Công nhân lao động Bắc Giang quan tâm đến vấn đề nhà ở
Kinh tế - Xã hội - 21/05/2022 16:14 D.M
Công nhân lao động Bình Dương lo lắng việc làm chưa ổn định, thu nhập còn thấp Cần thêm chính sách hỗ trợ cho lao động thuê trọ |
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành (hàng đầu, thứ hai từ trái qua) thăm thiết chế Công đoàn Hà Nam nhân dịp Tết Nguyên đán năm 2022. Ảnh: THC |
Thực hiện Công văn số 4130/TLĐ-TG ngày 16/5/2022 của Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc với Đảng, Nhà nước, LĐLĐ tỉnh Bắc Giang đã khảo sát, lấy ý kiến công nhân lao động làm việc trên địa bàn tỉnh. Thông qua khảo sát, nhiều ý kiến công nhân cho rằng, ước mơ được "an cư lạc nghiệp" còn rất xa. Vấn đề công nhân kiến nghị nổi cộm nhất vẫn là nhà ở.
Chị Ngô Thị Xuân Đào (quê ở huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa) cho biết, chị làm việc tại một doanh nghiệp may thuộc Khu công nghiệp Vân Trung (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang). Sau gần 11 năm đi làm, chị chưa thể mua được nhà hoặc thuê nhà có giá phải chăng và đảm bảo điều kiện sinh hoạt.
“Suốt hàng chục năm làm việc chăm chỉ, tôi tích cóp được một số tiền. Tôi mong muốn có thể mua được một căn hộ chung cư giá trị dưới 400 triệu đồng. Nếu như giá cao hơn thì tôi muốn được thuê lâu dài. Tuy nhiên, những căn chung cư có điều kiện sinh hoạt đảm bảo thì không thể mua được với giá dưới 500 triệu đồng/căn. Còn những nhà ở xã hội giá thấp hơn thì lại xa khu công nghiệp hàng chục cây số. Việc di chuyển bằng xe máy để đi làm và đưa, đón con học hành không đảm bảo an toàn” - chị Đào cho biết.
Anh Mạc Văn Long (quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) - công nhân Công ty Luxshare ICT Bắc Giang đang dùng bữa trưa tại nhà trọ là một gói mì tôm. Ảnh: BLĐ |
Anh Mạc Văn Long, công nhân Công ty Luxshare ICT Bắc Giang bày tỏ: “Tôi mong muốn có nhiều dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và ưu tiên cho công nhân lao động nhiều hơn. Với tình hình giá cả tăng cao hiện nay, chúng tôi rất khó thực hiện được dự định mua nhà. Mong Chính phủ có nhiều hình thức trợ vốn để người lao động dễ tiếp cận với các khoản vay mua nhà ở. Chúng tôi là gia đình trẻ nên mong muốn có thêm nhà trẻ gần nơi ở, nơi làm việc để thuận tiện đưa đón con".
Trao đổi với chúng tôi, một chủ tịch công đoàn cho biết: “Nhịp sống và hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty đã đi vào ổn định. Mong muốn lớn nhất của công nhân là có chính sách về tiền lương hợp lý, đảm bảo cho người lao động có mức sống ổn định, có một phần tích lũy. Bên cạnh đó, công nhân cần có nhà để yên tâm làm việc. Tuy nhiên, trong bối cảnh giá cả tăng cao, việc mua nhà của công nhân càng xa vời hơn".
Hàng nghìn người lao động thuê trọ tại Núi Hiểu, xã Quang Châu, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang trở về quê khi làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát. Ảnh: BYT |
Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng LĐLĐ Việt Nam) vừa tiến hành cuộc khảo sát về nhà ở và đời sống công nhân lao động. Những ý kiến công nhân đề xuất tập trung vào vấn đề “nóng” đó là nhà ở.
“Chúng tôi đang tiến hành cuộc nghiên cứu lớn giữa thực trạng, nhu cầu của người lao động và các dự án, đề án của tổ chức Công đoàn, chính sách đầu tư của Chính phủ về nhà ở cho người lao động. Năm 2021, cả nước có tổng cộng 266 dự án về nhà ở xã hội. Trong đó, 214 dự án có liên quan đến công nhân hoặc dành cho công nhân với quy mô khoảng 600 ha. Có 116/214 dự án đã hoàn thành. Tính ra, tỉ lệ diện tích đất đưa vào sử dụng mới đạt 44% so với kế hoạch. Về kết quả đầu tư phát triển nhà ở, cả nước mới hoàn thành 2,5 triệu mét vuông nhà ở, đáp ứng nhu cầu của 330.000 lao động. Con số này mới đạt 39% mục tiêu về nhà ở cho công nhân mà Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 đặt ra. Theo Chiến lược này, Chính phủ đặt ra mục tiêu đến năm 2020 phải đáp ứng 70% nhu cầu về nhà ở cho công nhân lao động, tương đương với 840.000 người” - TS. Nhạc Phan Linh - Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn cho biết.
