Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Cô Tư và tấm lưới an sinh đa tầng “Để không ai bị bỏ lại phía sau”

Phóng sự điều tra - PHẠM THUỶ

Cô Tư, (mọi người gọi cô theo tên chồng là ông Tư A), sinh năm 1962, năm nay 61 tuổi, ngụ tại phường Tân Phú, Quận 7, TP.HCM, đã chính thức gia nhập vào nhóm người cao tuổi (NCT) từ năm ngoái.
Cô Tư và tấm lưới an sinh đa tầng “Để không ai bị bỏ lại phía sau”
Cô Tư và câu chuyện tấm lưới an sinh dành cho người yếu thế. Ảnh: Phạm Thuỷ

Tấm lưới thứ nhất, thứ hai

Từ nhỏ, cô Tư làm ruộng, rồi lấy chồng và sinh con, khi bốn mươi, cô bắt đầu theo chồng làm phụ hồ cho các thầu xây nhà. Lương lĩnh theo ngày, hoặc theo tuần, tuỳ theo thoả thuận. Nghỉ ngày nào không có tiền ngày đó. Công việc cô Tư làm thuộc khu vực việc làm phi chính thức. Nghĩa là không có hợp đồng lao động, không được mua bảo hiểm, không có bất kỳ chế độ bảo vệ nào khi ốm đau bệnh tật. Cách đây vài năm, sức khoẻ yếu hơn do ngã gãy chân khi đang làm việc, cô Tư nghỉ làm phụ hồ. Cái chân sau khi lành bị tật yếu hẳn, cô bước đi tập tễnh.

Việt Nam là một quốc gia có độ già hoá dân số rất lớn. Số liệu từ cuộc tổng điều tra dân số từ năm 2009 đến 2019 cho biết dân số nước ta từ 85,6 triệu người (2009) đã tăng lên 96,2 triệu (2019) trong vòng 10 năm. Trong đó số NCT (từ 60 tuổi trở lên theo Luật Người cao tuổi quy định) tuổi tiếp tục tăng lên từ 11,4 triệu lên 12,6 triệu, chiếm 12,8% dân số.

Bỏ phụ hồ, cô Tư nhận giúp việc nhà. Thỉnh thoảng cô rửa chén dọn dẹp cho các quán ăn gần nhà, nếu họ thuê. Thời gian còn lại cô đi lượm ve chai. Không biết chữ, nhưng mải nuôi ba đứa con, cô không bao giờ có cơ hội đến trường hay học lấy một cái nghề. Vì vậy, cô Tư đã lọt khỏi tấm lưới thứ nhất: có việc làm trong khu vực chính thức. Vì lẽ đó, khi đến tuổi già, cô Tư cũng rơi khỏi tấm lưới thứ hai, tấm lưới an sinh quan trọng, bảo hiểm xã hội (BHXH).

Các nghiên cứu chỉ ra, 90% NCT phải làm việc ở khu vực phi chính thức, kiếm sống bằng việc làm công ăn lương. Chất lượng công việc khá thấp, 81% NCT đang làm những công việc dễ bị tổn thương. Làm việc không có hợp đồng lao động và vì thế không được tham gia BHXH. Thu nhập khoảng 3.7 triệu/tháng, bằng 1/2 thu nhập bình quân của lao động cả nước nói chung.

Cũng theo Thạc sĩ Lê Thu Hiền, Viện Khoa học Lao động & Xã hội, tỷ lệ NCT ở thành thị tăng, đặc biệt, tỷ lệ NCT ở nông thôn cao hơn thành thị. Dự báo thời kỳ "dân số vàng" sẽ kéo dài 26 năm, bắt đầu từ năm 2011, kết thúc vào năm 2036. Như vậy chúng ta còn 14 năm trước khi bước vào thời kỳ dân số già. Trong đó, Việt Nam có xu hướng nữ hoá dân số cao tuổi khá nhanh. Tính đến năm 2021, tỷ lệ nữ cao tuổi là 8,47 triệu người, chiếm trên 57% tổng số NCT cả nước. Phần lớn những người cao tuổi ở nhóm từ 60 - 69 vẫn tham gia vào nền kinh tế. Trên 9% NCT đối mặt với tình trạng bệnh tật kép, bệnh mãn tính như tim mạch huyết áp hay các bệnh về mắt. Tỷ lệ NCT thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo chiếm 5,8 đến 6,9%.

Và tấm lưới thứ ba

Vì con gái chia tay chồng bỏ đi làm xa, cô Tư phải nuôi cháu ngoại từ lúc thằng bé mới lên 1 tuổi. Sức khoẻ kém, thu nhập bấp bênh lại có thêm hai người phụ thuộc là cháu ngoại và người chồng, gia đình cô cuối cùng cũng được cấp chứng nhận hộ nghèo. Giờ đây, tấm lưới thứ ba đã đỡ được phần nào cú rơi, cô không bị trượt khỏi tấm lưới an sinh thứ 3: nhận được hỗ trợ từ quỹ dành cho người nghèo. Cháu trai của cô được đến trường học miễn học phí. Đợt Covid-19 vừa qua, từ gói hỗ trợ ngân sách 85.000 tỷ đồng của Chính phủ, gia đình cô cũng nhận được trợ giúp từ chính quyền phường Tân Phú, Quận 7, TP.HCM.

Tiêu chuẩn chăm sóc y tế của tấm lưới thứ ba dành cho cô Tư và nhóm người yếu thế chính là thẻ bảo hiểm y tế dành cho hộ nghèo. Khi đau bệnh, cô có thể đến bệnh viện theo đăng ký trên thẻ để được thăm khám và phát thuốc miễn phí. Mỗi năm thẻ được cấp mới lại một lần.

Dù hoàn cảnh nhưng sau khi cháu trai cô Tư tốt nghiệp lớp 9 với số điểm khá thấp, gia đình bàn bạc và quyết định cho cháu đi học nghề. Ông Tư A đưa chiếc xe máy vẫn dùng đưa đón cháu đi học mỗi ngày cho cháu trai chạy. Sau một học kỳ, thằng bé quyết định nghỉ học. Lí do, nó muốn đi làm kiếm tiền để phụ với bà ngoại. Nó nhận giữ xe cho một quán nước. Tiền được bao nhiêu về gửi hết cho bà. Nhưng, tháng trước nó vừa nghỉ việc. Lí do là lương thấp quá.

Hiện cơ cấu tuổi lao động của chúng ta có Nhóm trung niên (từ 30-44). Nhóm này có 31,7% đã qua đào tạo, có bằng cấp chứng chỉ từ sơ cấp và tỷ lệ người chưa tốt nghiệp THCS chiếm 26,3%. Như vậy, một số lớn người lao động sẽ khó để mà tiếp cận với những chính sách đào tạo nghề của quốc gia về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng như tiếp cận được những cơ hội việc làm thoả đáng. Nhóm này hiện chiếm 23,28% tổng dân số. Mặc dù tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động chiếm 87,85 %, cao hơn so với tỷ lệ lao động chung của cả nước, tỷ lệ thất nghiệp thấp nhưng chất lượng việc làm khá hạn chế. Có tới 1/3 lao động đang làm những công việc dễ bị tổn thương, 63,3% lao động đang làm công việc giản đơn có yêu cầu kỹ năng thấp. 63,6% lao động thế hệ trung niên làm việc ở khu vực phi chính thức, thu nhập bình quân cũng rất thấp, khoảng 2,63 triệu đồng/tháng.

Đáng lưu ý, 1/3 lao động trong nhóm tuổi này có thu nhập dưới 5 triệu đồng/tháng. Vậy với mức thu nhập này họ sẽ gặp khó khăn trong cuộc sống chi tiêu hằng ngày (vì có gia đình, có người phụ thuộc) và tương lai tuổi già của họ sẽ phải đối mặt với một kết thúc tuổi lao động không có chế độ bảo hiểm xã hội, không được nhận lương hưu.

TS. Bùi Tôn Hiến, Viện trưởng Viện Khoa học và Xã hội cho biết, cách đây 10 năm thì mỗi một năm nguồn nhân lực của chúng ta bổ sung từ 1 triệu đến 1,2 triệu nhưng đến hôm nay chúng ta không còn đủ 400 ngàn lao động. Tình trạng khan hiếm lao động này sẽ tăng khi chúng ta kết thúc kỷ nguyên "dân số vàng" (người trong độ tuổi lao động chiếm đa số dân số).

Hai thách thức rất lớn đặt ra đối với các nhà làm chính sách: suy giảm lực lượng lao động và áp lực lên chính sách an sinh xã hội.

Làm gì để già hoá thành công?

Trong khi các nhà hoạch định chính sách và toàn hệ thống nỗ lực nghiên cứu đề xuất các chính sách giải quyết hai thách thức: khan hiếm lao động có năng suất và áp lực gánh nặng an sinh xã hội, khi thời kỳ già hoá dân số diễn ra, cũng có thể cháu ngoại cô Tư sẽ thay đổi suy nghĩ. Nó sẽ quay trở lại trường để học và lấy được chứng chỉ nghề - văn hoá như kế hoạch ban đầu. Tìm được việc làm trong khu vực chính thức, có hợp đồng lao động và được bảo vệ bởi tấm lưới an sinh thứ hai khi đến tuổi hưu. Trụ cột thứ nhất phát triển tốt, sẽ giải quyết được trụ cột thứ hai, trụ cột một và hai tốt, áp lực lên gánh nặng an sinh sẽ giảm và cơ hội chăm lo cho người yếu thế, người già neo đơn, trẻ nhỏ mồ côi ở tấm lưới thứ ba sẽ tốt hơn.

Và như thế, chúng ta có quyền tin, rồi cái ngày “sẽ không còn ai bị bỏ lại phía sau” sẽ đến.

Hoặc cũng có thể nó sẽ nối tiếp ông bà ngoại. So với cô Tư, cơ hội sinh tồn của thằng bé có thể khá hơn bà ngoại nó một chút, vì đã tốt nghiệp THCS. Nhưng trong tương lai, tốt nghiệp THCS cũng có thể xem như "mù chữ". Rất khó để có được một việc làm trong khu vực chính thức, và như vậy cũng đồng nghĩa với việc nó sẽ bị rơi khỏi tấm lưới an sinh thứ nhất, tấm lưới an sinh thứ hai …

Nghị quyết 15 của Hội nghị T.Ư V, khoá XI năm 2012 lần đầu tiên xác định cấu trúc an sinh xã hội của nước ta, trong đó có 4 trụ cột chính:

1. Việc làm, thu nhập và giảm nghèo

2. Lĩnh vực bảo hiểm xã hội

3. Trợ giúp xã hội

4. Bảo đảm mức tối thiểu về các dịch vụ xã hội cơ bản

Sáng kiến bảo vệ quyền lợi của người lao động phi chính thức Sáng kiến bảo vệ quyền lợi của người lao động phi chính thức

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, có tới 5 triệu người từ các vùng nông thôn lên thành phố với hy vọng về ...

Lao động phi chính thức tham gia BHXH: tự nguyện hay bắt buộc? Lao động phi chính thức tham gia BHXH: tự nguyện hay bắt buộc?

Gia tăng số lượng lao động phi chính thức (LĐPCT) tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH) không những là một chính sách trọng tâm ...

Nhu cầu đại diện bảo vệ của lao động trong khu vực phi chính thức ở Việt Nam Nhu cầu đại diện bảo vệ của lao động trong khu vực phi chính thức ở Việt Nam

Khu vực phi chính thức bao gồm nền kinh tế phi chính thức và việc làm phi chính thức. Đây là khu vực hoạt động ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Phóng sự điều tra -

Trước thực trạng khách hàng mất tiền oan và nguy cơ hiện hữu hóa thành “con nợ” của ngân hàng từ những chiếc thẻ ngân hàng không sử dụng, thậm chí thiếu thông tin tư vấn minh bạch, nữ công nhân ở Hải Dương gánh khoản nợ hơn 7,5 triệu đồng từ chiếc thẻ tín dụng được tặng mà chị không sử dụng trong 9 năm, luật sư Lương Minh Tuấn, Công ty Luật TNHH Năng & Partner, đã có những chia sẻ với Tạp chí Lao động và Công đoàn. Cùng với đó đồng chí Hà Sỹ Đồng, Đại biểu Quốc hội (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị) cũng nêu lên một số ý kiến chung quanh vấn đề này.

Phóng sự điều tra -

Đó là một trong những ý kiến của bà Nguyễn Hồng Thanh, Trưởng Tiểu ban Chính sách của Chi hội Thẻ ngân hàng Việt Nam (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam) về quy trình quản lý, phát hành thẻ ngân hàng của các ngân hàng thương mại hiện nay. Quan điểm này cũng được đại diện Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) nêu lên trong cuộc trao đổi với phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn xung quanh vấn đề phát hành, quản lý, vận hành thẻ ngân hàng hiện nay.

Phóng sự điều tra -

Bất chấp nỗ lực của các cơ quan quản lý và cảnh báo từ chuyên gia y tế, nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng vẫn được quảng cáo với công dụng "thần kỳ", đánh lừa người tiêu dùng. Tình trạng này không chỉ làm tổn hại đến sức khỏe và tài chính của người dân mà còn làm mất uy tín của ngành thực phẩm chức năng.

Pháp luật lao động -

Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch khẳng định rằng đường link quảng cáo sản phẩm Lipixgo đã vi phạm nhiều quy định pháp luật, không chỉ về quảng cáo. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân bị lừa dối bởi , có quyền tố cáo hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại thực tế xảy ra bởi nguyên nhân quảng cáo sai sự thật.

Pháp luật lao động -

Đường link quảng cáo về loại “thuốc Lipixgo" lặng lẽ được lan truyền trên mạng xã hội, cho biết không thể tìm thấy sản phẩm này tại các hiệu thuốc. Cũng tại đây, người ta tạo một mẫu đơn hàng đặc biệt với chương trình ưu đãi tới 50% nhằm kích thích người mua.

Phóng sự điều tra -

Đường link “//mydb.mynature.site/...” đang bịa đặt ra một câu chuyện gây sốc liên quan tới bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn (Tuấn “tim”) để quảng cáo cho sản phẩm Lipixgo – vốn là một thực phẩm chức năng nhưng được thổi phồng như “thần dược” làm sạch mạch, giúp “tránh 100% nhiều bệnh tật và cái chết đau đớn do mạch bị ô nhiễm gây ra…”.

Video

Ngày 10/9/2024, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã ban hành Công văn 2316/ATTP-NĐTT gửi Sở Y tế một số tình miền Bắc về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm, khắc phục hậu quả cơn bão số 3, trong đó yêu cầu không để các sản phẩm hư hỏng, hết hạn sử dụng đến tay người lao động.

Tôi công nhân

Cơn bão số 3 (Bão Yagi) gây ảnh hưởng, thiệt hại nặng nề tại nhiều các tỉnh khu vực phía Bắc. Mức trợ cấp, hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị ảnh hưởng do bão sẽ thực hiện theo quy định tại Quyết định 4291/QĐ-TLĐ năm 2022 của Tổng LĐLĐ Việt Nam với mức từ 3.000.000 đồng/trường hợp.

Talk Công đoàn

Đồng chí Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam chia sẻ về hiệu quả của những chương trình phúc lợi dành cho đội ngũ y bác sĩ, người lao động trong ngành.

An toàn, vệ sinh lao động

Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.
Bản tin công nhân

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Video

Đọc thêm

Pháp luật lao động -

Trước thực trạng phát hành thẻ ngân hàng “tràn lan” theo kiểu mạnh ai nấy được, dẫn đến nhiều hệ lụy, gây tổn thất tài chính không đáng có cho khách hàng, trong đó có đông đảo công nhân, người lao động, Tạp chí Lao động và Công đoàn đã nhận được một số ý kiến, chia sẻ của Đại biểu Quốc hội, đặc biệt là những phân tích, định hướng gợi mở giải pháp để giải quyết những bất cập của thực trạng này.

