Công đoàn và người lao động không thể đứng ngoài “chuyển đổi số”
Cách làm hay - 09/07/2021 14:22 Duy Minh
Công đoàn ĐLVN: Nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch cả năm Tổng LĐLĐ Việt Nam giao Khai mạc Hội nghị lần thứ XXI Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Bổ sung đối tượng miễn đóng đoàn phí công đoàn |
Ông Trịnh Tuấn Sơn - Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia chia sẻ về Công đoàn phát động phong trào thi đua chuyển đổi số |
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ đã tác động mạnh và sâu sắc đến các lĩnh vực hoạt động trên thế giới. Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) trên nền tảng số hoá sẽ có vai trò quyết định đến sự phát triển của Tổng công ty.
Người lao động của Tổng công ty làm việc trong nhiều điều kiện lao động khác nhau. Ảnh" EVNNPT |
Căn cứ vào chiến lược chuyển đổi số của Tổng công ty giai đoạn 2021 - 2025, Ban Thường vụ Công đoàn EVNNPT đã phát động phong trào thi đua “Chuyển đổi số trong EVNNPT” trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) thông qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ tháng 5/2021 đến tháng 12/2021: Đoàn viên, người lao động tham gia giải thưởng “Chuyển đổi số Việt Nam năm 2021” do Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức; Tổ chức “Cuộc thi trắc nghiệm về Chuyển đổi số trong EVNNPT”.
Giai đoạn 2: Từ tháng 01/2022 đến tháng 10/2022: các tập thể, cá nhân tham gia “Cuộc thi tìm kiếm các giải pháp chuyển đổi số trong EVNNPT năm 2022" bằng việc đăng ký các giải pháp, sản phẩm hoàn chỉnh chuyển đổi số trong lĩnh vực truyền tải điện và gửi về EVNNPT để xét chọn, trao thưởng.
Giai đoạn 3: Từ tháng 11/2022 đến tháng 7/2023, người lao động tham gia Cuộc thi “Chuyển đổi số trong EVNNPT” theo 4 thể loại (bài viết, sáng tác thơ, nhạc, ảnh) với các nội dung: Phản ánh kết quả, hiệu quả của quá trình chuyển đổi số của EVNNPT trong năm 2021 và những năm tiếp theo; phản ánh các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống CNVCLĐ; ghi nhận những cách làm hay, sáng tạo, những sáng kiến có giá trị đem lại hiệu quả thiết thực; những công trình tiêu biểu; những đổi mới, những thành tựu nổi bật, những sự kiện, hoạt động trong quá trình chuyển đổi số của EVNNPT và các đơn vị; khắc họa những nhân tố điển hình, những hình tượng tiêu biểu trong CNVCLĐ, những tập thể có nhiều thành tích xuất sắc, đi đầu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, trong phong trào CNVCLĐ và quá trình chuyển đổi số của EVNNPT…
Cán bộ Phòng Kỹ thuật Công ty Truyền tải Điện 2 (PTC2) đang điều khiển UAV sáng chế xử lý sự cố trên đường dây 500 kV. Ảnh: EVNNPT |
Theo ông Trịnh Tuấn Sơn – Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia: "Công đoàn EVNNPT muốn đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, CNVCLĐ về chuyển đổi số và tác động đối với đời sống kinh tế, xã hội nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh của EVNNPT nói riêng. Bằng cách số hóa hoạt động kinh doanh, quy trình quản trị, quy trình sản xuất, tập trung chuyển đổi số trong lĩnh vực quản lý vận hành, dịch vụ kỹ thuật, đầu tư xây dựng và quản trị doanh nghiệp nhằm giảm tổn thất, tăng khả năng truyền tải, giảm thời gian cắt điện, tăng tính an toàn và ổn định, xây dựng hệ thống truyền tải điện hiện đại.
Từ đó, đoàn viên, người lao động có nhận thức đúng về bản chất, đặc trưng, các cơ hội và thách thức của chuyển đổi số trong thực hiện nhiệm vụ tại cơ quan, đơn vị để có cách tiếp cận, giải pháp phù hợp, hiệu quả; động viên cán bộ, CNVCLĐ phát huy sáng kiến, lao động sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ trên tất cả các lĩnh vực góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số của EVNNPT và các đơn vị".
