Công đoàn Việt Nam đã thể hiện rõ hơn vai trò đại diện cho người lao động
Nghiên cứu - 25/06/2022 15:18 TS. PHẠM THỊ THU LAN, Viện Công nhân và Công đoàn
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao quà cho CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Bắc Giang vào ngày 12/6/2022. Nguồn: bacgiang.gov.vn. |
Từ những hoạt động thiết thực cho CNLĐ...
Các hoạt động thiết thực như: trao tặng quà cho đoàn viên và NLĐ; trao nhà “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; tổ chức các hoạt động nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho CNLĐ như: đá bóng, kéo co, văn nghệ, thể dục, thể thao..., tổ chức các phiên chợ 0 đồng, phiên chợ bán hàng giá gốc, giá ưu đãi cho CNLĐ; khám và tư vấn sức khỏe miễn phí cho công nhân và con CNLĐ, tặng sổ tiết kiệm "Công đoàn Việt Nam" cho trẻ mồ côi là con đoàn viên công đoàn tử vong do dịch Covid-19...
Đặc biệt, Tháng Công nhân năm nay, Tổng LĐLĐ Việt Nam phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam khởi động chương trình giải trí trên truyền hình phục vụ CNLĐ cả nước với tên gọi "Giờ thứ 9+”. Chương trình giới thiệu hình ảnh người công nhân Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, tạo sân chơi cho CNLĐ thể hiện tài năng cá nhân, kỹ năng nghề nghiệp, hiểu biết pháp luật,… giúp CNLĐ nâng cao đời sống tinh thần sau giờ làm việc vất vả, đồng thời tuyên truyền, giáo dục góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị, tinh thần yêu nước, yêu lao động của công nhân, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của đất nước.
Tháng Công nhân năm 2022 không chỉ có các hoạt động chăm lo cho NLĐ mà còn là Tháng Hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) nhằm hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc. Công đoàn các cấp phối hợp với cơ quan chính quyền đồng cấp thực hiện kiểm tra về ATVSLĐ, rà soát phát hiện các nguy cơ rủi ro, bổ sung các nội quy, quy trình làm việc an toàn tại nơi làm việc, đảm bảo các xưởng thực hành, phòng thí nghiệm, các nơi làm việc đều có nội quy lao động và hướng dẫn sử dụng các phương tiện lao động an toàn.
Công đoàn tổ chức tuyên truyền cho đoàn viên, NLĐ nắm vững kiến thức pháp luật, nâng cao ý thức tuân thủ các quy định khi tham gia giao thông, lái xe an toàn, không uống rượu bia khi tham gia giao thông, đội mũ bảo hiểm và chú ý quan sát khi qua đường, hướng dẫn các kỹ năng làm việc, giảm thiểu rủi ro và tai nạn lao động tại nơi làm việc, thực hiện môi trường làm việc “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid-19”. Bên cạnh đó, các hoạt động truyền thông về chăm sóc sức khỏe sinh sản nữ CNLĐ cũng được tổ chức ở nhiều nơi làm việc để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho lao động nữ.
Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Khánh Hòa Bùi Thanh Bình trao quà cho đoàn viên, người lao động Công ty TNHH Komega - X khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Ảnh: LĐLĐ Khánh Hòa. |
Nổi bật trong các hoạt động của năm nay ở tất cả các địa phương là các hoạt động bảo vệ việc làm và cải thiện điều kiện làm việc của NLĐ, bao gồm: kết nối, giới thiệu việc làm, học nghề, thương lượng, đối thoại với người sử dụng lao động về lương, thưởng, phúc lợi, điều kiện làm việc... Công đoàn các cấp đã chủ động nắm bắt tình hình nợ lương, nợ đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế... của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, ngành và tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng để thanh tra, kiểm tra, giám sát người sử dụng lao động, đảm bảo chấp hành pháp luật lao động liên quan.
Đồng thời, công đoàn các cấp cũng tăng cường tuyên truyền, phổ biến chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà đến NLĐ; tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ NLĐ thực hiện thủ tục nhận gói hỗ trợ của Chính phủ, đẩy mạnh giám sát thực hiện Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15 ngày 23/3/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Số giờ làm thêm trong 1 năm, trong 1 tháng của NLĐ trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội”.
... đến gặp gỡ, đối thoại với Thủ tướng Chính phủ
Hoạt động đáng chú ý của Tháng Công nhân năm 2022 là “Đối thoại tháng 5”. Bên cạnh các cuộc đối thoại cấp tỉnh giữa lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương với CNLĐ trên địa bàn tỉnh, Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức chương trình đối thoại quốc gia của CNLĐ cả nước với về chủ đề “Công nhân Việt Nam với khát vọng phát triển đất nước”, tổ chức tại tỉnh Bắc Giang vào sáng 12/6/2022.
