Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Cơ cấu, trách nhiệm và phụ cấp của lực lượng ứng cứu về An toàn, vệ sinh lao động

An toàn, vệ sinh lao động - ATVSLĐ

Công ty tôi 100% vốn đầu tư nước ngoài, sản xuất điện tử, với khoảng 6.000 công nhân viên, phân chia làm nhiều phân xưởng, hiện tại công ty cần thành lập một tổ chức ứng cứu về An toàn, vệ sinh lao động thì được quy định như thế nào? Cơ cấu tổ chức thành viên, phân ca và trách nhiệm công việc?
Cơ cấu, trách nhiệm và phụ cấp của lực lượng ứng cứu về An toàn, vệ sinh lao động

Huấn luyện sơ cấp cứu cho đội ngũ an toàn, vệ sinh viên Công ty Thủy điện Tuyên Quang.

Trả lời: Theo quy định tại Điều 79,, ngày 25 tháng 06 năm 2015 về tổ chức lực lượng ứng cứu như sau:

1. Nơi làm việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại có nguy cơ gây tai nạn lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức lực lượng ứng cứu chuyên trách hoặc bán chuyên trách theo quy định và tổ chức huấn luyện sơ cứu, cấp cứu cho người lao động.

2. Lực lượng ứng cứu phải được trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế để bảo đảm ứng cứu, sơ cứu, cấp cứu kịp thời và phải được huấn luyện.

3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết việc tổ chức, trang thiết bị và huấn luyện cho lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc.

Về cơ cấu tổ chức thành viên, phân ca, trách nhiệm công việc của lực lượng ứng cứu được quy định tại Điều 7 Thông tư 19/2016/TT-BYT:

1. Lực lượng sơ cứu, cấp cứu gồm:

a) Người lao động được người sử dụng lao động phân công tham gia lực lượng sơ cứu. Việc phân công người lao động tham gia lực lượng sơ cứu phải đáp ứng các tiêu chí sau:

- Có đủ sức khỏe và tình nguyện tham gia các hoạt động sơ cứu, cấp cứu;

- Có thể có mặt sớm nhất tại vị trí xảy ra tai nạn lao động để hỗ trợ sơ cứu, cấp cứu trong thời gian làm việc;

- Được huấn luyện về sơ cứu, cấp cứu theo hướng dẫn tại Điều 9 của Thông tư này.

b) Người làm công tác y tế tại cơ sở sản xuất kinh doanh.

2. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh có công việc thuộc , người sử dụng lao động sắp xếp và bố trí số lượng người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu như sau:

a) Dưới 100 người lao động phải bố trí ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu;

b) Cứ mỗi 100 người lao động tăng thêm phải bố trí thêm ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu.

3. Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh khác, người sử dụng lao động sắp xếp và bố trí số lượng người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu như sau:

a) Dưới 200 người lao động phải bố trí ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu;

b) Cứ mỗi 150 người lao động tăng thêm phải bố trí thêm ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu.

4. Bảo đảm mỗi ca làm việc hoặc nhóm làm việc lưu động phải có người hoặc lực lượng chịu trách nhiệm sơ cứu, cấp cứu.

Cơ cấu, trách nhiệm và phụ cấp của lực lượng ứng cứu về An toàn, vệ sinh lao động

Các an toàn, vệ sinh viên Tổng công ty Điện lực miền Bắc trao đổi công việc trước khi vào làm việc.

Như vậy, nếu công ty bạn cần thành lập một tổ chức ứng phó khẩn cấp về An toàn, vệ sinh lao động thì tại Điều 79 của Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 đã quy định cụ thể. Nếu công ty nằm trong danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh, an toàn lao động thì việc tổ chức thành viên của lực lượng sơ cứu, cấp cứu sẽ được tuân theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư 19/2016/TT-BYT tức là công ty có 6.000 công nhân viên thì lực lượng sơ cứu, cấp cứu sẽ khoảng 60 người; nếu công ty không nằm trong danh mục trên thì việc tổ chức lực lượng ứng cứu theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 tức là với 6.000 công nhân viên thì lực lượng sơ cứu, cấp cứ sẽ khoảng 40 người. Công ty sẽ phải đảm bảo mỗi ca làm việc hoặc nhóm làm việc lưu động phải có lực lượng chịu trách nhiệm sơ cứu, cấp cứu.

Tôi là thành viên trong lực lượng ứng cứu khẩn cấp An toàn, vệ sinh lao động của công ty từ tháng 6 năm 2020, mỗi tháng tôi được nhận phụ cấp là 150.000đ. Tuy nhiên, từ tháng 01 năm 2021, phụ cấp của tôi tăng lên là 200.000đ/tháng. Tôi xin hỏi, chế độ phụ cấp này được tính thế nào và dựa trên tiêu chí gì?

