Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

e magazine
21/11/2022 14:52
Công nhân thiếu việc cuối năm - Bài 3: Ứng phó của doanh nghiệp để giữ chân lao động

21/11/2022 14:52

Trước tình hình các thị trường chủ lực chưa có dấu hiệu phục hồi, các doanh nghiệp xuất khẩu đã chủ động ứng phó với việc thiếu đơn hàng bằng cách cắt giảm tối đa chi phí, duy trì việc làm, trả lương, đóng Bảo hiểm xã hội và đào tạo nghề cho NLĐ… để giữ nhân lực.
Công nhân thiếu việc cuối năm   Bài 3: Ứng phó của doanh nghiệp để giữ chân lao động

Tình trạng doanh nghiệp “ăn đong” đơn hàng là khó khăn tạm thời

Lạm phát gia tăng tại Mỹ và châu Âu (EU) cũng như xung đột Nga - Ukraine đang khiến nhiều doanh nghiệp trong nước tiếp tục gặp khó khăn về đơn hàng. Trong những ngành nghề bị tác động nhiều nhất có Dệt may và Da giày - là những ngành xuất khẩu lớn của Việt Nam. Nguyên phụ liệu sản xuất thiếu hụt do thị trường Trung Quốc, Nhật Bản thực hiện chống dịch nghiêm ngặt. Cùng với đó là kinh tế khó khăn, lạm phát tại các thị trường tiêu thụ chủ lực đều tăng cao làm ảnh hưởng sức mua, đơn hàng và đơn giá của doanh nghiệp sụt giảm.

Không chỉ gặp khó khăn về số lượng đơn hàng, đơn giá hàng cũng bị giảm tới 40 - 50% khiến nhiều doanh nghiệp trong ngành dệt may chật vật duy trì sản xuất đảm bảo mục tiêu xuất khẩu.

Công nhân thiếu việc cuối năm - Bài 3: Ứng phó của doanh nghiệp để giữ chân lao động

Công nhân Tổng công ty May Hưng Yên -CTCP bị ảnh hưởng bởi doanh nghiệp thiếu đơn hàng: Ảnh: HUGACO

Tình trạng lạm phát, giảm cầu tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu chủ lực của ngành da giày sẽ ảnh hưởng sức mua trong những tháng cuối năm là nhận định của Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam. Đại diện Hiệp hội này cho biết, nhiều đơn hàng da giày thời điểm cuối năm nay đến đầu năm 2023 của các doanh nghiệp cũng bị suy giảm. Trong khi đó, tồn kho do gián đoạn nguồn cung, giảm nhu cầu tiêu dùng nên hiện đã có doanh nghiệp buộc phải cho người lao động nghỉ phép năm từ 3 - 4 ngày/tháng, hoặc cho nghỉ chờ việc hưởng lương tối thiểu vùng.

Do vậy, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đang thống kê để có hướng hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó tập trung vào những doanh nghiệp có lượng đơn hàng giảm nhiều, ảnh hưởng đến người lao động.

Theo dự báo của Bộ Công thương, triển vọng đơn hàng quý IV/2022 và 6 tháng đầu năm 2023 của ngành Dệt may không mấy khả quan. Số lượng đơn đặt hàng trong quý IV/2022 thấp hơn 25 đến 50% so với quý II/2022, tương đương với mức giảm doanh thu 15 đến 20% do lượng hàng tồn kho tại các thị trường nhập khẩu hiện ở mức cao.

Ông Phạm Xuân Hồng - Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TP Hồ Chí Minh nhận định, kim ngạch xuất khẩu của ngành Dệt may tăng trưởng chủ yếu vào các tháng đầu năm. Từ tháng 7/2022 tới nay, các doanh nghiệp đang rất khó khăn. Nhiều doanh nghiệp ở TP Hồ Chí Minh đang sụt giảm đơn hàng mạnh.

Ngoài ra, các ngành nghề bị ảnh hưởng nhiều còn là Chế biến gỗ, Điện tử, Chế biến thực phẩm, Dịch vụ, Du lịch…

Công nhân thiếu việc cuối năm - Bài 3: Ứng phó của doanh nghiệp để giữ chân lao động

Công ty TNHH Pousung Việt Nam bố trí công việc khác cho hàng nghìn người lao động thiếu việc làm do thiếu đơn hàng. Ảnh: CĐ

Đào tạo nâng cao tay nghề cho NLĐ

Mặc dù khó khăn nhưng để giữ được việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, không để xảy ra cắt giảm lao động, nhiều doanh nghiệp đã rất chủ động phối hợp với công đoàn cơ sở tìm giải pháp ứng phó. Cụ thể, Công ty TNHH Pousung Việt Nam (Khu công nghiệp Bàu Xéo, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) có khoảng 25.000 lao động. Thời gian qua, do khó khăn về đơn hàng, doanh nghiệp đã tìm đủ mọi cách xoay xở, tìm các đơn hàng gia công từ các công ty nhỏ về để người lao động có việc làm, nhờ đó phần lớn người lao động vẫn có thu nhập ổn định. Đối với một xưởng sản xuất đồ dùng gia dụng có khoảng 5.000 công nhân thiếu việc làm, Công ty bố trí công việc khác như cho người lao động vệ sinh nhà xưởng, nhổ cỏ, lau kiếng, tham gia các buổi tuyên truyền về pháp luật lao động… và vẫn trả lương, đóng Bảo hiểm xã hội.

Trước tình trạng nhiều doanh nghiệp bị sụt giảm đơn hàng, hàng trăm nghìn lao động thuộc các ngành xuất khẩu bị ảnh hưởng, đời sống khó khăn, ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, khó khăn là tạm thời vì hoạt động thương mại toàn cầu vẫn đang vận hành, mặc dù trải qua những biến động khác nhau.

Hiện tại, VCCI cùng Tổng LĐLĐ Việt Nam và các cơ quan hữu quan đã thường xuyên trao đổi về các khía cạnh, đặc biệt là khía cạnh khó khăn như chúng ta vừa trao đổi. Từ đó có sự phối kết hợp trong đào tạo và đào tại lại cho NLĐ; đổi mới công nghệ, tận dụng khoa học hiện đại cũng như cơ hội từ đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), giúp các đối tác an tâm về độ quyết tâm thực hành phần việc của chúng ta liên quan đến các hoạt động đã thỏa thuận, kí kết và thực thi trong thời gian tới. Bởi lẽ, các doanh nghiệp FDI chính là nơi xuất khẩu lớn nhất với khoảng 80% kim ngạch xuất khẩu ở nước ta (chủ yếu thuộc các ngành Điện tử, Dệt may, Da giày, Chế biến thủy hải sản, Gỗ…).

Nhấn mạnh sự cần thiết về việc phải đào tạo nâng cao tay nghề cho NLĐ, ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết: “Việc tranh thủ trong khoảng thời gian thiếu đơn hàng để đào tạo nhân lực là đặc biệt quan trọng. Bởi lẽ thời gian tới, khi các chiến lược mới của EU áp dụng các doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện về xanh hóa, phát triển bền vững, … nên rất cần lao động có trình độ cao”.

Công nhân thiếu việc cuối năm - Bài 3: Ứng phó của doanh nghiệp để giữ chân lao động

Ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Ảnh: THC

------

Bài viết: HÀ VY

Xem phiên bản di động