Chương trình có sự tham gia của 4.500 CNLĐ tại điểm cầu chính tỉnh Bắc Giang và đông đảo CNLĐ trong cả nước tại 63 điểm cầu các tỉnh, thành phố. Tham dự buổi đối thoại của Thủ tướng Chính phủ với công nhân có Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, đại diện lãnh đạo các bộ, ban ngành và lãnh đạo một số tập đoàn kinh tế, hiệp hội ngành nghề…
Công nhân đề nghị quan tâm hơn đến chính sách nhà ở, trợ cấp cho trẻ mầm non là con công nhân. Ảnh: VGP |
Gần 10.000 câu hỏi, kiến nghị của CNLĐ được nêu tại buổi đối thoại liên quan tới: lương tối thiểu, chính sách hỗ trợ NLĐ khi bị ảnh hưởng bởi Covid-19, nhu cầu bức thiết về nhà ở và chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho CNLĐ, hỗ trợ tín dụng cho công nhân, học nghề, đào tạo nghề, xử lý doanh nghiệp vi phạm pháp luật lao động như không ký hợp đồng lao động, nợ lương, nợ Bảo hiểm xã hội,… nhu cầu khám chữa bệnh, bảo đảm về an toàn thực phẩm, bảo đảm an ninh, an toàn tại nơi ở và nơi làm việc…
Các ý kiến đối thoại của công nhân cho thấy bên cạnh các mối quan tâm về tiền lương, thu nhập, đời sống, việc làm hằng ngày, CNLĐ còn quan tâm tới việc cải thiện địa vị người công nhân trong xã hội, yêu cầu phát triển kỹ năng nghề nghiệp thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, yêu cầu các cơ quan Chính phủ giải quyết các vấn đề xã hội làm ảnh hưởng không chỉ tới CNLĐ mà còn tới tình hình an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội như tín dụng đen, đe dọa, khủng bố tinh thần, chiếm đoạt tài sản tiền lương trả qua tài khoản ATM, chiếm đoạt thời gian đóng Bảo hiểm xã hội… vấn đề quy hoạch phát triển thành phố, bệnh viện, yêu cầu giải quyết những kẽ hở của hệ thống y tế đặt ra do sự xuất hiện của đại dịch Covid-19…
Trước những mong muốn và nguyện vọng chính đáng của CNLĐ cả nước, Thủ tướng Chính phủ đã đề nghị các bộ, ban ngành khẩn trương kiểm tra và đưa ra giải pháp cụ thể để giải quyết các vấn đề công nhân nêu.
Đối thoại giữa Thủ tướng Chính phủ với CNLĐ cả nước do Công đoàn Việt Nam tổ chức thành công không chỉ ở việc các vấn đề CNLĐ nêu sẽ từng bước được giải quyết mà còn thể hiện ở sự thay đổi trong vai trò và phương thức hoạt động của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Công đoàn Việt Nam đã thể hiện rõ hơn vai trò đại diện cho NLĐ và làm cầu nối để CNLĐ được trực tiếp gặp gỡ và tham gia ý kiến với người đứng đầu Chính phủ về việc làm, đời sống và thu nhập của họ.
Những giải đáp của Thủ tướng và lãnh đạo các bộ, ban ngành đối với các câu hỏi CNLĐ nêu ra cũng như những lời hứa giải quyết các vấn đề nảy sinh trong xã hội cho thấy sự đổi mới trong phương thức lãnh đạo, quản lý và điều hành của Đảng và Nhà nước Việt Nam, từ đó góp phần thực thi các cam kết về lao động, công đoàn trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, giúp Việt Nam xây dựng hệ thống quan hệ lao động hiện đại và ngày càng đáp ứng hơn với yêu cầu của hội nhập quốc tế.
Những kết quả thiết thực từ các cuộc đối thoại đặc thù của Thủ tướng Chính phủ Hôm nay, ngày 12/6/2022, cuộc đối thoại lần thứ sáu với công nhân lao động của Thủ tướng được Tổng Liên đoàn Lao động tổ ... |
Hà Nội: Hơn 1.400 cuộc đối thoại trong Tháng Công nhân 2022 Tháng Công nhân 2022, các cấp Công đoàn Thủ đô đã phối hợp với chính quyền, chuyên môn đồng cấp kiểm tra, giám sát thực ... |
Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Điện Biên: "Hoạt động Tháng Công nhân lan tỏa rộng trong xã hội" Tháng Công nhân năm 2022 khép lại với nhiều hoạt động ý nghĩa và sôi nổi tại nhiều địa phương trên cả nước. Phóng viên ... |
Tin cùng chuyên mục
Nghiên cứu - 09/09/2024 13:38
Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X nêu rõ “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”.
Nghiên cứu - 21/06/2024 16:35
Nhân Tháng Công nhân 2024, TS. Phạm Thị Thu Lan, nhà nghiên cứu quen biết về phong trào công nhân, hoạt động công đoàn (công tác tại Viện Công nhân và Công đoàn) có bài viết về tình đoàn kết và niềm tin của NLĐ, điều sẽ tạo ra quyền lực mềm cho tổ chức Công đoàn. Tạp chí LĐ&CĐ xin giới thiệu với bạn đọc phân tích thú vị và rất đáng suy ngẫm này.
Nghiên cứu - 28/05/2024 15:33
Hệ thống chính sách, pháp luật về lao động, việc làm ở nước ta đã được chú trọng xây dựng, hoàn thiện nhưng vấn đề tiếp cận, thụ hưởng chính sách của người lao động còn cần được cải thiện hơn nữa.
Nghiên cứu - 28/05/2024 14:54
Cơ sở để bảo đảm việc làm, thu nhập, chăm lo đời sống, đáp ứng nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người lao động (NLĐ) xuất phát từ các tiền đề về tiền lương, phúc lợi về nhà ở, sức khỏe y tế, cải thiện đời sống văn hóa tinh thần, hỗ trợ chăm sóc con em.
Nghiên cứu - 28/05/2024 10:28
Với sự nỗ lực, tự học hỏi, rèn luyện, công nhân đã có trình độ học vấn và chuyên môn nghề nghiệp khá cao, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nghiên cứu - 24/05/2024 18:18
Số An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tháng 5 là số đặc biệt, tăng từ 64 lên 80 trang, in màu trên giấy couche, xuất bản - phát hành ngày 25/5/2024 đến các cấp công đoàn, đội ngũ an toàn vệ sinh viên, cán bộ an toàn các đơn vị sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp trên toàn quốc.