủ động mang cơm thay vì ăn cơm tại nhà bếp như trước đây, em và một đồng nghiệp rủ nhau đi mua cặp lồng cơm. Giờ thế này đành phải ngồi chờ thông tin mà cảm thấy không có chút vui nào”. Đạt bần thần khi vừa nhận tin từ quản lý công ty, tiếp tục được nghỉ Tết “kéo dài”. Ảnh: NVCC Vì , bố mẹ tuổi cao lại không ai sống cùng, đang làm công nhân trong Sài Gòn, Đạt phải về Bắc đoàn tụ gia đình để chăm sóc bố mẹ già. Ra Bắc làm công nhân thời gian ngắn nhưng có tới mấy lần nghỉ vì dịch, giờ cộng thêm lần nghỉ Tết “dài hơi” này. Có lẽ, Đạt là người sốt ruột hơn cả, mong sớm có ngày quay trở lại làm việc bởi theo Đạt: “Nghỉ nhiều, thời gian kéo dài, thu nhập vừa giảm lại dễ gây tâm lý chán nản, “ngại” làm việc khi quay trở lại. Thực lòng, không mong có kỳ nghỉ này vì không chỉ ảnh hưởng đến thu nhập, ở nhà lâu ngày lại sinh ra lười biếng, thậm chí tốn kém hơn khi đi làm”. “Trước thông tin Hải Dương giãn cách toàn tỉnh, em không bất ngờ. Dù tâm trạng thấp thỏm, lo lắng nhưng đây là quy định chung nên tuân thủ chấp hành. Những ngày được nghỉ “Tết” này, em tranh thủ sửa lại nhà, xây thêm công trình phụ cho bố mẹ sau bao năm bôn ba, vất vả. Và chờ thông báo từ công ty cho lịch ngày trở lại làm việc...”, Đạt tiếp tục chia sẻ. Tranh thủ sửa lại nhà trong thời gian chờ công ty thông báo đi làm. Ảnh: NVCC Dù đã có thâm niên gần , trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của công việc nhưng chưa bao giờ chị Đặng Xuân (Thái Bình), công nhân may bên Ninh Giang - Hải Dương lại có tâm trạng “nản” như lúc này. Nghe thông tin trên các phương tiện truyền thông, toàn tỉnh Hải Dương đều có ca nhiễm SARS-CoV-2, giãn cách toàn tỉnh, giờ lại có đề xuất của Bộ Y tế kéo dài thời gian giãn cách cho Hải Dương. Chị Xuân càng thấy lo hơn bởi mọi chi phí sinh hoạt, chi tiêu trong gia đình chủ yếu dựa vào lương công nhân của chị. Chị than thở: “Hai đợt dịch trước, Hải Dương không phải là tâm dịch nên sau đợt giãn cách, tôi trở lại với công việc ngay. Đợt này, Hải Dương có số ca nhiễm ngày càng nhiều, lây lan phức tạp thì không biết thế nào. Khi nghe thông báo từ công ty, tạm thời các công nhân ngoại tỉnh không được đi làm nhưng lại chưa biết khi nào có thể đi làm lại, tôi lo lắm. Kinh tế vốn đã khó khăn, cả tháng đi làm đủ 26 ngày công, ngày làm 8 - 10 tiếng thu nhập cũng chỉ tầm 6 - 7 triệu/tháng. Chồng làm thợ xây tự do, lương không ổn định, có việc thì làm, không có việc thì ở nhà phụ vợ chăm con. Nghỉ Tết xong, chồng chưa đi làm gì, giờ tôi lại nghỉ nữa thì rất khó khăn cho gia đình”. Gắn bó với nghề may gần 10 năm, giờ kiếm việc khác không phải là thuận với chị. Ảnh: NVCC Với đồng lương công nhân từ chị cộng với nguồn thu từ việc đi làm tự do của chồng, vợ chồng chị chắt bóp sinh sống và nuôi hai con ăn học. Trước dịch Covid-19, dù cuộc sống không mấy khá giả nhưng vẫn đủ xoay xở. Sau hai đợt dịch bùng phát, mọi chi tiêu trong gia đình bỗng trở nên eo hẹp khi tiền lương liên tục bị cắt giảm. Nay thêm lần nữa, kinh tế vốn đã eo hẹp giờ lại khốn khó hơn. Trong khi đó, gần 10 năm chỉ gắn với nghề may công nghiệp nên giờ kiếm việc khác không phải là thuận với chị. Chị bộc bạch: “Giờ mà không làm may thì tôi cũng chả biết kiếm công việc gì. Không biết có làm nổi việc khác ngoài may không. Lúc này chả mong gì, cầu cho dịch sớm ổn định để trở lại công việc và có thu nhập”. Với đồng lương công nhân, chị Xuân chắt bóp sinh sống và nuôi con ăn học. Ảnh: NVCC Trước tình hình phức tạp của dịch bệnh Covid-19, Hải Dương hiện chỉ cho công nhân trên địa bàn tỉnh nếu có kết quả xét nghiệm âm tính mới được tới công ty làm việc. Những công nhân ngoại tỉnh như chị Xuân và Đạt phải chờ khi có thông báo. Mong muốn dịch sớm được đẩy lùi, người lao động trở lại với công việc, ổn định cuộc sống không chỉ của riêng chị Xuân và Đạt, mà là của rất nhiều công nhân lao động ngoại tỉnh khác. Hy vọng, kỳ nghỉ Tết “kéo dài” sớm chấm dứt, công nhân không phải thấp thỏm chờ thông báo đi làm. Chỉ có công nhân trên địa bàn tỉnh Hải Dương nếu quả xét nghiệm âm tính mới được tới công ty làm việc. Ảnh: Phạm Đạt |
Bài viết: Hoàng Linh 98% người lao động trở lại làm việc, doanh nghiệp dành 7 tỷ đồng để lì xì đầu năm Đầu năm Tân Sửu, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, các biện pháp phòng, chống dịch đã được các doanh nghiệp triển khai ... Clip học sinh tát cô: Điều gì đang diễn ra? Trên một đoạn clip ngắn. Theo đó, một nam sinh choai choai ngồi cuối lớp chửi người đứng ... "Di chuyển khẩn cấp công nhân Công ty POYUN khỏi khu cách ly rất vất vả" Theo ông Nguyễn Văn Kiên – Chủ tịch UBND TP Chí Linh (tỉnh Hải Dương), ban đầu tâm lý công nhân Công ty TNHH Điện ... |