Phóng sự điều tra -

Công ty CP Phát triển giáo dục Igarten (Công ty Igarten) thuộc hệ sinh thái của Tập đoàn Egroup, nổi tiếng với STEAMe GARTEN - được giới thiệu là “hệ thống trường mầm non song ngữ đầu tiên ứng dụng giáo dục STEAM tại Việt Nam”.

Phóng sự điều tra -

Ốm đau không được hưởng chế độ; sinh con nhiều năm không được hưởng tiền thai sản… Đó là thực trạng xảy ra với nhiều người lao động đã, đang làm việc tại Công ty CP Phát triển giáo dục Igarten mà nguyên nhân doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm xã hội.

Phóng sự điều tra -

Công nhân, người lao động mở tài khoản - thẻ ATM (thẻ ngân hàng ghi nợ nội địa – Debit Card, gắn với tài khoản cá nhân) có những bất cập ngay từ khâu tổ chức phát hành thẻ, khi mà họ hạ bút ký, chấp nhận những quy định mà họ không được tư vấn kỹ, cần thời gian nghiên cứu. Những chiếc thẻ ATM – tài khoản ngân hàng - ít hoặc không giao dịch, người lao động vẫn phải trả phí “oan”. Tạp chí Lao động và Công đoàn có cuộc trao đổi với một số luật sư và lãnh đạo tổ chức Công đoàn, nhằm làm rõ thêm vấn đề này.

Phóng sự điều tra -

Họ là những công nhân đang sở hữu “bộ sưu tập” thẻ khá lớn, từ 3 – 5 thẻ ATM, dẫu nhu cầu hiện tại chỉ sử dụng 1 – 2 thẻ. Đấy là “di sản” từ những cách phát hành đại trà từ nhà phát hành thẻ, thông qua các công ty đến người lao động. Những chiếc thẻ “dư dùng”, bỏ không đã khiến họ thành những “con nợ” tiềm tàng, bất đắc dĩ của ngân hàng, dẫu là vài chục ngàn, vài trăm ngàn đồng hay tiền triệu.

Phóng sự điều tra -

Nhằm mang đến những thông tin khách quan, xác thực trước thực trạng sử dụng thẻ ATM trong công nhân, lao động, nhất là họ có phải bị mất phí “oan” hay không, trong một tháng qua Tạp chí Lao động và Công đoàn đã tiến hành khảo sát 500 công nhân trong các khu công nghiệp lớn của cả nước. Kết quả có nhiều con số hẳn sẽ khiến nhiều người “bừng tỉnh” từ những chiếc thẻ ngân hàng tưởng đã “ngủ yên”, không dùng.

Emagazine -

Theo những quy định hiện hành, nếu có thẻ ngân hàng nhưng không sử dụng, khách hàng vẫn có thể tốn phí từ 50 – 60 ngàn đồng, thậm chí hàng trăm ngàn đồng mỗi năm tùy từng trường hợp và tùy loại thẻ, thậm chí khách hàng có thể kèm phí phạt thanh toán dư nợ nếu chưa trả hết nợ. Tất nhiên, bạn có càng nhiều thẻ, số tiền ấy càng lớn, có khi tốn phí tiền triệu hằng năm, cùng với những rắc rối không đáng có khác.

Phóng sự điều tra -

Trót nhận thêm một thẻ tín dụng của một ngân hàng khi mở tài khoản ATM, bẵng đi gần chục năm dù không sử dụng, chị X. tá hỏa khi nhận được thông báo khoản nợ vay quá hạn tới hơn 7 triệu đồng.

Pháp luật lao động -

Một số vụ ngừng việc tập thể gần đây của người lao động đã đặt ra yêu cầu đối với các doanh nghiệp trong việc điều chỉnh tăng lương cho công nhân lao động và phải có sớm có thông báo rõ ràng, cụ thể để người lao động yên tâm làm việc…

Phóng sự điều tra -

Trong vụ án tranh chấp lao động mà công đoàn tham gia bảo vệ quyền lợi của người lao động tại Bà Rịa - Vũng Tàu, phiên tòa phúc thẩm ngày 19/6 tạm ngừng xét xử.