Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Chuyện về những người 'trốn Tết'

Người lao động - Lâm Tới

“Quà nào bằng gia đình sum họp. Tết nào vui hơn Tết đoàn viên”. Dường như đến thời khắc này, ai cũng đang mong ngóng từng ngày, từng giờ để được về đoàn tụ, ăn Tết cùng với gia đình. Ấy thế mà có những người lại hững hờ với Tết đến lạ. Có phải họ không nhớ quê, nhớ gia đình, nhớ những người thân… hay còn có một lý do nào khác nữa.    
chuyen ve nhung nguoi tron tet
Chú Thuận sẽ ở lại Hà Nội để làm việc xuyên Tết

Tôi là hành khách tình cờ của chú Thuận - tài xế xe ôm ở Hà Nội. Tôi trả chú 50 ngàn đồng để chú chở tôi từ bến xe Mỹ Đình về ngã tư Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi (Thanh Xuân, Hà Nội). Và trên cung đường ngắn ngủi ấy, chúng tôi đã trò chuyện cùng nhau.

Chiếc xe của chú Thuận đã khá tàn, vỏ yếm vỡ lởm chởm, đèn xi nhan chỉ còn một bên. Nó khác xa với xe của những tài xế chuyên nghiệp. Vành xe hình như lại bị đảo, khiến cho tôi cảm thấy chung chiêng khi ngồi ở phía sau. Mỗi khi chú Thuận vít ga, chiếc xe lại “run” lên bần bật. Đi được vài chục mét, tôi định xuống, nhưng rồi lại thôi. Hình như đoán biết tôi đang nghĩ gì, chú Thuận bỗng buột miệng “Xe này qua tháng chú đổi. Nó nát rồi, không sửa được nữa, chỉ đi tạm thôi. Yên tâm, chú đi từ từ, không ngã đâu mà sợ”.

Chú Thuận nói giọng miền Nam nhưng lại giới thiệu mình ở xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Theo lời chú kể, chú mới đi làm xe ôm được hơn một tháng nay. Trước đây chú làm bảo vệ, nhưng rồi lương ít quá, không đủ sống nên quyết định bỏ việc, xách xe ra ngoài đường chạy thử. Tháng đầu tiên kiếm được hơn 7 triệu rưỡi, nên chú quyết định sẽ làm xe ôm luôn.

Lý giải về việc nói đặc giọng miền Nam, chú Thuận phân trần: “Mình có mấy chục năm sống trong TP. Hồ Chí Minh, chỉ mới về Bắc được hơn một năm nay nên chưa đổi được giọng. Thật ra không muốn về Bắc, chỉ vì bố mẹ thúc ép, vì chữ hiếu nên mới về. Bố mình 75 tuổi, mẹ 70, các em mình đều có gia đình, con cái đã lớn, ở gần bố mẹ nhưng bố mẹ vẫn bắt mình về bởi mình vai con trai trưởng trong gia đình”.

Chú Thuận năm nay 49 tuổi, chưa lấy vợ. Trước đây, trong Nam, chú Thuận mở xưởng may nhưng rồi thất bại, phá sản, từ ông chủ chú đi làm công nhân để trả nợ. Năm tháng đi qua, vụt cái, chú đã chạm tay tới tuổi 50. Giờ đây khi chuyển ra Hà Nội mưu sinh, chú thuê căn phòng trọ tại Mễ Trì Hạ, giá phòng 1 triệu, cả tiền điện nước, mỗi tháng trung bình tất cả hết khoảng 1 triệu 2 trăm ngàn đồng- bằng một phần ba tháng lương bảo vệ trước đó của chú. Số tiền còn lại cũng chỉ đủ cho chú giật gấu vá vai, tằn tiện sống qua ngày. Với thu nhập ấy, chú chẳng có thể giúp gì được cho bố mẹ, vì vậy Tết năm nay chú không về nhà, quyết định ở lại làm việc xuyên Tết.

“Không có Tiền, không về được đâu cháu ơi. Năm ngoái, mùng 1 Tết, chú hết 3 triệu tiền mừng tuổi. Năm nay không có tiền, đâu dám về. Tết ai chả nhớ nhà, nhưng cũng cần phải thực tế. Miền Bắc mình, Tết là lễ, là nghĩa, là quà cáp… không có tiền sao có được một cái Tết an vui…”.

Rồi chú Thuận bảo: “Những năm trước, trong Nam, Tết chú cũng nhớ nhà nhưng không lo như khi về Bắc. Trong đó, ngày Tết, anh em xóm trọ quây quần vài ba chai bia với đĩa mồi cũng xong. Cũng không ai để ý nhà này thế này, nhà kia thế nọ. Miền Bắc thì khác, Tết phải đủ đầy hơn, tươm tất hơn, lễ nghi hơn, vì vậy cũng phải chi tiêu nhiều hơn, tốn kém hơn. Nên năm nay, chú không có tiền, chú trốn Tết. Đợi qua Tết thì ghé về, như thế tốt hơn. Chú tranh thủ cày mấy ngày Tết, gom góp tiền đổi con xe đàng hoàng hơn để làm nghề, rồi dành dụm chút ít, qua Tết về biếu bố mẹ gọi là. Thôi thì, có nhiều biếu nhiều, có ít biếu ít. Bố mẹ chú già rồi, cũng chẳng cần tiền của chú, chỉ mong chú sớm lập gia đình. Nhưng nói thật, ngần này tuổi rồi, lại không có công việc ổn định, ai về ở với mình hả cháu. Thôi chấp nhận sống độc thân, sống tạm nơi đất khách vậy”.

Đưa tôi về điểm đến, chú Thuận nhận tiền, chào tôi rồi hòa mình vào dòng người, xe hối hả trong chiều tối ngày 23 tháng chạp. Câu chuyện của chú làm tôi suy nghĩ mãi về những người lao động đang hằng ngày, hằng giờ phải vật lộn với gánh nặng mưu sinh ngoài kia - trên những con đường tấp nập người, xe qua lại. Thật ra, đến giờ phút cuối năm này, họ cũng ao ước được về nhà, được đoàn tụ với gia đình, người thân, nhưng gánh nặng mưu sinh lại kéo họ ở lại. Và họ chấp nhận trở thành những người trốn Tết, không có Tết.

Thay vì sử dụng túi nilon giống như mọi năm, người dân Hà Nội đã sử dụng xô, chậu và thậm chí là cả “cầu ...

Khép lại "giấc mơ" Thường Châu 2 năm trước, chúng ta thua nhưng đó lại là một thất bại cần thiết.

Uống rượu đã trở thành một điều thân thuộc trong đời sống người Việt. Thế nhưng, không phải bởi Luật Phòng, chống tác hại rượu, ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Đời sống -

Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.

Người lao động -

Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.

Người lao động -

Trước dự báo về mức độ nguy hiểm của siêu bão Yagi, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội đã thông báo cho công nhân được nghỉ làm ngày thứ Bảy (07/9/2024) - thời điểm dự kiến bão đổ bộ.

Người lao động -

Chuyên gia Tổng cục Khí tượng Thủy văn đưa ra lời khuyên trong phòng, tránh "siêu bão" Yagi sắp tới, để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.

Đời sống -

Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.

Đời sống -

Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.

Video

Sau 2 ngày càn quét miền Bắc, siêu bão Yagi để lại thiệt hại vô cùng nghiêm trọng về tài sản với vô số ngôi nhà bị tốc mái, cây xanh bị gãy đổ, đè bẹp và gây hư hại đối với ô tô, xe máy cùng nhiều tài sản khác của người dân ở bên đường. Trong tình huống này, chủ phương tiện bị thiệt hại có quyền yêu cầu các công ty bảo hiểm hỗ trợ khắc phục hậu quả không?

Tôi công nhân

Nếu người lao động phải ngừng việc do siêu bão Yagi thì vẫn sẽ được công ty trả lương, trong đó tiền lương ngừng việc sẽ do các bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Talk Công đoàn

Đồng chí Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam chia sẻ về hiệu quả của những chương trình phúc lợi dành cho đội ngũ y bác sĩ, người lao động trong ngành.

An toàn, vệ sinh lao động

Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.
Bản tin công nhân

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Video

Siêu bão Yagi được đánh giá là mạnh chưa từng có trên đất liền Việt Nam. Người dân có nhiều lo âu nhưng cũng không ít nghĩa cử đẹp làm ấm lòng ngày giông bão.

Đọc thêm

Đời sống -

Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.

Người lao động -

Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.

Đời sống -

Điểm trường 179 - Trường Tiểu học Liêng Srônh, huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) cách trường chính gần 60 cây số, nằm khép mình bên những cánh rừng già. Nơi đây những giáo viên vẫn kiên trì bám bản làng, “gieo" con chữ, thắp lên niềm tin mới giữa rừng xanh.

Người lao động -

Trước đề xuất bổ sung ngày nghỉ lễ Quốc khánh đến hết 5/9, hoặc nghỉ thêm ngày 5/9 để người lao động có thể đưa con đến trường khai giảng, nhiều luồng ý kiến trái chiều đã được đưa ra.

Người lao động -

Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, tại các nhà máy, trên những công trường xây dựng, hàng ngàn kỹ sư, công nhân vẫn miệt mài làm việc.

Đời sống -

Với AHLĐ, NGND, GS.TS Võ Tòng Xuân, Ngày Quốc khánh (2/9) có dấu ấn đặc biệt. Bởi ngày này vào năm 1980, ông đã lội ngược dòng từ “vực sâu” vươn lên “đỉnh cao”…

Người lao động -

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Cao Bằng nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện đề án xây mới, sửa nhà công vụ cho đoàn viên trên địa bàn; bên cạnh đó, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam đã hỗ trợ 3 tỷ đồng xây nhà công vụ cho giáo viên, hiện các công trình đã sắp hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Đời sống -

Theo lịch nghỉ lễ năm 2024, cán bộ, công chức, viên chức, và người lao động sẽ được nghỉ lễ Quốc khánh từ ngày 31/8 đến hết ngày 3/9.

Người lao động -

8 cặp đôi trong lễ cưới tập thể đầu tiên dành cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Cần Thơ vừa được tổ chức khiến nhiều người xúc động. Ở đấy người ta chứng kiến có cả cặp đôi mà chủ rể lẫn cô dâu đã ở tuổi nghỉ hưu nhưng lần đầu tiên làm đám cưới...

Đời sống -

Trong 54 đảng viên hiện nay thì có tới 36 đảng viên (chiếm gần 67%) là công nhân trực tiếp sản xuất, lao động tại các đội vệ sinh, đội cây xanh, lái xe... Đó cũng là thành tích nổi bật của công tác phát triển Đảng ở Công ty CP Môi trường đô thị tỉnh Kon Tum.