Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Cô dâu Việt bị chồng Hàn bạo hành: Anh ta đánh em như bao cát

Đời sống -

L.G. kể rằng cô bị chồng đánh đập liên tiếp trong 3 giờ đồng hồ và trước sự việc ngày hôm đó, cô thường xuyên bị "đánh như bao cát" nhưng không báo cảnh sát vì không có bằng chứng.

Từ bệnh viện tỉnh Jeolla Nam, cô gái L.G. (sinh năm 1989, quê gốc Ninh Thuận) vẫn còn bàng hoàng với những gì xảy ra sau trận đánh đập tàn nhẫn của người chồng Hàn. Người vợ trẻ mới sang Hàn Quốc với chồng từ ngày 16/6 và đã bị đánh đập tàn nhẫn tới hai lần.

“Lần đầu em chịu đựng nhưng lần này nặng quá nên báo cảnh sát”, cô gái kể với Zing.vn.

“Em bị nứt xương sườn và gãy ngón tay. Lúc đầu anh ta bảo em lấy cái gì đó mà em không hiểu. Em đi lấy nhầm thì anh ta bắt đầu tát tai em rồi đánh đập liên tục”.

“Sau đó mới từ từ đánh vừa lôi chuyện này nọ ra nói rồi đánh đập tiếp. Chuyện trong clip là một phần nhỏ xíu nên mọi người nghe cứ tưởng là do em không nghe lời nên bị đánh”, chị G. chia sẻ.

“Thực tế thì không phải vậy. Anh ta đánh em trong phòng ăn cả tiếng rồi”.

Cảnh sát tại Yeongam, tỉnh Jeolla Nam, quyết định tạm giam 8 ngày đối với người chồng sau khi clip nghi phạm đánh vợ bị phát tán trên mạng. Giới chức cho biết nạn nhân phải nhập viện 4 tuần để điều trị gãy xương sườn và nhiều chấn thương nghiêm trọng.

Tường trình vụ án cho thấy nghi phạm đấm, đá và đập cả chai rượu soju vào người vợ mình.

Vụ việc xảy ra ngay trước mặt đứa con 2 tuổi của hai vợ chồng. Trong đoạn video được lan truyền trên mạng xã hội Hàn Quốc, đứa trẻ liên tục gào khóc gọi mẹ, sau đó bỏ chạy khỏi phòng.

Từng bị chồng ép bỏ thai

Chị G. kể đã quen chồng từ tháng 12/2014 khi cả hai đang làm công nhân một nhà máy đóng tàu. Người chồng lúc đó đang làm thủ tục ly dị với người vợ cũ (người Hàn). Lúc được anh này giới thiệu với gia đình, cả anh trai và mẹ ruột anh đều không nói mà giấu chị. Quen một thời gian, chị thấy anh này tính tình nóng nảy, vũ phu nên đã muốn chia tay nhiều lần. Chị đã từng tìm cách chuyển chỗ làm và chỗ ở nhưng anh này vẫn tìm tới và đe dọa chị.

“Anh ta kêu thợ mở khóa đến nhà mở cửa rồi xông vào đánh và đe dọa em. Nên từ đó em mới chấp nhận quen. Sau đó, khi có bầu, em nói anh ta thì anh ta bảo bỏ đi. Em không chịu nên em bỏ về Việt Nam và nuôi mà không cần anh ta”, G. nói.

co dau viet bi chong ha n bao hanh anh ta danh em nhu bao cat
Cảnh sát cho biết nghi phạm vụ bạo hành tại Yeongam say xỉn và đánh đập vợ mình trước mặt đứa con trai 2 tuổi. Ảnh: Korea Times.

Năm 2016, khi có bầu 4 tháng, chị quyết định về Việt Nam và chấm dứt liên hệ với anh này. “Một năm trời em với anh ta không liên lạc gì”.

Đến khi chị G. sinh con thì người chồng liên lạc, nói đã ly hôn rồi. “Anh ta nói ngày nào cũng ăn cơm một mình, vừa nói vừa buồn nên em thấy tội. Anh ta cũng hứa không uống rượu, không đánh em nữa nên em mới tin”.

Sau lời hứa đó, chị G. mới chấp nhận qua Hàn để làm giấy tờ. Vì người chồng không có đủ tài chính, gia đình chị G đã phải vay 100 triệu để làm giấy, người chồng hứa sẽ dành dụm để trả khoản tiền này. Tới tháng 3, hai người mới chính thức xong thủ tục giấy tờ kết hôn. Ngày 16/6 vừa rồi, chị với cùng con bay sang Hàn để sống chính thức với chồng.

“Vậy mà qua được bao nhiêu ngày đâu mà lại xảy ra chuyện này. Gia đình em phải gánh nợ đó”, cô gái kể. “Mẹ em khóc lo cho em với con nhiều lắm”.

“Chồng em ngày xưa tập đấm bốc nên anh ta đánh em như bao cát vậy. Mỗi lần anh ta đánh em thì em đều chịu chứ phản ứng thì chắc không toàn mạng rồi”.

Vì sao không báo cảnh sát?

Theo chị G, trước giờ bạn bè chị lấy chồng bị đánh nhiều nhưng rất ít người báo cảnh sát phần vì ngoại ngữ kém, phần vì lo ngại cảnh sát chỉ bênh người Hàn.

“Bạn bè em họ toàn nhịn cho qua chuyện… Em quay được cảnh đánh đập nên mọi chuyện mới rùm beng thế này”, cô gái nói. Cô chia sẻ cũng không muốn chuyện rùm beng vì không muốn mẹ cô và người thân ở nhà buồn. Chị G. nói cố gắng chữa bệnh xong sẽ tới ở trung tâm cách ly bên ngoài rồi chờ cho xong giấy tờ.

“Nếu mẹ con ở lại thì em sẽ đi làm để nuôi con, cho bé đi học và điều trị bệnh”, cô gái kể về việc đứa con hai tuổi mắc trầm cảm từ nhỏ.

"Không riêng vụ này, cảnh sát Hàn Quốc rất coi nhẹ các vụ bạo lực gia đình. Họ luôn cho rằng chưa có vấn đề nghiêm trọng khi nhận khai báo", bà Lê Thị Anh Thư, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc, nói với Zing.vn.

"May mắn là nạn nhân quay được clip", bà nói.

Tháng 10/2018, một cuộc tranh cãi nổ ra trong dư luận Hàn Quốc về cách cảnh sát phản ứng lại các lời trình báo về bạo lực gia đình. Một người đàn ông đã đâm vợ cũ đến chết sau khi ly hôn 4 năm, và 3 con gái của họ đã khởi xướng một kiến nghị thư trên mạng yêu cầu trừng phạt bố mình.

Nhiều nhóm hoạt động vì quyền lợi phụ nữ nói rằng cái chết của người mẹ có thể được ngăn chặn nếu như chính phủ Hàn Quốc làm tốt hơn công việc ngăn chặn các vụ bạo lực gia đình. Theo một báo cáo của Ủy ban Liên Hợp Quốc về Loại bỏ Phân biệt Đối xử với Phụ nữ (CEDAW), gần 45% trong số 16.868 vụ việc "bảo vệ gia đình" ở Hàn Quốc trong năm 2015 không dẫn tới sự xử lý hình sự.

"Bảo vệ gia đình" là các vụ bạo lực gia đình có sự can thiệp của nhà nước, với biện pháp xử lý từ giáo dục người bạo hành đến tạm giữ nghi phạm.

co dau viet bi chong ha n bao hanh anh ta danh em nhu bao cat
Phụ nữ Việt Nam trong một lớp học tiếng Hàn dành cho các cô dâu nước ngoài tại Seoul vào năm 2008. Ảnh: Reuters.

Korea Herald dẫn số liệu của cảnh sát cho biết trong hơn 16.000 ca bạo lực gia đình được trình báo vào năm 2017, cảnh sát chỉ bắt giữ nghi phạm trong 1% số vụ đó. Ngoài ra, 35% người bạo hành thoát khỏi truy tố hình sự, và chỉ phải tham gia các chương trình giáo dục.

Các nhà hoạt động vì quyền phụ nữ tại Hàn Quốc đang kêu gọi sửa đổi Đạo luật về Các trường hợp Đặc biệt liên quan đến Trừng phạt Bạo lực Gia đình. Điều 1 của đạo luật nói rằng mục đích chính của nó là "duy trì và khôi phục gia đình", và thường được hiểu là việc ly hôn chỉ là lựa chọn cuối cùng để giải quyết các vụ bạo lực gia đình.

Những người chỉ trích nói rằng Điều 1 này thường ép nạn nhân phải "tha thứ" và "hòa giải" với người bạo hành mình thay vì cắt đứt quan hệ với họ.

"Ủy ban quan ngại việc quy trình hòa giải là bắt buộc ngay cả khi vụ ly hôn là bởi bạo lực gia đình, và ý thức hệ về việc bảo vệ toàn vẹn gia đình trao quyền pháp lý và cả quyền giữ con cho người cha bạo hành", ủy ban của Liên Hợp Quốc tuyên bố trong báo cáo vào tháng 3/2018.

Ủy ban kiến nghị chính phủ Hàn Quốc ngăn cấm việc sử dụng biện pháp hòa giải với các vụ việc bạo lực gia đình, ngăn trì hoãn việc truy tố các trường hợp "bảo vệ gia đình", đảm bảo người bạo hành phải bị trừng trị.

Ngoài ra, các nạn nhân nữ trong những vụ bạo hành gia đình, đặc biệt là bạo lực tình dục, còn thường phải đối mặt với chỉ trích và làm nhục từ gia đình.

thoimoi.vn
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Người lao động -

Trước đề xuất bổ sung ngày nghỉ lễ Quốc khánh đến hết 5/9, hoặc nghỉ thêm ngày 5/9 để người lao động có thể đưa con đến trường khai giảng, nhiều luồng ý kiến trái chiều đã được đưa ra.

Đời sống -

Với AHLĐ, NGND, GS.TS Võ Tòng Xuân, Ngày Quốc khánh (2/9) có dấu ấn đặc biệt. Bởi ngày này vào năm 1980, ông đã lội ngược dòng từ “vực sâu” vươn lên “đỉnh cao”…

Người lao động -

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Cao Bằng nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện đề án xây mới, sửa nhà công vụ cho đoàn viên trên địa bàn; bên cạnh đó, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam đã hỗ trợ 3 tỷ đồng xây nhà công vụ cho giáo viên, hiện các công trình đã sắp hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Đời sống -

Theo lịch nghỉ lễ năm 2024, cán bộ, công chức, viên chức, và người lao động sẽ được nghỉ lễ Quốc khánh từ ngày 31/8 đến hết ngày 3/9.

Người lao động -

8 cặp đôi trong lễ cưới tập thể đầu tiên dành cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Cần Thơ vừa được tổ chức khiến nhiều người xúc động. Ở đấy người ta chứng kiến có cả cặp đôi mà chủ rể lẫn cô dâu đã ở tuổi nghỉ hưu nhưng lần đầu tiên làm đám cưới...

Đời sống -

Trong 54 đảng viên hiện nay thì có tới 36 đảng viên (chiếm gần 67%) là công nhân trực tiếp sản xuất, lao động tại các đội vệ sinh, đội cây xanh, lái xe... Đó cũng là thành tích nổi bật của công tác phát triển Đảng ở Công ty CP Môi trường đô thị tỉnh Kon Tum.

Video

Phát biểu của Bộ trưởng bị bịa đặt theo ý xấu, câu nói bị cắt cúp của Hoa hậu thành cơn bão công kích trên mạng, chia sẻ chưa chuẩn mực trong nhóm nhỏ của học sinh 17 tuổi nhận vùi dập không thương tiếc…

Tôi công nhân

Theo quy định, ngoài ngày nghỉ hưởng nguyên lương, người lao động còn được quyền nghỉ không lương. Tuy nhiên trên thực tế, rất ít lao động biết đến những thông tin liên quan đến loại quyền lợi này.

Talk Công đoàn

Đồng chí Bành Hải Ninh, Chủ tịch Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc chia sẻ những kinh nghiệm trong việc phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở.

Infographic

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo thời tiết kỳ nghỉ lễ 2/9 trên cả nước (từ 31/8 - 3/9).
Bản tin công nhân

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Video

Một giáo viên cao đẳng đã bị đuổi việc sau khi cho học sinh 0 điểm với lý do dùng AI để làm bài. Đồng thời, gia đình học sinh cũng tố cô có những lời lẽ không phù hợp để đánh giá bài học sinh trong group lớp.

Đọc thêm

Đời sống -

Xin chào tất cả mọi người, tôi là Trần Thanh Sang, nhân viên kinh doanh Khách hàng doanh nghiệp tại MobiFone tỉnh Tiền Giang. Có thể câu chuyện tôi kể về cuộc đời mình nó không có nhiều cảm xúc với các bạn, nhưng đó là những gì rất thật tôi đã trải qua: Chính “vòng tay Công đoàn” Công ty MobiFone KV9 đã cho tôi cuộc đời thứ hai!

Đời sống -

Là một giáo viên dạy tiếng Anh có thâm niên công tác hơn 21 năm tại Trường Tiểu học Đại Thành (thuộc xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) cô giáo Hoàng Thị Mai Hương là một trong 36 cá nhân tiêu biểu được biểu dương về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024.

Đời thợ -

Hai con người một thầy một trò, một thủ trưởng một nhân viên hàng chục năm qua đã tận hiến cho cộng đồng, bảo vệ chăm lo cho sức khỏe từ đứa trẻ đến người già. Họ là nguồn “tư liệu nhân văn sống” dệt nên những câu chuyện đời thường mà có khi rất phi thường ở vùng đất xa nhất, khó khăn bậc nhất ở huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị: A Vao!

Đời sống -

Có thể thấy một thực trạng đáng buồn ở các khu công nghiệp hiện nay là việc thiếu thiết chế văn hóa, hoặc có thiết chế văn hóa nhưng công nhân còn thờ ơ. Điều này vừa lãng phí, vừa nguy hại khi công nhân không được thụ hưởng thiết chế văn hóa. Chung quanh vấn đề này, phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn đã có cuộc phỏng vấn PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa – Giáo dục của Quốc hội.

Đời sống -

Một trong những vấn đề nổi bật đối với công nhân khu công nghiệp ở Hà Nội là tiền lương thấp, chưa đủ trang trải các chi phí sinh hoạt trong cuộc sống và phải làm thêm giờ để đù đắp chi phí sinh hoạt. Ngoài thời gian lao động sản xuất trở về phòng trọ cũng cô quạnh không có nhiều phương tiện để giải trí, đi ra ngoài tham gia các dịch vụ giải trí thì chi phí lại đắt đỏ không phù hợp với đồng lương của công nhân.

Đời sống -

Những năm qua, mặc dù các cấp chính quyền ở Hà Nội đã ưu tiên quỹ đất xây dựng nhà ở và các thiết chế văn hóa tại các khu công nghiệp, khu chế xuất nhưng đời sống văn hóa tinh thần của công nhân nơi đây vẫn khá nghèo nàn. Loạt bài dưới đây được nhóm phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn thực hiện nhằm nêu lên nguyên nhân của thực trạng trên và tìm giải pháp để giai cấp công nhân thực sự “tiêu biểu cho tinh hoa văn hóa của dân tộc” như Đảng ta từng khẳng định.

Đời sống -

Các gói thầu thuộc các dự án cao tốc đã tạo ra rất nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương, nhất là nông dân các tỉnh, thành miền Tây đi làm công nhân, giúp cuộc sống bà con khấm khá hơn…

Đời sống -

Khu cư xá Doanh nghiệp chế xuất Nitori, Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT) được xem là ngôi nhà thứ hai đối với nhiều lao động nữ xa quê. Họ không chỉ tiết kiệm được một khoản tiền thuê trọ rất lớn hằng tháng, mà còn tiết kiệm một số chi phí sinh hoạt khác, nhất là sống trong môi trường an ninh tốt.

Đời sống -

LĐLĐ tỉnh Bình Dương đã chi hỗ trợ khẩn cấp để chia sẻ khó khăn với người lao động. Với sự vào cuộc quyết liệt của công đoàn, công ty Hoàng Sinh cam kết đến ngày 9/8 tới sẽ chi trả lương cho người lao động trong 2 tháng (tháng 4 và tháng 5/2024)…

Đời sống -

Những năm qua, các cấp công đoàn quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng đã thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện cho cán bộ, công nhân, viên chức, lao động được tham gia, giám sát mọi hoạt động của đơn vị. Từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác, góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ngày càng phát triển.