LĐLĐ tỉnh Bắc Giang thăm hỏi công nhân tại khu nhà trọ. Ảnh: CĐ |
Các bộ, ngành, địa phương đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách về nhà ở cho công nhân. Tuy nhiên, tại diễn đàn đối thoại với Thủ tướng Chính phủ, năm nào công nhân cũng bày tỏ mong muốn về vấn đề "nóng" là nhà ở.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nhu cầu về nhà ở của công nhân lao động chưa được đáp ứng. Theo TS. Lê Phan Linh - Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn, nước ta vẫn chưa có chính sách nhà ở riêng dành cho công nhân. Các chính sách nhà ở dành cho công nhân mới chỉ thông qua các dự án nhà ở xã hội. Điều 49 Luật Nhà ở năm 2014 có quy định về chính sách nhà ở xã hội áp dụng cho 10 đối tượng (bao gồm công nhân). So với các nhóm đối tượng khác thì công nhân chưa được sự ưu tiên. Khoảng 60 đến 70% lao động ngoại tỉnh ở các vùng trọng điểm công nghiệp, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất có nhu cầu nhà ở nhưng chưa được đáp ứng. Chính sách về thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân vẫn chưa thực sự hấp dẫn… Thêm vào đó, chính sách về đất đai có nhiều vướng mắc khiến việc xây dựng nhà ở công nhân chậm được triển khai.
Theo thống kê của LĐLĐ tỉnh Bắc Giang, toàn tỉnh có 40.000 công nhân ngoại tỉnh đang phải thuê nhà trọ. Điều kiện sinh hoạt chật chội, ẩm thấp, nóng bức, không đảm bảo cho cuộc sống của người lao động và gia đình họ. Tổng LĐLĐ Việt Nam đã thống nhất với Tỉnh ủy, UBND tỉnh về chủ trương bố trí quỹ đất xây dựng thiết chế Công đoàn, trong đó bao gồm nhà ở cho công nhân lao động. Đến nay, quá trình này vẫn đang được xúc tiến triển khai.
Tạp chí Lao động và Công đoàn mở diễn đàn “Đề xuất, kiến nghị của công nhân lao động gửi đến Thủ tướng”, mong nhận được ý kiến, kiến nghị của đoàn viên, người lao động. Chúng tôi mong muốn, qua diễn đàn này, công nhân lao động có điều kiện để thẳng thắn đề xuất, kiến nghị và những nguyện vọng, mong ước gửi đến người đứng đầu Chính phủ. Thời gian nhận bài viết tham gia diễn đàn: từ ngày 16/05 đến hết ngày 21/5/2022. Mọi ý kiến xin gửi về địa chỉ: [email protected] |
Tình yêu bóng đá và lòng kính trọng lãnh tụ Hôm nay là một ngày lễ lớn của đất nước. Hôm nay là ngày toàn dân ta kỷ niệm lần thứ 132 ngày sinh Chủ ... |
Bàn thắng, Tiến Linh và tình yêu bóng đá Sau những phút giằng co quyết liệt trên sân cỏ với không ít khó khăn và có phần lúng túng của đội tuyển U23 Việt ... |
Tiếp tục nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn về pháp luật lao động Đoàn giám sát liên ngành do đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam làm Trưởng đoàn đã làm việc ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 12/09/2024 18:21
Vietcombank đã ủng hộ số tiền 2 tỷ đồng, cùng Công đoàn ngành Ngân hàng chung tay hỗ trợ đồng bào khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3.
Kinh tế - Xã hội - 12/09/2024 16:57
Cơn bão số 3 đã ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều tỉnh, thành phố phía Bắc nước ta, gây thiệt hại lớn. Trước tình hình đó, Công đoàn ngành Giáo dục TP. Đà Nẵng đã có công văn kêu gọi toàn ngành vận động ủng hộ.
Kinh tế - Xã hội - 12/09/2024 09:27
Lê Thị Trà My, tay đua nữ duy nhất tại Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024 bày tỏ sự phấn khích khi lần đầu tiên tham gia một giải đua lớn.
Kinh tế - Xã hội - 12/09/2024 09:15
Trong ba ngày diễn ra từ 11 đến 13/10, Mercedes-Benz Việt Nam (MBV) sẽ chính thức tổ chức sự kiện Triển lãm xe Mercedes-Benz: The Avantgarde 2024 tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc tế I.C.E Hà Nội.
Kinh tế - Xã hội - 11/09/2024 21:00
Mã lệ phí trước bạ là một dãy số duy nhất được cấp cho mỗi hồ sơ khai lệ phí trước xe máy. Nó giống như một "căn cước công dân" của hồ sơ, giúp cơ quan thuế dễ dàng quản lý và theo dõi quá trình nộp lệ phí của từng cá nhân hoặc tổ chức.
Kinh tế - Xã hội - 11/09/2024 20:00
Lệ phí trước bạ là một loại thuế mà người mua xe máy phải nộp khi đăng ký sở hữu phương tiện. Mức thu này được quy định bởi pháp luật và thay đổi tùy thuộc vào từng thời điểm và khu vực.