Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

e magazine
14/09/2020 18:45
Công nhân lao động cắt giảm chi tiêu tối đa để “mua chữ” cho con

14/09/2020 18:45

Cắt giảm chi tiêu, nhu cầu vui chơi giải trí… là những điều công nhân lao động (CNLĐ) như anh Đỗ Trọng Tùng đang làm để chắt bóp lo cho con khi vào năm học mới.

Công nhân lao động cắt giảm chi tiêu tối đa để “mua chữ” cho con

Cắt giảm chi tiêu, nhu cầu vui chơi giải trí… là những điều công nhân lao động (CNLĐ) như anh Đỗ Trọng Tùng đang làm để chắt bóp lo cho con khi vào năm học mới.

Công nhân lao động cắt giảm chi tiêu tối đa để “mua chữ” cho con

Đằng sau niềm vui đến trường của các con là nỗi lo luôn thường trực của công nhân

Anh Đỗ Trọng Tùng quê ở Bắc Giang là công nhân Công ty TNHH Toto Việt Nam (Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội). Vợ anh cũng đang làm công nhân trong khu công nghiệp này. Giữa thời điểm Covid-19, thu nhập của hai vợ chồng anh Tùng đều bị ảnh hưởng khi chỉ được hưởng lương chính,

Công nhân lao động cắt giảm chi tiêu tối đa để “mua chữ” cho con
Công nhân lao động cắt giảm chi tiêu tối đa để “mua chữ” cho con
Công nhân lao động cắt giảm chi tiêu tối đa để “mua chữ” cho con

Thương con nhỏ nheo nhóc ở quê, hai vợ chồng quyết tâm đưa con lên Hà Nội để chăm lo, nuôi dưỡng. Cả gia đình gồm 4 người trong căn phòng trọ chưa đầy 20m2 tại xã Hải Bối (huyện Đông Anh, Hà Nội). Diện tích phòng trọ chật hẹp, không tiện nghi nhưng mỗi tháng hai vợ chồng anh Tùng vẫn phải chi khoảng gần 2,5 triệu đồng để trả tiền thuê phòng, điện nước.

Dịch Covid-19 đang ảnh hưởng trực tiếp đến “cần câu cơm” của CNLĐ nói chung và của vợ chồng anh Tùng nói riêng. Tổng thu nhập của cả hai anh chị chỉ còn khoảng hơn chục triệu đồng/tháng. Chi phí nhà trọ, tiền sinh hoạt phí, tiền học cho 2 con,… khiến anh Tùng phải tính toán chi li từng đồng để đủ sống trong đợt dịch. “Tiền lương thấp, đời sống ngày càng cao, thực phẩm tăng vọt khiến cho công nhân như mình cũng phải lao đao. Hiện tại, vợ chồng mình cắt giảm hết chi tiêu ngoài lề như mua sắm quần áo, đồ chơi, quà vặt cho con, thay vào đó là chú trọng vào chất lượng bữa cơm để con có đủ dinh dưỡng, cho con vào năm học mới…”, anh Tùng nói.

Công nhân lao động cắt giảm chi tiêu tối đa để “mua chữ” cho con
Công nhân lao động cắt giảm chi tiêu tối đa để “mua chữ” cho con
Công nhân lao động cắt giảm chi tiêu tối đa để “mua chữ” cho con
Công nhân lao động cắt giảm chi tiêu tối đa để “mua chữ” cho con

Thương con nên cố cho con theo học

Hiện tại, con lớn của anh Tùng đã bắt đầu vào lớp 1. May mắn khi xin cho con vào được một trường tư thục gần khu thuê trọ, nhưng với chi phí cho con ăn học trên thành phố, anh Tùng và vợ vẫn phải chắt bóp nhiều. Hơn thế nữa, con thứ hai của anh cũng bắt đầu đi học mẫu giáo. Chi phí cho hai đứa con đi học khiến vợ chồng anh vô cùng đắn đo.

“Vì con trai bắt đầu lên lớp 1 nên mình và vợ đối diện với nhiều lo toan hơn. Ngoài việc đóng học đầu năm, sách vở, đồ dùng học tập cho con, mình còn phải đóng thêm những khoản ngoài dự kiến ví dụ như: điều hòa, máy chiếu, máy tính cho cô giáo… Biết rằng đầu tư là tốt cho việc học của con nhưng những công nhân làm thuê như mình dù đã co kéo hết các khoản thu nhưng vẫn khó để đáp ứng yêu cầu của nhà trường. Rất may, thời gian gần đây nhà trường không thu gộp tiền học đóng nửa năm hay cả năm nữa mà chia ra đóng từng tháng. Giữa thời điểm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 như thế này, đóng một lúc hơn chục triệu thì mình cũng bó tay”, anh Tùng bộc bạch.

Công nhân lao động cắt giảm chi tiêu tối đa để “mua chữ” cho con

Bên cạnh việc thắt chặt chi tiêu, gia đình anh Tùng cũng thay đổi thói quen sinh hoạt. Trước đây, vào cuối tuần, khi hai vợ chồng thu xếp được thời gian nghỉ, sẽ đưa hai con đi công viên hoặc nhà bóng. Tuy nhiên, vào thời điểm kinh tế khó khăn, anh Tùng quyết định tạm dừng những trò vui chơi giải trí, thay vào đó thời gian cuối tuần, hai vợ chồng anh sẽ dạy con học để bớt một khoản tiền cho con đi học thêm.

Cuộc sống tha hương vốn đã nhiều khó khăn, áp lực công việc và hàng ngày đè nặng nhưng anh Tùng luôn tự nhủ sẽ là trụ cột vững chắc cho cả gia đình. Dù vất vả, nhọc nhằn, anh vẫn cố gắng để hai con được đến trường.

Dù khó khăn, thiếu thốn, không sắm sửa được nhiều cho các con nhưng mình sẽ cố gắng không để các con thất học.

Bài: Hoàng Nhung
Ảnh: Hoàng Nhung, Thu Thủy
Đồ họa: Hoàng Nhung

Xem phiên bản di động