Trả lời: Theo Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 không có quy định cụ thể về mức phụ cấp của lực lượng ứng cứu khẩn cấp nên mức phụ cấp của người trong lực lượng sơ cứu, cấp cứu do người sử dụng lao động quy định sau khi thông nhất với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở theo quy định tại :

a) Được cung cấp thông tin đầy đủ về biện pháp mà người sử dụng lao động tiến hành để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;

b) Được dành một phần thời gian làm việc để thực hiện các nhiệm vụ của an toàn, vệ sinh viên nhưng vẫn được trả lương cho thời gian thực hiện nhiệm vụ và được hưởng phụ cấp trách nhiệm.

Mức phụ cấp trách nhiệm do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở thống nhất thỏa thuận và được ghi trong quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên;

c) Yêu cầu người lao động trong tổ ngừng làm việc để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, nếu thấy có nguy cơ trực tiếp gây sự cố, tai nạn lao động và chịu trách nhiệm về quyết định đó;

d) Được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp hoạt động.

Vậy, mức phụ cấp trách nhiệm của bạn khi tham gia lực lượng ứng cứu khẩn cấp An toàn, vệ sinh lao động của công ty sẽ do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở thống nhất thỏa thuận, quyết định chi trả.

Cơ cấu, trách nhiệm và phụ cấp của lực lượng ứng cứu về An toàn, vệ sinh lao động
Mức phụ cấp trách nhiệm cho lực lượng ứng cứu về an toàn, vệ sinh lao động do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở thống nhất thỏa thuận.
Chính sách tiền lương có hiệu lực từ tháng 8, người lao động nên biết Chính sách tiền lương có hiệu lực từ tháng 8, người lao động nên biết

Từ tháng 8/2021, Thông tư 03/2021 và Thông tư 02/2021 của Bộ Nội vụ quy định nhiều điểm mới trong chế độ tiền lương đối ...

Vai trò của an toàn vệ sinh viên trong công tác bảo hộ lao động tại doanh nghiệp Vai trò của an toàn vệ sinh viên trong công tác bảo hộ lao động tại doanh nghiệp

Theo quy định tại Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, mỗi tổ sản xuất trong cơ sở sản xuất, kinh doanh phải ...

Nhận diện, phòng ngừa nguy cơ rủi ro tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp Nhận diện, phòng ngừa nguy cơ rủi ro tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

Một trong những công việc quan trọng để làm giảm tai nạn lao động (TNLĐ) và bệnh nghề nghiệp (BNN) là phải nhận diện, phân ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Người lao động -

Anh Chu Thanh Bình - đoàn viên Công đoàn Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã gửi đến Ban Tổ chức cuộc thi trực tuyến "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn vệ sinh lao động" thông điệp: cảm ơn đội ngũ làm công tác an toàn vệ sinh lao động.

Người lao động -

Trong ngành Điện lực, công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) luôn được coi trọng và đặt lên hàng đầu, bởi đây là lĩnh vực đặc thù, có mức độ nguy hiểm cao, đòi hỏi sự nghiêm ngặt trong mọi hoạt động liên quan đến vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống điện.

Người lao động -

Công đoàn Công ty CP Than Núi Béo cho biết, cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” với các nội dung kiến thức phong phú, rất sát với thực tiễn sản xuất của đơn vị.

Người lao động -

Sau bão, đi kèm với lũ và ngập lụt, người dân và người lao động đặc biệt cần nước sạch để sinh hoạt. Vậy trong điều kiện thiếu thốn nguồn nước an toàn, cần xử lý nước thế nào để làm sạch nước, có nguồn nước đảm bảo sử dụng, phòng chống dịch bệnh?

An toàn, vệ sinh lao động -

Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.

Người lao động -

Chuyên gia Tổng cục Khí tượng Thủy văn đưa ra lời khuyên trong phòng, tránh "siêu bão" Yagi sắp tới, để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.

Talk Công đoàn

Đồng chí Quách Tấn Công, Trưởng ban Tuyên giáo - Nữ công LĐLĐ tỉnh Phú Thọ chia sẻ về những hoạt động công đoàn có sức lan tỏa mạnh mẽ nhờ công tác truyền thông hiệu quả.

Tôi công nhân

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 có thể kéo dài 9 ngày, từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức 25/1-2/2/2025).

Talk Công đoàn

Talk Công đoàn 20 giờ, ngày 21/9 là cuộc trò chuyện với đồng chí Quách Tấn Công, Trưởng Ban Tuyên giáo – Nữ công LĐLĐ tỉnh Phú Thọ.

Infographic

Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam thống nhất phối hợp thực hiện 5 nội dung chính giai đoạn 2024 - 2030 với các nội dung sau:
Bản tin công nhân

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Video

Hình ảnh người thầy cầm trên tay danh sách học sinh với những nét tô vàng, đỏ bật khóc trước hội trường đang được lan truyền trong mặt. Trong đó, thầy Khang, người nhận nuôi các em học sinh ở Làng Nủ nói trong nước mắt cùng sự xúc động tột độ

Đọc thêm

An toàn, vệ sinh lao động -

Mỗi lần nhớ về người bố đã khuất, chị Nguyễn Thị Thanh Hoàn - Công đoàn cơ sở Văn phòng I Tập đoàn Dệt May Việt Nam luôn nhớ về hình ảnh bố mình bặm môi, ngực loang lổ vết máu ở phòng cấp cứu, vẫn nhận lỗi tai nạn do mình chủ quan.

An toàn, vệ sinh lao động -

Nhiều sản phẩm truyền thông mới của Công đoàn về phòng, chống tác hại thuốc lá sẽ ra mắt trong năm nay là lời khẳng định của đại diện lãnh đạo Tạp chí Lao động và Công đoàn tại toạ đàm diễn ra sáng nay (20/8).

An toàn, vệ sinh lao động -

Từ ý thức, trách nhiệm, kinh nghiệm thực tế về an toàn vệ sinh lao động, cùng với sự vận dụng linh hoạt các kiến thức pháp luật đã giúp anh Hồ Nam Hải (Skypec) đoạt giải trong cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu công tác ATVSLĐ”.

An toàn, vệ sinh lao động -

Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là một nội dung quan trọng của công tác ATVSLĐ. Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng và cả thái độ cho người sử dụng lao động (SDLĐ), người lao động. Qua đó, bảo đảm ATVSLĐ, phòng ngừa, góp phần giảm thiểu các vụ tai nạn lao động.

An toàn, vệ sinh lao động -

Cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” đã thu hút đoàn viên, NLĐ ở nhiều ngành, nghề tham gia, truyền tải thông điệp sâu sắc và góp phần khẳng định vai trò Công đoàn trong công tác ATVSLĐ.

An toàn, vệ sinh lao động -

Sáng nay 14/8, lãnh đạo UBND tỉnh Vĩnh Long đã trực tiếp thăm hỏi các công nhân nhập viện do nghi ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Bo Hsing. LĐLĐ tỉnh cũng đang phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hỗ trợ, điều trị tốt nhất các các công nhân nhập viện, tích cực phối hợp làm rõ nguyên nhân vụ nghi ngộ độc thực phẩm đông người này.

An toàn, vệ sinh lao động -

Ngày 5/8, Công đoàn khu công nghiệp Đồng Xoài- Đồng Phú, Bình Phước đã đến thăm hỏi, động viên, hỗ trợ người thân của 02 công nhân bị tử vong trong vụ nổ tại Công ty TNHH LC Buffalo xảy ra trong sáng cùng ngày.

An toàn, vệ sinh lao động -

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai vừa ra quyết định khởi tố vụ án "Vi phạm quy định về an toàn lao động" để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật trong vụ tại nạn lao động (TNLĐ) xảy ra trưa ngày 2/8 tại KCN Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai khiến 2 người chết và 4 người bị thương. Ngày 2/8, UBND tỉnh Lào Cai cũng đã ban hành Công điện hỏa tốc chỉ đạo các cơ quan, đơn vị địa phương phối hợp xử lý vụ tai nạn, ngăn chặn các vụ tai nạn lao động tương tự.

An toàn, vệ sinh lao động -

Chuyển đổi số (CĐS) là xu hướng tất yếu của thời đại, trong đó an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) cũng không phải là ngoại lệ. Để hiểu hơn về quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực này, phóng viên (PV) Tạp chí Lao động và Công đoàn đã có cuộc trò chuyện cùng PGS. TS. Nguyễn An Lương, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực ATVSLĐ, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Bảo hộ lao động (nay là Viện Khoa học ATVSLĐ), nguyên Chủ tịch Hội ATVSLĐ Việt Nam.

An toàn, vệ sinh lao động -

Mặc dù Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) luôn xác định công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, nhưng tai nạn lao động vẫn diễn biến phức tạp. Đầu năm 2024 đã xảy ra 4 vụ tai nạn lao động làm chết 7 người, 8 người bị thương.