Cơ chế ba bên trong việc thực hiện các công ước về an toàn và vệ sinh lao động
Nghiên cứu - 09/12/2021 21:21 TS. Nguyễn Thu Hằng, - Ban Chính sách - Pháp luật, Tổng LĐLĐ Việt Nam
Hội nghị ký kết Chương trình phối hợp giữa Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội chiều ngày 17/9/2019. |
Hiện cơ chế ba bên (CCBB) đang là một công cụ hiệu quả để đảm bảo ATVSLĐ ở Việt Nam; đã và đang được vận hành khá tốt với sự tham gia của Chính phủ (đại diện là Bộ LĐ-TB&XH), người sử dụng lao động (đại diện là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam), NLĐ (đại diện là Tổng LĐLĐ Việt Nam).
Để phát huy CCBB trong công tác ATVSLĐ, đặc biệt trong giai đoạn dịch Covid-19 còn đang diễn biến phức tạp, cần tập trung vào một số vấn đề như: Chương trình phối hợp; thành lập Hội đồng ATVSLĐ cấp tỉnh; xây dựng hệ thống dữ liệu quốc gia về ATVSLĐ.
Vận hành CCBB trong việc triển khai thực hiện các công ước ATVSLĐ tại Việt Nam
Là một thành viên tích cực và có trách nhiệm của Tổ chức Lao động Thế giới (ILO), kể từ năm 1994 đến nay, Việt Nam đã thông qua 25 công ước của ILO, trong đó có 7/8 công ước cơ bản, 3/4 công ước quản trị và 15/177 công ước kỹ thuật.
Trong số các công ước của ILO mà Việt Nam đã gia nhập liên quan đến ATVSLĐ, có hai công ước quan trọng là Công ước số 155 về an toàn lao động, vệ sinh lao động và môi trường làm việc và Công ước số 187 về cơ chế . Bài viết này sẽ đề cập chủ yếu đến việc đối tác ba bên phối hợp triển khai thực hiện hai Công ước số 155 và số 187 nói trên tại Việt Nam.
Phối hợp xây dựng chính sách, pháp luật về ATVSLĐ
Việc phối hợp xây dựng chính sách, bắt đầu từ khá sớm. Ngay từ năm 1985, Bộ LĐ-TB&XH đã chủ trì phối hợp với Tổng LĐLĐ Việt Nam và Bộ Y tế xây dựng Dự thảo Pháp lệnh về bảo hộ lao động.
Do yêu cầu của thực tế, nhằm đưa công tác ATVSLĐ lên một tầm cao mới, Bộ LĐ-TB&XH đã xây dựng dự án Luật ATVSLĐ với sự tham gia của các bên, trong đó có đại diện của Tổng LĐLĐ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (HTXVN).
Một trong những mục đích quan trọng của việc xây dựng và ban hành Luật ATVSLĐ là nội luật hóa các công ước của ILO mà Việt Nam đã phê chuẩn phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Sau khi Luật ATVSLĐ được ban hành và có hiệu lực, hệ thống pháp luật về ATVSLĐ đã ngày càng được hoàn thiện và phù hợp với các công ước quốc tế mà Việt Nam đã phê chuẩn.
Tính đến 31/12/2020, Chính phủ với sự tham gia của các đối tác ba bên, đặc biệt là Tổng LĐLĐ Việt Nam đã ban hành 08 Nghị định, 03 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; các bộ đã ban bành hơn 100 văn bản pháp luật có liên quan đến công tác ATVSLĐ.
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ký kết Chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2019-2023 vào năm 2019. |
Hội đồng Quốc gia về ATVSLĐ
Hội đồng Quốc gia về ATVSLĐ là một cơ chế tham vấn ba bên cấp quốc gia theo yêu cầu của Công ước số 187. Ở Việt Nam, CCBB này đã được thực hiện khá tốt từ năm 2016. Hội đồng cấp quốc gia định kỳ hằng năm mở các phiên đối thoại ba bên với sự tham gia của đông đảo các cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà khoa học để chất vấn, giải đáp, , chế độ ATVSLĐ.
Đại diện của Tổng LĐLĐ Việt Nam khi tham gia Hội đồng đã luôn thể hiện vai trò và trách nhiệm của mình trong việc chia sẻ thông tin tăng cường sự hiểu biết giữa người sử dụng lao động (NSDLĐ), NLĐ, tổ chức Công đoàn, tổ chức đại diện NSDLĐ và các cơ quan Nhà nước trong việc xây dựng mới, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về ATVSLĐ.
Một trong những điểm mới của Luật ATVSLĐ là quy định CCBB về ATVSLĐ không chỉ ở cấp quốc gia mà ở cấp tỉnh. Đến nay, đã có 42 địa phương tổ chức Hội đồng ATVSLĐ cấp tỉnh để tham mưu, tư vấn cho UBND tỉnh về triển khai, thực hiện quản lý ATVSLĐ tại địa phương.
Phối hợp xây dựng Chương trình quốc gia về ATVSLĐ
Theo yêu cầu của Công ước số 187 về việc xây dựng Chương trình quốc gia về ATVSLĐ, Việt Nam đã xây dựng và triển khai các chương trình quốc gia từ năm 2011; thực hiện được ba giai đoạn, giai đoạn thứ 4 (2021-2025) đang chờ phê duyệt để triển khai thực hiện.
Trong quá trình xây dựng và thực hiện Chương trình quốc gia về ATVSLĐ, Bộ LĐ-TB&XH đã luôn tham khảo ý kiến và phối hợp thực hiện của Tổng LĐLĐ Việt Nam, VCCI, Liên minh HTXVN.
Sự tham gia phối hợp giữa các đối tác ba bên trong Chương trình ATVSLĐ cấp quốc gia đã góp phần giúp Chương trình đạt được những mục tiêu và chỉ tiêu đề ra: trung bình hằng năm giảm 5% tần suất tai nạn lao động (TNLĐ) chết người trong một số ngành lĩnh vực có nguy cơ cao về TNLĐ (khai khoáng, xây dựng, sản xuất kim loại...); hỗ trợ thí điểm 600 doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng hiệu quả hệ thống quản lý ATVSLĐ; hỗ trợ huấn luyện ATVSLĐ cho 15.000 người làm nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ, 20.000 người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; 10.000 người làm công tác ATVSLĐ, 2.000 người làm công tác y tế, 1.000 an toàn vệ sinh viên tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.
Chương trình Đối thoại Hội đồng quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động năm 2020 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức, ngày 1/10/2020 tại Hà Nội. |
Phối hợp thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về ATVSLĐ
Công tác thông tin, tuyên truyền về ATVSLĐ là một trong những hoạt động thiết thực hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức của NSDLĐ, NLĐ, các tổ chức và cá nhân liên quan đến công tác ATVSLĐ, góp phần giảm thiểu các rủi ro về sức khỏe và TNLĐ cho NLĐ.
Trong những năm qua, công tác phối hợp về tuyên truyền, huấn luyện về ATVSLĐ đã được thực hiện nhịp nhàng giữa các bên, đặc biệt thông qua Tháng Hành động về ATVSLĐ hằng năm.
Từ năm 2017, việc tổ chức Tháng Hành động về ATVSLĐ với chủ đề được xác định rõ theo từng năm đã trở thành đợt cao điểm tuyên truyền về ATVSLĐ, lan tỏa rộng rãi trong cả nước, thu hút sự hưởng ứng tích cực của các cấp, các ngành và cộng đồng doanh nghiệp, NLĐ.
Các hoạt động phối hợp thực hiện Tháng Hành động quốc gia về ATVSLĐ được thông qua Ban Chỉ đạo Tháng Hành động quốc gia về ATVSLĐ Trung ương gồm các đại diện đối tác ba bên và các bộ, ngành liên quan.
Theo báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH, giai đoạn 2016-2018, các bộ, ngành, tổ chức đoàn thể Trung ương đã tổ chức khoảng 300 hội nghị triển khai Luật ATVSLĐ. Ở các địa phương, bình quân mỗi năm tổ chức khoảng 200 hội nghị triển khai văn bản pháp luật mới về ATVSLĐ cho các doanh nghiệp; tuyên truyền cho trên 750 làng nghề, trên 1.900 hợp tác xã và 12.000 hội viên nông dân làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ.
Một số đề xuất nhằm thúc đẩy CCBB trong việc thực thi công ước về ATVSLĐ ở Việt Nam
Công tác ATVSLĐ đang ngày càng được thế giới quan tâm và coi trọng. Trong Tuyên bố thế kỷ về tương lai việc làm của ILO được thông qua vào tháng 6 năm 2019 đã khẳng định ATVSLĐ là một trong những quyền cơ bản, đảm bảo sự bảo vệ đầy đủ cho NLĐ, thúc đẩy tăng trưởng toàn diện, bền vững với sự tham gia của Chính phủ, NLĐ, NSDLĐ trong việc đưa ra các quyết sách liên quan.
Đặc biệt, khi toàn thế giới đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ đại dịch Covid-19 thì các tiêu chuẩn lao động quốc tế về ATVSLĐ cần được áp dụng và thực hiện hơn bao giờ hết để đảm bảo sức khỏe, an toàn và tính mạng cho NLĐ cũng như toàn xã hội.
Đoàn kiểm tra của Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động tỉnh Thái Nguyên kiểm tra sổ sách của Công ty Cổ phần Khai khoáng Miền núi về công tác an toàn, vệ sinh lao động. |
Chính vì vậy, trong thời gian tới cần thúc đẩy CCBB trong việc thực hiện các công ước lao động quốc tế nói chung và công ước về ATVSLĐ nói riêng, tập trung vào một số giải pháp sau:
1. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ LĐ-TB&XH, Tổng LĐLĐ Việt Nam, VCCI và Liên minh HTXVN thông qua các tuyên bố chung và chương trình phối hợp giữa các bên. Trong giai đoạn khủng hoảng của đại dịch Covid-19 như hiện nay, việc phối hợp chặt chẽ nói trên đóng một vai trò quan trọng trong việc góp phần giải quyết những thách thức về kinh tế, xã hội và lao động do đại dịch Covid-19 gây ra, tạo nền móng cho sự khôi phục bền vững và an toàn ở Việt Nam.
2. Công tác tuyên truyền về các công ước ATVSLĐ cho các bên cần được thực hiện sâu rộng hơn. Các công ước quốc tế và công ước về ATVSLĐ vẫn còn là những khái niệm xa lạ với NLĐ, NSDLĐ. Do đó, cần đổi mới cách tiếp cận và hình thức tuyên truyền về các công ước ATVSLD để nâng cao nhận thức và trách nhiệm thực thi của các đối tượng chịu sự tác động của các công ước này trong bối cảnh Việt Nam cam kết tham gia ngày càng nhiều các FTA.
3. Cần vận động thành lập Hội đồng ATVSLĐ cấp tỉnh ở những tỉnh, thành phố chưa có Hội đồng ATVSLĐ. Việc thành lập Hội đồng ATVSLĐ cấp tỉnh không chỉ giúp đảm bảo công tác ATVSLĐ ở các địa phương mà còn giúp thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ “vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới”, góp phần đưa Việt Nam nhanh chóng vượt qua đại dịch.
4. Cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về ATVSLĐ đảm bảo chính xác, kịp thời. Đây là một trong những giải pháp quan trọng đòi hỏi sự nỗ lực của các bên. Ngoài việc cập nhật cơ sở dữ liệu theo kênh của Chính phủ, cần đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu về ATVSLĐ của Tổng LĐLĐ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, VCCI và Liên minh HTXVN.
Việc thu thập dữ liệu về ATVSLĐ đầy đủ sẽ giúp cho việc phân tích phạm vi, tính chất, nguyên nhân của TNLĐ và bệnh nghề nghiệp chính xác hơn. Từ đó, sẽ góp phần xây dựng những chính sách, các biện pháp phòng ngừa hiệu quả ở cả cấp quốc gia và cấp doanh nghiệp.
Liên đoàn Lao động huyện An Dương (TP. Hải Phòng) tổ chức Hội nghị tuyên truyền pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại Công ty TNHH TM&SX Quang Minh. |
Công đoàn Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam phê chuẩn gia nhập Công ước 98 Ngày 14/6/2019, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết “Gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức ... |
Hội thảo "Khoa học ATVSLĐ: Thách thức và cơ hội để phát triển bền vững" Viện Khoa học An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tổ chức hội thảo “Khoa học ATVSLĐ: Thách thức và cơ hội để phát triển ... |
"Chăm lo việc làm cho người lao động không có nghĩa là quên các nhiệm vụ khác" Ông Nguyễn Đình Khang, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam phát biểu tại Hội nghị Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam lần thứ hai ... |
Tin cùng chuyên mục
Nghiên cứu - 21/06/2024 16:35
Nhân Tháng Công nhân 2024, TS. Phạm Thị Thu Lan, nhà nghiên cứu quen biết về phong trào công nhân, hoạt động công đoàn (công tác tại Viện Công nhân và Công đoàn) có bài viết về tình đoàn kết và niềm tin của NLĐ, điều sẽ tạo ra quyền lực mềm cho tổ chức Công đoàn. Tạp chí LĐ&CĐ xin giới thiệu với bạn đọc phân tích thú vị và rất đáng suy ngẫm này.
Nghiên cứu - 28/05/2024 15:33
Hệ thống chính sách, pháp luật về lao động, việc làm ở nước ta đã được chú trọng xây dựng, hoàn thiện nhưng vấn đề tiếp cận, thụ hưởng chính sách của người lao động còn cần được cải thiện hơn nữa.
Nghiên cứu - 28/05/2024 14:54
Cơ sở để bảo đảm việc làm, thu nhập, chăm lo đời sống, đáp ứng nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người lao động (NLĐ) xuất phát từ các tiền đề về tiền lương, phúc lợi về nhà ở, sức khỏe y tế, cải thiện đời sống văn hóa tinh thần, hỗ trợ chăm sóc con em.
Nghiên cứu - 28/05/2024 10:28
Với sự nỗ lực, tự học hỏi, rèn luyện, công nhân đã có trình độ học vấn và chuyên môn nghề nghiệp khá cao, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nghiên cứu - 24/05/2024 18:18
Số An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tháng 5 là số đặc biệt, tăng từ 64 lên 80 trang, in màu trên giấy couche, xuất bản - phát hành ngày 25/5/2024 đến các cấp công đoàn, đội ngũ an toàn vệ sinh viên, cán bộ an toàn các đơn vị sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp trên toàn quốc.
Công đoàn - 22/05/2024 09:47
Nhân dân lao động là người “chở thuyền” cho những cuộc cách mạng cập bến và chính nhân dân lao động là người “lật thuyền” nhấn chìm các chế độ bóc lột.