Công đoàn đồng hành giữ lửa hạnh phúc gia đình nữ công nhân
Hoạt động Công đoàn - 03/12/2023 09:44 MINH KHÔI
Nhiều thoả ước có lợi cho lao động nữ
Lao động nữ chiếm gần 70% tổng số lao động trong ngành Dệt May. Do vậy, Công đoàn Dệt May Việt Nam xác định rõ đây là đối tượng được ưu tiên chăm lo, bảo vệ quyền lợi.
Đơn vị triển khai hiệu quả Chương trình “Xây dựng môi trường làm việc bình đẳng, vì sự tiến bộ của lao động nữ”, trong đó chú trọng tuyên truyền, phổ biến kiến thức, tham gia xây dựng chính sách liên quan đến nữ, gia đình, trẻ em.
Đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm trình bày tham luận tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, sáng 3/12/2023 - Ảnh: Hải Nguyễn |
Bên cạnh đó, Công đoàn Dệt May Việt Nam ký kết Thỏa ước Lao động tập thể ngành với nhiều nội dung có lợi cho lao động nữ như: tặng quà các ngày của chị em; lắp đặt phòng vắt trữ sữa; hỗ trợ thêm cho lao động nữ ngoài các khoản theo quy định của luật,...
Thỏa ước của nhiều đơn vị cũng quy định các chính sách tiến bộ dành cho nữ như: tầm soát ung thư; khám sức khỏe sinh sản; bố trí chuyền may riêng với ghế ngồi phù hợp; suất ăn dinh dưỡng cho mẹ bầu; tặng quà lao động nữ sinh con; hỗ trợ chi phí gửi trẻ; chi phí tránh thai cho lao động nữ khi đã sinh đủ 2 con…
Công đoàn Dệt May Việt Nam cũng chú trọng tạo môi trường học tập, thi đua gắn với bản sắc và tự hào nghề nghiệp. Minh chứng cho điều này, đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm nêu con số: trong nhiệm kỳ 2018-2023 có 232 nghìn lượt lao động nữ được học tập nâng cao trình độ, kỹ năng, tay nghề; gần 1.500 chị em được đề bạt, thăng tiến trong công việc.
Cũng theo nữ Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam, các phong trào thi đua, đặc biệt là “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” được đổi mới cả về nội dung và hình thức.
Đơn vị cũng có giải thưởng riêng cho lao động nữ mang tên bà Tổ nghề Nguyễn Thị Sen, dành tặng những chị em có nhiều đóng góp cho sự phát triển ngành.
Toàn cảnh Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam - Ảnh: Hải Nguyễn |
Đồng hành cùng lao động nữ tổ chức cuộc sống gia đình
Ngoài chăm lo cho lao động nữ, Công đoàn Dệt May Việt Nam có những hoạt động đồng hành cùng chị em đoàn viên trong tổ chức cuộc sống gia đình, giữ lửa hạnh phúc, nuôi con khoẻ, dạy con ngoan.
Tổ chức tôn vinh những Gia đình Dệt May tiêu biểu trong lao động, học tập, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh.
Đại biểu tham dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam - Ảnh: Mai Quý |
Tạo các diễn đàn, sân chơi sôi nổi, bổ ích, cập nhật xu hướng, có tính lan tỏa cao như: Chương trình Truyền thanh Công đoàn; tổ chức các cuộc thi trên mạng xã hội Tiktok: cuộc thi “Bếp nhà Dệt May”; “Lời ru bên cánh võng” tạo được xúc cảm sâu sắc, góp phần nuôi dưỡng, gắn kết gia đình.
Tổ chức Chương trình “Bay cao ước mơ” cho con người lao động học tập xuất sắc; trao học bổng “Đồng hành cùng em đến trường”; xây dựng chương trình “Đọc truyện cho bé” phát hành trên nền tảng Youtube và Facebook, nhằm đồng hành cùng người lao động trong nuôi dạy con trẻ.
Theo đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm, nhiệm kỳ mới, Công đoàn Dệt May Việt Nam xây dựng Chương trình: “Đồng hành cùng lao động nữ trong phát huy năng lực bản thân và xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc”.
Đơn vị xác định sẽ tiếp tục nghiên cứu đặc thù của ngành, tham gia xây dựng chính sách, đặc biệt là chính sách đối với lao động nữ mang thai, nuôi con nhỏ; tăng cường đào tạo nâng cao năng lực thích ứng cho lao động nữ để giúp chị em có được việc làm bền vững. Đồng thời tiếp tục đổi mới các nội dung, hình thức thi đua trong lao động nữ phù hợp thực tiễn.
“Triển khai các hoạt động gắn với nhu cầu, nguyện vọng của lao động nữ, lôi cuốn sự vào cuộc của nam giới, nhằm thay đổi nhận thức, tạo sự đồng cảm, chia sẻ của các đồng nghiệp nam cũng như những người đàn ông trong mỗi gia đình”, đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm nói và cho biết thêm sẽ thúc đẩy các câu lạc bộ sở thích, các thiết chế gắn với nhu cầu ăn ở, gửi trẻ, vui chơi giải trí, nhằm cải thiện điều kiện sinh hoạt, ổn định cuộc sống cho người lao động.