Công đoàn còn phối hợp với chuyên môn tổ chức các khóa đào tạo về nhận thức, chiến lược, quản trị chuyển đổi số cho cán bộ quản lý EVNNPT và đơn vị; quan điểm định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)/EVNNPT về chuyển đổi số; các thói quen văn hóa thúc đẩy chuyển đổi số. Thực hiện đào tạo qua eLearning kết hợp cuộc thi online để phổ biến nhận thức về chuyển đổi số, an toàn thông tin đến toàn bộ cán bộ, công nhân viên.
Các cấp công đoàn luôn quan tâm đến người lao động. Ảnh: EVNNPT |
Đến nay, EVNNPT đã hoàn thành xong giai đoạn 1 của phong trào thi đua “Chuyển đổi số trong EVNNPT”. Đã xét chọn và đăng ký gửi Hội Truyền thông Việt Nam 02 sản phẩm tham gia giải thưởng “Chuyển đổi số Việt Nam năm 2021” (Bao gồm thiết bị bay “Rồng lửa” và xây dựng hệ thống điều khiển tích hợp trạm biến áp trên nền tảng giao thức IEC 61850 sử dụng phần mềm giám sát điều khiển độc lập với nhà sản xuất thiết bị). Trong đó, “Rồng lửa” là thiết bị bay không người lái do các kỹ sư Công ty Truyền tải điện 2 (PTC2) cải tiến có camera độ nét cao và có thể “khạc lửa” xử lý nhanh, gọn, chính xác vật thể vướng trên đường dây 500 kV chỉ trong vài phút.
Đồng thời tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động trong Tổng Công ty tham gia Cuộc thi trắc nghiệm online về “Chuyển đổi số trong EVNNPT”. Qua cuộc thi đã giúp đoàn viên, người lao động nắm được chủ trương, quan điểm định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của EVN, EVNNPT về chuyển đổi số; các thói quen, văn hóa thúc đẩy chuyển đổi số; cập nhật thông tin tài liệu về chuyển đổi số, các nguy cơ mất an toàn và biện pháp phòng tránh.
Kết quả, có 7.054/7.067 đoàn viên, người lao động (99,8%) thuộc 10/10 đơn vị trong Tổng công ty tham gia với 32.145 lượt ôn luyện. Nhiều đoàn viên có số lượt ôn luyện hàng trăm lần.
Nhiều đơn vị thuộc Công đoàn Điện lực Việt Nam nghe chia sẻ kinh nghiệm của Công đoàn EVNNPT về thực hiện chuyển đổi số |
Công đoàn EVNNPT đã tham gia sửa đổi, ban hành mới và thực hiện các quy trình, quy định phù hợp với chuyển đổi số; phối hợp với chuyên môn tập trung nguồn lực xác định nhiệm vụ và phát triển các trọng tâm chuyển đổi số với từng lĩnh vực: quản lý vận hành, đầu tư xây dựng, quản trị nội bộ, công nghệ thông tin và tự động hóa. Cùng với chuyên môn, công đoàn đã tham gia sâu, ban hành Kế hoạch chuyển đổi số trong EVNNPT, giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, đã xây dựng mục tiêu cụ thể, chi tiết từng năm cho cả nhiệm vụ về chuyển đổi số Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao và EVNNPT tự thực hiện về quản lý vận hành lưới truyền tải điện, đầu tư xây dựng, quản trị nội bộ, chính sách chuyển đổi số, xây dựng nhân lực số, xây dựng nền tảng số và an ninh bảo mật…
Cụ thể hóa việc thực hiện chuyển đổi số, Công đoàn EVNNPT đã tích cực triển khai ứng dụng về công nghệ số trong cách sống, văn hóa giao tiếp, cách làm việc, phương thức điều hành hoạt động của tổ chức với mục tiêu trong năm 2021 triển khai thống nhất Hệ thống Văn phòng số (Digital Office). 100% hồ sơ được số hóa. Các văn bản, giấy tờ đều được phát hành, ký chữ ký điện tử. Tăng cường sử dụng kênh truyền thông mạng xã hội: Facebook, zalo, viber, youtube…
Đồng thời nâng cao hiệu quả website, trang fanpage Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia… để đăng tải thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh của EVNNPT, các chế độ chính sách, pháp luật đối với người lao động; hoạt động của các đơn vị; tổ chức hỗ trợ các cuộc thi nội bộ của EVNNPT để tuyên truyền, cổ vũ đến đoàn viên, người lao động. Tổ chức linh hoạt các cuộc họp, Hội nghị trực tuyến, tiến hành họp, Hội nghị không giấy tờ. Ứng dụng công nghệ Speech - to - text trong xử lý, điều hành công việc; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác báo cáo, tổng hợp văn phòng công đoàn, kiểm tra, giám sát hoạt động công đoàn, đánh giá, chấm điểm, xếp loại các công đoàn cơ sở..
Theo ông Đỗ Đức Hùng - Chủ tịch Công đoàn Điện lực Việt Nam: "Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các đơn vị, chuyển đổi số là một hướng đi hiệu quả, là xu thế tất yếu. Do vậy, công đoàn các đơn vị cần tuyên truyền, vận động người lao động tích cực tham gia quá trình chuyển đổi số tại doanh nghiệp, trong đó tham khảo mô hình của Công đoàn EVNNPT".
Từ phản ánh của người dân, phát hiện cơ sở chế biến tương ớt bẩn quy mô lớn tại Đà Nẵng Lực lượng Cảnh sát kinh tế Công an quận Liên Chiểu phối hợp với Công an phường Hoà Minh vừa tiến hành kiểm tra kho ... |
“Em chỉ cần chồng ngồi dậy được và biết em là ai” “Em ước nhiều lắm nhưng không điều ước nào thành… Ví dụ em chỉ cần chồng em ngồi dậy được, biết em là ai. Em ... |
Làm thế nào để nhận tiền từ gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng do ảnh hưởng bởi Covid-19? “Nghe thấy có gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng hỗ trợ cho người lao động và doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi Covid-19, tôi mừng ... |
Tin cùng chuyên mục
Cách làm hay - 09/03/2022 18:32
Nói về cuộc thi viết dành cho nữ cán bộ, công nhân viên nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, đồng chí Đinh Thị Phượng - Phó Chủ tịch Công đoàn, Trưởng Ban Nữ công Công đoàn Công ty Điện lực Nghệ An chia sẻ, cuộc thi nhằm lưu giữ những giá trị về tấm gương lao động nữ trong quá khứ lẫn hiện tại để các thế hệ sau ghi nhớ.
Cách làm hay - 06/03/2022 17:58
Trước thực trạng người lao động là F0 tăng cao trong khi lực lượng cán bộ y tế địa phương “mỏng”, LĐLĐ huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) kêu gọi các đoàn viên tham gia hỗ trợ nhập dữ liệu để người lao động nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ hưởng chế độ BHXH.
Cách làm hay - 05/03/2022 08:33
Trước thực trạng những ngày qua người lao động phải chật vật xin giấy xác nhận F0 và giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, Tổng LĐLĐ Việt Nam đưa ra một số kiến nghị, đề xuất với Bộ Y tế nhằm tháo gỡ khó khăn, giúp người lao động yên tâm sản xuất.
Cách làm hay - 27/02/2022 09:15
Hơn 20 năm hình thành và phát triển, để xây dựng một môi trường làm việc trong lành, đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), Công ty TNHH Chaichareon Việt - Thái tại Khu Thương mại Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã thực hiện phương châm “Sạch người, sạch nết, sạch việc; biết nhặt, biết cất, biết vứt”, cùng chung tay xây dựng một môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp.
Cách làm hay - 26/02/2022 15:54
Vừa qua, mô hình “Câu lạc bộ xanh - an toàn” của Liên đoàn Lao động thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng) vinh dự được Ban Dân vận Tỉnh ủy Lâm Đồng lựa chọn đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen trong phong trào “Dân vận khéo” phòng, chống Covid-19 năm 2021.
Công đoàn - 14/02/2022 07:00
“Bếp ăn yêu thương” của Công đoàn Trường TH Mà Cooih, huyện Đông Giang, Quảng Nam dẫu còn thiếu thốn nhưng vẫn “đỏ lửa” suốt 2 năm nay. Bếp ăn này phục vụ những suất cơm nóng hổi cho các y bác sĩ tuyến đầu chống dịch và những bệnh nhân là đồng bào dân tộc Cơ Tu có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện.