Công khai, minh bạch, bảo đảm hiệu quả

Năm 2020 là một năm đầy biến động, thách thức đối với tổ chức Công đoàn Việt Nam nói chung và công tác tài chính công đoàn nói riêng. Bên cạnh đó cũng ghi nhận những thành tựu đáng kể của công tác tài chính công đoàn đóng góp vào kết quả chung trong hoạt động của hệ thống công đoàn cả nước.

Triển khai tốt nhiệm vụ được giao

Thực hiện kế hoạch sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn 2012 của Quốc hội, Tổng LĐLĐ Việt Nam với vai trò là cơ quan chủ trì soạn thảo đã ban hành, triển khai Kế hoạch số 91/KH-TLĐ ngày 26/11/2019 về thực hiện các hoạt động sửa đổi Luật Công đoàn. Bám sát Nghị quyết số 18 của BCH Trung ương (khóa XII) và Kế hoạch 07 của Bộ Chính trị liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn, Tổng Liên đoàn tập trung vào 3 chính sách lớn để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, đó là vấn đề: Tổ chức bộ máy; tài chính công đoàn và sự đồng bộ, thống nhất giữa các quy định của Luật Công đoàn với Hiến pháp năm 2013 và hệ thống pháp luật, nhất là Bộ luật Lao động năm 2019; trong đó, vấn đề về tài chính công đoàn trong bối cảnh mới được dư luận quan tâm và Tổng Liên đoàn chú trọng làm rõ.

Thực hiện các quy định của Tổng Liên đoàn, trong giai đoạn 2012 - 2020, nguồn tài chính của tổ chức Công đoàn được dành cho CĐCS là chủ yếu. Năm 2015, nguồn kinh phí công đoàn CĐCS được sử dụng là 65%. Thực hiện Nghị quyết 07b/NQ-TLĐ, từ năm 2016 nguồn kinh phí công đoàn (KPCĐ) dành cho CĐCS mỗi năm tăng 1%, phấn đấu đến năm 2025 nguồn KPCĐ dành cho CĐCS là 75%. Từ đó CĐCS sẽ có thêm điều kiện để chăm lo, bảo vệ cho đoàn viên và NLĐ.

LĐLĐ tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị tập huấn công tác tài chính công đoàn năm 2020 cho đội ngũ cán bộ làm công tác kế toán của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.

Công khai, minh bạch, bảo đảm hiệu quả

Tổng Liên đoàn cũng đã định hướng việc phân phối giữa các công đoàn cấp trên, trong đó Tổng Liên đoàn 2% tổng nguồn thu KPCĐ và đoàn phí công đoàn (ĐPCĐ); LĐLĐ tỉnh, ngành khoảng 30% phần kinh phí còn lại sau khi đã phân phối cho CĐCS và nộp Tổng Liên đoàn; công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khoảng 70% phần kinh phí còn lại sau khi đã phân phối cho CĐCS và nộp Tổng Liên đoàn.

Dịch Covid-19 diễn ra từ đầu năm, tái bùng phát vào cuối tháng 7 tại một số địa phương đã tác động lớn đến tình hình việc làm và thu nhập của NLĐ. Đến hết quý III, tình hình việc làm và thu nhập của NLĐ dần được cải thiện. Tuy nhiên, tại một số doanh nghiệp gia công hàng xuất khẩu (tập trung tại các ngành dệt may, da giày…), do ảnh hưởng từ việc cắt giảm đơn hàng xuất khẩu vào các thị trường chủ yếu (Mỹ, châu Âu…) nên đã thực hiện việc chấm dứt hợp đồng với một bộ phận NLĐ. Điều này làm tác động không nhỏ đến đời sống của NLĐ, nhất là đối với các gia đình có nhiều thành viên cùng thuộc diện bị cắt, giảm, .

Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Tổng Liên đoàn đã kịp thời hướng dẫn các cấp công đoàn triển khai các hoạt động theo từng giai đoạn cụ thể của cuộc chiến phòng chống dịch bệnh Covid-19; tổ chức các hoạt động chăm lo, hỗ trợ cho đoàn viên, NLĐ bị ảnh hưởng do dịch bệnh. Tổng Liên đoàn sớm có chủ trương về việc lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, miễn đóng đoàn phí công đoàn đối với đối tượng đoàn viên công đoàn có thu nhập thấp hơn mức lương cơ sở. Vận động cán bộ công đoàn chuyên trách ủng hộ mỗi tháng một ngày lương trong thời gian 3 tháng (từ tháng 6 đến tháng 8/2020). Đồng thời ban hành quyết định chi hỗ trợ trực tiếp cho NLĐ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh từ nguồn tài chính công đoàn. Kết quả, các cấp công đoàn đã chi tổng số tiền hơn 656,937 tỷ đồng đễ hỗ trợ, chăm lo cho 658.989 NLĐ, trong đó nguồn tài chính công đoàn là chủ yếu (chiếm hơn 65,2%).

Đảm bảo các quy định với tài chính công đoàn

Ngay sau khi Luật Công đoàn năm 2012 có hiệu lực, Tổng Liên đoàn đã phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị định số 191/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 quy định chi tiết về tài chính công đoàn; phối hợp với Bộ LĐ-TB&XH trình Chính phủ bổ sung, sửa đổi Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 quy định xử phạt hành chính vi phạm Luật Lao động trong đó có các điều khoản về xử phạt vi phạm Luật Công đoàn về đóng kinh phí công đoàn.

đã ban hành các quyết định quy định về thu, chi, phân phối, quản lý tài chính tài sản công đoàn; quy định hoạt động kinh tế, sự nghiệp công đoàn; quy định tiêu chuẩn, trình độ cán bộ làm công tác kế toán công đoàn. Để thực hiện đồng bộ công tác tài chính công đoàn, đảm bảo hoạt động tài chính công đoàn hiệu quả, hiệu lực, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn đã trình BCH xây dựng và ban hành Nghị quyết 07b/NQ-TLĐ ngày 21/01/2016 về công tác tài chính công đoàn trong tình hình mới. Nghị quyết đã chỉ rõ những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý tài chính công đoàn, đồng thời cũng chỉ ra những thách thức, cơ hội của tổ chức Công đoàn, từ đó đưa ra định hướng, giải pháp cho hoạt động tài chính công đoàn. Đến nay hệ thống các văn bản về tài chính công đoàn đã cơ bản tạo ra hành lang pháp lý cho công tác thu, chi, quản lý tài chính, tài sản công đoàn; công tác ghi chép sổ sách, tổng hợp báo cáo kế toán, báo cáo tài chính cơ bản đúng theo quy định của Nhà nước. Tổng Liên đoàn tổ chức triển khai ngay các văn bản hướng dẫn khi có Luật và Nghị định. Công tác tập huấn, hướng dẫn được công đoàn các cấp trên cơ sở triển khai đến các CĐCS và đối tượng đóng KPCĐ.

Công khai, minh bạch, bảo đảm hiệu quả

ĐLĐ tỉnh Khánh Hòa tổ chức nghiệm thu và bàn giao công trình Trung tâm Văn hóa - Thể thao công nhân Khu CN Suối Dầu.

Thực tiễn tổ chức và hoạt động của công đoàn nhiều thập kỷ qua cho thấy, nguồn thu KPCĐ cùng với các nguồn thu khác là cơ sở quan trọng để tổ chức Công đoàn có nguồn lực đủ mạnh để thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ, góp phần nâng cao trách nhiệm của người sử dụng lao động, chăm lo tốt hơn cho NLĐ… Đối với CĐCS, phần kinh phí này giữ vai trò quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong việc đảm bảo để CĐCS hoạt động. Do đó, việc giữ lại 2% KPCĐ là điều kiện quyết định để Công đoàn Việt Nam thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình, đặc biệt là để chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, NLĐ… Như trong năm 2020, trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, Tổng Liên đoàn đã có Quyết định số 643/QĐ-TLĐ ngày 22/05/2020 cho phép sử dụng nguồn tài chính tích lũy khoảng 500 tỷ để chi hỗ trợ cho đoàn viên, NLĐ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Ngoài ra, tại các cấp công đoàn cũng đã chủ động thực hiện chi hỗ trợ, động viên đoàn viên, NLĐ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19 với mức chi từ 500.000đ/người đến 1.000.000đ/người.

Tài chính công đoàn là điều kiện bảo đảm cho hoạt động thực hiện quyền, trách nhiệm của công đoàn và duy trì hoạt động của hệ thống công đoàn.

Công khai, minh bạch, bảo đảm hiệu quả

Căn cứ vào Luật Công đoàn và Nghị định của Chính phủ hướng dẫn về tài chính công đoàn, Tổng Liên đoàn đã xây dựng và ban hành hệ thống các văn bản quy định về tài chính cơ bản đảm bảo theo quy định của Pháp luật.

Nghị định 191/2013/NĐ-CP có quy định Tổng Liên đoàn có trách nhiệm xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu tài chính công đoàn trên cơ sở vận dụng định mức, chế độ do Nhà nước quy định để bảo đảm đáp ứng yêu cầu quản lý trong hệ thống tổ chức Công đoàn; quy định phân cấp thu, phân phối nguồn thu và quản lý nguồn thu (đoàn phí, KPCĐ, các nguồn thu khác theo quy định) để thực hiện trong hệ thống tổ chức Công đoàn. Do đó việc ban hành một số văn bản của Tổng Liên đoàn có một số điểm chưa phù hợp với quy định. Vì vậy, để các quy định về tài chính đối với công đoàn chặt chẽ hơn, về cơ bản, Bộ Tài chính và Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ điều chỉnh, bổ sung các quy định về tài chính của tổ chức Công đoàn trong Luật Công đoàn và nghị định quy định về vấn đề quản lý, phân phối nguồn tài chính này. Trong thời gian tới đây, đối với các văn bản quy định về thu, chi, quản lý tài chính, tài sản công đoàn, Tổng Liên đoàn sẽ xin ý kiến của các các bộ, ngành liên quan để bổ sung, hoàn thiện các văn bản trước khi ban hành.

Với tư cách là cơ quan chủ trì soạn thảo Dự án Sửa đổi, bổ sung một số điều của , Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đề xuất, tham mưu với Quốc hội sửa đổi, bổ sung 4 điều về tài chính công đoàn trong Luật Công đoàn 2012. Hướng sửa đổi, bổ sung là tăng cường tính công khai, minh bạch, đồng bộ với các luật khác; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; những vấn đề về tài chính phải đưa vào luật để mọi người thực hiện cho đúng.

Công khai, minh bạch, bảo đảm hiệu quả

Bài viết: Nguyễn Minh Dũng

Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng ban Tài chính Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam