Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Thứ tư 03/01/2024 01:33

Công đoàn bảo vệ người lao động tại tòa án, đòi bồi thường 1,17 tỉ đồng

Hướng dẫn pháp luật - ĐỖ LÂM

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phân công cán bộ công đoàn tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động (NLĐ) tại phiên tòa xét xử vụ tranh chấp lao động, đòi bồi thường 1,17 tỉ đồng.
Công đoàn bảo vệ người lao động tại tòa án, đòi bồi thường 1,17 tỉ đồng
Cán bộ công đoàn Nguyễn Trung Ngạn, Trưởng Ban Chính sách Pháp luật và Quan hệ lao động LĐLĐ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tranh luận tại phiên tòa. Ảnh: NVCC

Đòi bồi thường hơn 1,17 tỉ đồng vì bị chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật

Là người được LĐLĐ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phân công đại diện tổ chức Công đoàn tham gia tố tụng dân sự giải quyết vụ án lao động, đồng chí Nguyễn Trung Ngạn, Trưởng Ban Chính sách Pháp luật và Quan hệ lao động cho biết, chiều 12/10, Tòa án Nhân dân (TAND) thị xã Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đã mở phiên tòa xét xử vụ tranh chấp về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) giữa NLĐ và Công ty Điện lực TNHH BOT Phú Mỹ 3, Khu công nghiệp Phú Mỹ 1, thị xã Phú Mỹ (gọi tắt là Công ty BOT Phú Mỹ 3).

NLĐ trong vụ tranh chấp lao động này là ông Lưu Chí Hiếu (sinh năm 1973, địa chỉ phường Long Tâm, TP.Bà Rịa), kỹ thuật viên vận hành, làm việc tại Công ty BOT Phú Mỹ 3 từ ngày 02/10/2006.

Theo hồ sơ vụ án, ngày 03/6/2021 ông Hiếu đang làm việc tại Công ty BOT Phú Mỹ 3 thì xảy ra tình trạng chóng mặt. Ông Hiếu được đưa đến phòng y tế của Công ty chăm sóc, nghỉ ngơi và sau đó trở lại làm việc.

Đến 14 giờ cùng ngày, ông Hiếu lại bị chóng mặt và được nghỉ ngơi tại phòng y tế của Công ty; khoảng 15 giờ 40 phút, ông Hiếu phát hiện tay phải không sử dụng linh hoạt được so với tay trái. Đến 16 giờ 46 phút, ông Hiếu được đưa đi cấp cứu tại Trung tâm Y tế thị xã Phú Mỹ. Đến 17 giờ 30 phút gia đình chuyển ông Hiếu tới Bệnh viện Bà Rịa.

Tại đây, bác sĩ chẩn đoán ông Hiếu bị nhồi máu não, tăng huyết áp. Ngày 5/6/2021, ông Hiếu được chuyển lên Bệnh viện 115 TP.Hồ Chí Minh điều trị; đến ngày 8/6/2021 ông xuất viện về điều trị tại địa phương.

Theo kết quả chẩn đoán của Bệnh viện 115, ông Hiếu bị nhồi máu não vùng nhân bèo bao trong trái, tăng huyết áp, hạ kali máu. Khi xuất viện, ông Hiếu bị liệt nửa người, mọi sinh hoạt phải có người chăm sóc.

Ngày 6/6/2022, Công ty BOT Phú Mỹ 3 ban hành quyết định chấm dứt HĐLĐ đối với ông Hiếu kể từ ngày 8/6/2022. Tại quyết định này, Công ty ghi nhận số tiền bồi thường cho thời hạn báo trước là “45 ngày lương và phụ cấp: 75.347.507 đồng”.

Tại Biên bản điều tra tai nạn lao động ngày 31/3/2022 của Công ty BOT Phú Mỹ 3 kết luận về tai nạn xảy ra đối với ông Hiếu: “Đây là trường hợp tai nạn lao động”. Đồng thời xác định chi phí do người sử dụng lao động trả tổng số tiền 481.736.536 đồng, trong đó lương đầy đủ từ ngày 4/6/2021 đến 7/6/2022: bao gồm lương căn bản, phụ cấp, lương tháng 13 (đã bao gồm thuế thu nhập cá nhân).

Ngày 29/8/2023, Hội đồng Giám định y khoa Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có kết luận, ông Hiếu bị tổn thương cơ thể do tai nạn lao động là 73%.

Cho rằng Công ty BOT Phú Mỹ 3 đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, ông Hiếu đã nộp đơn khởi kiện, yêu cầu TAND thị xã Phú Mỹ tuyên hủy quyết định chấm dứt HĐLĐ; buộc Công ty này chi trả số tiền hơn 1,17 tỉ đồng gồm lương và các khoản phụ cấp, hỗ trợ, các loại bảo hiểm, chế độ theo thỏa ước lao động tập thể... từ tháng 6/2022 đến nay. Đồng thời, sắp xếp cho ông Hiếu một công việc phù hợp.

Công đoàn bảo vệ người lao động tại tòa án, đòi bồi thường 1,17 tỉ đồng
Hội đồng Giám định y khoa Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có kết luận, ông Hiếu bị tổn thương cơ thể do tai nạn lao động là 73%.

Nhận định là vụ án khá phức tạp, Tòa kéo dài nghị án!

Theo đồng chí Nguyễn Trung Ngạn, quá trình tranh tụng tại phiên tòa cho thấy có sự tranh luận pháp lý quyết liệt giữa các bên.

Cụ thể phía NLĐ cho rằng căn cứ các văn bản của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Sở LĐ-TB&XH tỉnh và biên bản điều tra tai nạn lao động của Công ty BOT Phú Mỹ 3, cùng với giấy chứng nhận thương tích và biên bản giám định y khoa... thì đủ cơ sở kết luận tai nạn của ông Hiếu là tai nạn lao động.

Công ty BOT Phú Mỹ 3 căn cứ điểm b, khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động để chấm dứt HĐLĐ đối với ông Hiếu là hoàn toàn không có căn cứ và cơ sở pháp lý. Những quy định này không áp dụng cho NLĐ bị tai nạn lao động. Vì vậy, các yêu cầu của ông Hiếu là có cơ sở và phù hợp với quy định pháp luật.

Còn phía Công ty BOT Phú Mỹ 3 lại cho rằng, việc chấm dứt HĐLĐ của Công ty này sau 12 tháng theo điểm b, khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động là đúng quy định pháp luật và phù hợp. Việc nhận ông Hiếu vào làm lại và sắp xếp công việc phù hợp là không khả thi vì hiện ông Hiếu vẫn đang điều trị, chưa phục hồi sức khỏe, vẫn gặp khó khăn trong di chuyển, vận động, tiếp thu và phát biểu...

Đồng thời đưa ra nhận định, trường hợp của ông Hiếu là bệnh lí chứ không phải tai nạn lao động và những căn cứ tại phiên tòa chưa đủ khẳng định trường hợp của ông Hiếu là tai nạn lao động hay là bệnh lí.

Vì vậy, đại diện Công ty BOT Phú Mỹ 3 kiến nghị tòa án tách số tiền yêu cầu thành vụ khác để tiến hành hòa giải ở cơ sở theo đúng quy định.

Trong khi đó, quan điểm của đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân thị xã Phú Mỹ cho rằng, các yêu cầu của nguyên đơn là không có cơ sở.

Trước lập luận của các bên cùng các chứng cứ được đưa ra tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định đây là một vụ án khá phức tạp nên cần thiết nghị án kéo dài. Phiên tòa dự kiến sẽ tuyên án vào chiều 18/10 tới đây.

Trao đổi về vấn đề này, Trưởng Ban Chính sách Pháp luật và Quan hệ lao động LĐLĐ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Nguyễn Trung Ngạn cho rằng, trong giải quyết vụ án này cơ quan bảo vệ pháp luật và người sử dụng lao động (NSDLĐ) đang có sự “nhầm lẫn” giữa khái niệm “tai nạn lao động” và “tai nạn”, dẫn đến áp dụng không đúng các quy định của pháp luật.

Mặt khác, Công ty BOT Phú Mỹ 3 đã căn cứ điểm b, khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động để đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với ông Hiếu nhưng không chấp hành quy định “phải báo trước cho NLĐ 45 ngày” theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Bộ luật Lao động.

“Quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ phải đảm bảo đủ 2 điều kiện là được đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong trường hợp nào?, thời gian báo trước cho NLĐ là bao nhiêu? Như vậy trong trường hợp này, Công ty BOT Phú Mỹ 3 đã đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật”, đồng chí Nguyễn Trung Ngạn khẳng định.

Điều 39 Bộ luật Lao động: Đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật

Đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật là trường hợp chấm dứt HĐLĐ không đúng quy định tại các điều 35, 36 và 37 của Bộ luật này.

Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NLĐ

1. NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ nhưng phải báo trước cho NSDLĐ như sau:

a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;

d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

2. NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;

b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;

c) Bị NSDLĐ ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;

e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

Điều 36. Quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ

1. NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:

a) NLĐ thường xuyên không hoàn thành công việc theo HĐLĐ được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của NSDLĐ. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do NSDLĐ ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở;

b) NLĐ bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời HĐLĐ đối với người làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của NLĐ bình phục thì NSDLĐ xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với NLĐ;

c) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà NSDLĐ đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;

d) NLĐ không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này;

đ) NLĐ đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

e) NLĐ tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;

g) NLĐ cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này khi giao kết HĐLĐ làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng NLĐ.

2. Khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và g khoản 1 Điều này, NSDLĐ phải báo trước cho NLĐ như sau:

a) Ít nhất 45 ngày đối với HĐLĐ không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày đối với HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

3. Khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ quy định tại điểm d và điểm e khoản 1 Điều này thì NSDLĐ không phải báo trước cho NLĐ.

Điều 37. Trường hợp NSDLĐ không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ

1. NLĐ ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.

2. NLĐ đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.

3. NLĐ nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

LĐLĐ Bà Rịa - Vũng Tàu: Công đoàn gần gũi, thân thiết hơn với đoàn viên, người lao động LĐLĐ Bà Rịa - Vũng Tàu: Công đoàn gần gũi, thân thiết hơn với đoàn viên, người lao động

LĐLĐ Bà Rịa - Vũng Tàu. Những ảnh hưởng nặng nề của Covid-19 đã thúc đẩy công đoàn đến gần hơn với đoàn viên, người lao ...

Công đoàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu: “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển” Công đoàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu: “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển”

Hiện nay, công tác chuẩn bị đại hội công đoàn các cấp đang diễn ra sôi nổi, mang nhiều ý nghĩa, với phương châm “Đổi ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Điểm mới của 3 luật và 3 chính sách có hiệu lực từ ngày 1/1/2024

Hướng dẫn pháp luật -

Điểm mới của 3 luật và 3 chính sách có hiệu lực từ ngày 1/1/2024

Từ hôm nay, 1/1/2024, ba luật sẽ có hiệu lực thi hành gồm: Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, Luật Đấu thầu 2023, Luật Thi đua, khen thưởng 2022, cùng với nhiều chính sách mới sẽ có hiệu lực.

Đi làm Tết Dương lịch được hưởng lương thế nào?

Pháp luật lao động -

Đi làm Tết Dương lịch được hưởng lương thế nào?

Nhiều người lao động chọn đi làm vào dịp Tết Dương lịch để tăng thêm thu nhập. Vậy đi làm vào những ngày này, người lao động sẽ được hưởng lương như thế nào?

Những điều cần nắm rõ trong việc cấp, đổi thẻ căn cước mới từ 01/7/2024

Pháp luật lao động -

Những điều cần nắm rõ trong việc cấp, đổi thẻ căn cước mới từ 01/7/2024

Luật Căn cước 2023 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2024 và thay thế Luật Căn cước công dân 2014. Dưới đây là 8 điều bạn cần lưu ý khi tham gia việc cấp, đổi thẻ căn cước mới.

Những quy định về tiền thưởng Tết cho người lao động

Hướng dẫn pháp luật -

Những quy định về tiền thưởng Tết cho người lao động

Thưởng Tết là khoản tiền mà người lao động trông đợi sau một năm làm việc.

Góp ý quy định trường hợp hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần

Hướng dẫn pháp luật -

Góp ý quy định trường hợp hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đang được triển khai lấy ý kiến góp ý rộng rãi, đặc biệt là vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần.

Kinh nghiệm từ vụ người lao động thắng kiện hơn 725 triệu đồng

Hướng dẫn pháp luật -

Kinh nghiệm từ vụ người lao động thắng kiện hơn 725 triệu đồng

Đồng chí Nguyễn Trung Ngạn, Trưởng Ban Chính sách Pháp luật và Quan hệ lao động LĐLĐ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nói về quá trình hỗ trợ pháp lý cho người lao động (NLĐ).

Talk Công đoàn: Làm sao gắn kết hoạt động công đoàn nơi đồng bào có đạo? Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Làm sao gắn kết hoạt động công đoàn nơi đồng bào có đạo?

Đồng chí Hoàng Liên, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Lâm Đồng chia sẻ đầy tâm huyết và trách nhiệm về hoạt động công đoàn ở nơi có đông đồng bào có đạo.
Bị nợ lương, NLĐ có thể yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp Tôi công nhân

Bị nợ lương, NLĐ có thể yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp

Theo khoản 2 Điều 5 Luật Phá sản 2014, NLĐ còn có quyền nộp đơn tại tòa yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với NLĐ mà doanh nghiệp đó không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Thể lệ cuộc thi video Công đoàn Nam Định chăm lo Tết cho người lao động Infographic

Thể lệ cuộc thi video Công đoàn Nam Định chăm lo Tết cho người lao động

LĐLĐ Nam Định tổ chức cuộc thi xây dựng video clip với chủ đề “Công đoàn Nam Định chăm lo tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 cho đoàn viên, người lao động”.
Bản tin công nhân: Bắt nhịp sản xuất ngay đầu năm mới Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Bắt nhịp sản xuất ngay đầu năm mới

Bản tin công nhân ngày 02/1/2024 gồm những nội dung chính sau đây: Bắt nhịp sản xuất ngay đầu năm mới; Tình hình lao động, việc làm quý IV/2023 khởi sắc; Cảnh giác bẫy “việc nhẹ lương cao” dịp cuối năm...
Talk Bàn Phúc lợi số 6: Chế độ phúc lợi hấp dẫn: Lợi cả đôi đường Bàn Phúc lợi

Talk Bàn Phúc lợi số 6: Chế độ phúc lợi hấp dẫn: Lợi cả đôi đường

Trong chương trình Talk Bàn Phúc lợi số 6 với chủ đề Chế độ phúc lợi hấp dẫn: Lợi cả đôi đường, các khách mời sẽ chia sẻ về những phúc lợi, chế độ lương thưởng hấp dẫn để giữ chân đoàn viên, người lao động cùng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn.

Đọc thêm

Công đoàn giúp NLĐ thắng kiện, được bồi thường hơn 725 triệu đồng

Pháp luật lao động -

Công đoàn giúp NLĐ thắng kiện, được bồi thường hơn 725 triệu đồng

Ngày 18/10, Tòa án Nhân dân (TAND) thị xã Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đã tuyên án, chấp nhận yêu cầu khởi kiện của công đoàn và người lao động (NLĐ), hủy quyết định chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) trái pháp luật của người sử dụng lao động (NSDLĐ).

Quy định về tiền lương: người sử dụng lao động và người lao động cần biết

Pháp luật lao động -

Quy định về tiền lương: người sử dụng lao động và người lao động cần biết

Chúng tôi có cuộc trao đổi với đồng chí Lê Quang Huy, Trưởng Phòng Chính sách Người có công và Bảo biểm xã hội, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Lâm Đồng (Sở LĐ-TB&XH) về quy định tiền lương trong Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) cần biết.

Kỷ luật lao động: một số nội dung doanh nghiệp và người lao động cần biết

Pháp luật lao động -

Kỷ luật lao động: một số nội dung doanh nghiệp và người lao động cần biết

Kỷ luật lao động là một nội dung quan trọng trong nội quy lao động ở mỗi doanh nghiệp nhằm đảm bảo việc duy trì mối quan hệ giữa người sử dụng lao động (NSDLĐ) và người lao động (NLĐ).

Quyền lợi của người lao động khi công ty phá sản

Hướng dẫn pháp luật -

Quyền lợi của người lao động khi công ty phá sản

Mới đây, một doanh nghiệp may mặc ở Nam Định bất ngờ thông báo cho người lao động về nguy cơ sẽ phá sản, sau đó tiến hành niêm phong nhà xưởng, máy móc. Hơn 100 lao động đang lo lắng vì nguy cơ thiệt thòi quyền lợi.

5 trường hợp nghỉ hưu trước tuổi không bị trừ tỉ lệ hưởng lương hưu

Pháp luật lao động -

5 trường hợp nghỉ hưu trước tuổi không bị trừ tỉ lệ hưởng lương hưu

Bác Kim Hiền (Bắc Ninh) hỏi: Tôi năm nay 50 tuổi, là giáo viên tiểu học. Do sức khỏe không đảm bảo nên tôi có nguyện vọng xin nghỉ hưu trước tuổi. Vậy không biết quy định về việc nghỉ hưu trước tuổi như thế nào và tôi có bị trừ tỉ lệ hưởng lương hưu hay không?

Điều kiện để được hưởng BHXH một lần và mức hưởng

Hướng dẫn pháp luật -

Điều kiện để được hưởng BHXH một lần và mức hưởng

Nhiều bạn đọc băn khoăn không biết như thế nào là đủ điều kiện được hưởng BHXH một lần, mức hưởng BHXH một lần được tính ra sao?

7 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động

Hướng dẫn pháp luật -

7 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động

Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động; sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật là hai trong số 7 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động.

Quy định thời giờ làm việc đối với lao động dưới 18 tuổi

Hướng dẫn pháp luật -

Quy định thời giờ làm việc đối với lao động dưới 18 tuổi

Thời giờ làm việc, các quy định làm thêm giờ đối lao động dưới 18 tuổi (chưa thành niên) được quy định rất rõ trong Bộ luật Lao động năm 2019.

Những quyền lợi của cán bộ công đoàn làm việc tại doanh nghiệp

Hướng dẫn pháp luật -

Những quyền lợi của cán bộ công đoàn làm việc tại doanh nghiệp

Theo Luật Công đoàn Việt Nam, cán bộ công đoàn không chuyên trách có nhiều quyền lợi như được hưởng phụ cấp trách nhiệm; cán bộ công đoàn đang trong nhiệm kỳ không bị chấm dứt hợp đồng lao động do hết hạn; đơn vị sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, sa thải, buộc thôi việc hoặc thuyên chuyển công tác,...

Công nhân nạo vét bùn trong cống ngầm đô thị được hưởng quyền lợi gì?

Hướng dẫn pháp luật -

Công nhân nạo vét bùn trong cống ngầm đô thị được hưởng quyền lợi gì?

Theo quy định của Bộ Luật Lao động năm 2019, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và Thông tư số 11 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành năm 2020, người lao động làm nghề nạo vét bùn cống ngầm đô thị thuộc Danh mục nghề công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và được hưởng các quyền lợi khác về thời gian nghỉ hàng năm, ốm đau và nghỉ hưu.