Mục tiêu việc làm bền vững cho lao động nữ
Trong tham luận của mình tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm đề nghị Chính phủ chỉ đạo kết nối các ngành, nghề phù hợp từng lứa tuổi để khi người lao động hết tuổi nghề ở những công việc nặng nhọc, có thể tiếp cận công việc phù hợp nhằm có thêm thu nhập và tham gia bảo hiểm xã hội, có mức lương đủ sống khi về hưu.
Ngoài ra, thúc đẩy thực thi các chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ, để khuyến khích doanh nghiệp tuyển dụng và thực hiện các hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam đề nghị Chính phủ quan tâm tạo cơ chế để lao động nữ được tiếp cận các loại hình nhà ở xã hội, dịch vụ thiết yếu, vay vốn làm kinh tế, học tập nâng cao trình độ, giúp lao động nữ nâng cao năng lực thích ứng, có việc làm bền vững.
Đồng thời, đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành liên quan rà soát sửa đổi, bổ sung danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, làm cơ sở xét điều kiện về tuổi hưởng lương hưu của người lao động.
Phân loại hợp lý nhóm lao động trực tiếp, lao động làm việc nặng nhọc độc hại, để người lao động được nghỉ hưu sớm so với tuổi quy định, đảm bảo sức khỏe và an toàn.
Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam đề nghị Tổng Liên đoàn tham gia xây dựng chính sách, cơ chế; ban hành các đề án nhằm đồng hành, hỗ trợ lao động nữ xây dựng hạnh phúc gia đình, chăm sóc, nuôi dạy con cái, thúc đẩy đời sống, cải thiện việc làm.
Đòng chí Phạm Thị Thanh Tâm cam kết công đoàn sẽ luôn là chỗ dựa tin cậy, là nguồn động viên để người lao động và chị em luôn yêu nghề, mến nghiệp, gắn bó với tổ chức, hăng say công tác, đóng góp xuất sắc cho sự phát triển của ngành, của tổ chức Công đoàn và đất nước.
Video: Đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm chia sẻ trong Chương trình "3 phút cùng Đại hội".
Toàn văn Dự thảo Báo cáo tóm tắt của Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XII Tại phiên trọng thể Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam diễn ra sáng nay (2/12), đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Ban ... |
Cách nào thu hút lao động phi chính thức gia nhập tổ chức Công đoàn? Tham luận Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam sáng nay (2/12), Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ TP HCM Trần Đoàn Trung đưa ra ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 22/09/2024 08:44
Dưới mái nhà chung - Công ty CP Dệt may Huế (Thừa Thiên Huế), nhiều đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn đã được công đoàn giúp đỡ, hỗ trợ. Chị Ngô Thị Hồng, đoàn viên Công đoàn Nhà máy Dệt nhuộm cũng đã được sự quan tâm, chia sẻ để vươn lên trong cuộc sống.
Hoạt động Công đoàn - 22/09/2024 07:27
Cô giáo Đoàn Thị Thoa, Tổ trưởng chuyên môn khối 1 Trường Tiểu học Trung Yên (phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) là giáo viên dày dặn kinh nghiệm, đa tài và người truyền cảm hứng cho học sinh học tập.
Hoạt động Công đoàn - 21/09/2024 09:19
Trường THCS Đặng Thúc Vịnh (Đông Thạnh, Hóc Môn, TP. HCM) không chỉ nổi tiếng với những thành tích học tập xuất sắc mà còn bởi tinh thần đoàn kết, sự chăm lo tận tụy dành cho các cán bộ, giáo viên và nhân viên trong trường. Trong đó, vai trò của Công đoàn và đặc biệt là sự lãnh đạo tận tâm của cô Nguyễn Thị Thanh Nhã - Chủ tịch Công đoàn trường - đã tạo nên môi trường làm việc đầy tình thương và sự sẻ chia.
Hoạt động Công đoàn - 21/09/2024 08:54
“Có một nghề không trồng cây trên đất/ Lại nở cho đời những đóa hoa thơm”. Cứ mỗi lần nghe những câu thơ ấy, lòng tôi lại bâng khuâng, xao xuyến và nghĩ tới cô giáo Nguyễn Thị Thúy – Công đoàn viên Trường Mầm non A xã Tứ Hiệp (xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội). Cô đã dành nhiều tâm huyết cho sự nghiệp trồng người hơn 15 năm qua.
Hoạt động Công đoàn - 20/09/2024 19:09
Ban Công đoàn Quốc phòng vừa phối hợp với các đơn vị tổ chức thăm, hỗ trợ Nhân dân và tặng quà cán bộ, chiến sỹ tham gia khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Hoạt động Công đoàn - 20/09/2024 18:58
Tôi xin phép được trích dẫn câu nói của Giáo sư Đặng Thai Mai: “Con người đến với cuộc sống từ nhiều nẻo đường, trên muôn vàn cung bậc phong phú nhưng tiêu điểm mà con người hướng đến vẫn là con người” để chia sẻ câu chuyện về một “người truyền lửa” – cô giáo Hà Thị Hảo – Hiệu trưởng Trường THCS Phan Bội Châu, thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông.