Chuyện phía sau một bài ca
Câu chuyện quanh tôi - 02/02/2022 09:32 ĐẠI TÁ, BS. LÊ ĐỨC HẠNH - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Chuyện phía sau một bài ca |
Tại cuộc thi, ca khúc “Khúc hành ca khát vọng bình yên” của vợ chồng Đại tá, BS. Lê Đức Hạnh và nhà báo Đinh Thị Thị Thu Sen đã đạt giải Chuyên đề. Điều đặc biệt, nhà báo Đinh Thị Thu Sen là cán bộ của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Sau khi cùng chồng sáng tác ca khúc nói trên, chị đột ngột qua đời. Tạp chí Lao động và Công đoàn Xuân Nhâm Dần xin gửi tới bạn đọc bài viết ngắn của Đại tá, BS. Lê Đức Hạnh kể về “cơ duyên” và quá trình sáng tác ca khúc nói trên, như một nén tâm nhang đối với người đồng nghiệp...
Ký ức, hiện tại mang đến một lời ca
Tôi sinh năm 1964 trên đất Hà Nam. Từ đó đến 1972 - năm vợ tôi được sinh ra nơi miền quê Vĩnh Phú - miền Bắc Việt Nam đã phải trải qua hai đợt chiến tranh phá hoại của không quân và hải quân Mỹ. Ký ức ấy đã là cầu nối cuộc đời đưa chúng tôi đồng cảm khi đến với nhau, mang một tình cảm sâu nặng với đồng bào miền Nam. Tình cảm ấy được nhân lên khi vợ tôi công tác trong hệ thống Công đoàn và càng thể hiện rõ hơn trong khó khăn của dịch bệnh Covid bắt đầu từ tháng 4/2021.
Tháng tư trong ký ức rợp cờ hoa với ngày giải phóng miền Nam, nhưng với năm 2021 cũng là những ngày buồn đau của đợt bệnh Covid. Và chúng tôi đã viết:
“Ôi bao đau thương
Miền Nam ta đó
Chiến tranh qua rồi
Thời gian chưa xóa
Nay thấy thương thêm
Những cánh chim xa bầy
Tháng tư nay
Mây u ám lưng trời”
Đó là những ca từ mở đầu cho ca khúc “Khúc hành ca khát vọng bình yên” mà vợ tôi đã chắp cho tôi để tạo nên những giai điệu đầu tiên. Bài hát đã đạt giải Chuyên đề trong cuộc thi sáng tác ca khúc về phòng, chống dịch Covid-19 “Giai điệu nơi tuyến đầu” do Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức.
Những kỷ niệm xanh
Tuổi thơ vợ tôi tới trường, chăm chỉ học tập, lao động giúp đỡ kinh tế gia đình, vượt khó khăn trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh khi bố mẹ cùng là bộ đội, cả nhà di chuyển cùng đơn vị nay đây mai đó. Rồi vợ tôi đỗ Đại học Tổng hợp. Ra trường công tác tại Tạp chí Lao động và Công đoàn. Bao nhiêu năm công tác là bấy nhiêu năm tiếp tục học tập, phấn đấu. Vợ tôi đã học thêm qua Đại học Công đoàn, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Hành chính Quốc gia, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh và đã trở thành một phóng viên tốt, một chuyên viên cao cấp của Tạp chí Lao động và Công đoàn.
Vợ tôi công tác trong hệ thống Công đoàn, cuộc sống cả gia đình tôi cũng hòa theo hoạt động của Tạp chí Lao động và Công đoàn, Tổng LĐLĐ Việt Nam, theo bóng áo xanh vợ tôi với những chuyến công tác từ thiện, Mái ấm tình thương, Vòng tay Công đoàn... giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh Covid, trao học bổng cho con CNVCLĐ vượt khó năm 2021... mà đỉnh cao là hưởng ứng việc tuyên truyền giáo dục hướng về miền Nam tâm dịch Covid.
Vợ tôi và tôi dù gặp khó khăn trong công việc, cuộc sống do đại dịch, nhưng đã có những ngày đêm trăn trở để viết nên những ca từ, giai điệu cho bài hát hướng về nơi tuyến đầu. Và “Khúc hành ca khát vọng bình yên” của chúng tôi đã ra đời.
Mãi chung nguyện ước
Niềm vinh dự đi cùng giải thưởng nhưng cũng mang nỗi buồn thương vô hạn. Vợ tôi không được tham gia buổi trao nhận giải vì đã ra đi trong cơn đột quỵ. Tôi thắp hương cho em nghe bài hát. Xuân này riêng chúng tôi sẽ không được vui như mong ước:
“Xuân nay ta mong
Niềm vui mau tới
Chứa chan trong lòng
Tình ta ghi nhớ
Chim én đua bay
Những cánh chim theo bầy
Bắc Nam ta
Vui chung Tết Sum vầy”
Số tiền giải thưởng cho bài hát này, theo đúng nguyện ước của vợ tôi từ khi bắt đầu viết bài hát, tôi đã đóng góp vào Quỹ học bổng của Tổng Liên đoàn để trao tặng cho con CNVCLĐ vượt khó năm 2021.
Nhớ em giản dị màu áo công đoàn
Giờ đây đã qua một mùa Đông và sẽ là một mùa Xuân đầu tiên không có em, các con vắng mẹ. Tâm tư tôi nhớ thương lắng đọng đã thành bài thơ:
Nhớ em chiều muộn
Tôi đưa em về
Mảnh đất quê hương
Nơi ông bà tổ tiên
Từ xa thẳm
Cuộc sống trần gian
Đầy sự khổ
Nhưng cũng lắm đắm say
Sao đột nhiên
Em chia tay đi về phía bên kia dãy núi
Nơi chỉ có hoàng hôn và bóng tối
Để bây giờ chẳng thấy rõ mặt nhau
Nhưng em yêu Anh vẫn nhận ra
Không thể lẫn
Vì cái màu xanh đặc trưng
Sờn bạc áo công đoàn
Chẳng thể nguôi ngoai
Ký ức cứ dội về
Chiều muộn mỗi ngày
Anh lại ngồi
Chiếc ghế nhựa ngoài hiên
Chờ em
Từ khi nào
và đèn đường cũng đến giờ bật sáng
Anh mừng rỡ
Kìa dáng em
Tay xách những đồ ăn
Và nhiều thứ khác
Cho anh
Cho con
Cho chúng ta
Tổ ấm mỗi ngày!
Kền kền thời nay Kền kền là loài chim ăn thịt động vật thối rữa. Đâu có xác chết là chúng bu lại, chờ xác thối để mở bữa ... |
Về thôi Sân bay Tân Sơn Nhất lên phương án giải tỏa khách ùn ứ khi làm thủ tục, Bến xe Miền Đông nhộn nhịp người về ... |
Sự im lặng đồng lõa Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam với Võ Nguyễn Quỳnh Trang, để ... |
Tin cùng chuyên mục
Emagazine - 17/11/2022 17:32
Hình ảnh điều dưỡng viên Nguyễn Thị Hiền chải và tết tóc gọn gàng giúp một cụ bà đang chờ đến lượt vào phòng phẫu thuật thay thủy tinh thể ở hành lang Bệnh viện Mắt Quảng Trị đã đi thẳng vào trái tim của nhiều người.
Câu chuyện quanh tôi - 03/07/2022 08:59
Cung đường EWEC là tài nguyên vô giá để liên kết phát triển du lịch giữa Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Nhiều tour xuyên á trên cung đường này đang dần nối lại, thắp tín hiệu “hồi sinh” sau đại dịch…
Đời sống - 26/06/2022 19:12
“01/4/2020 - ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội” ở TP. Hồ Chí Minh, tôi cứ ngỡ ra đường sẽ khó gặp ai nhưng xuống phố vẫn tấp nập người qua lại, quá đông so với “chỉ có việc cần thiết mới nên ra đường”... đọc lại những dòng nhật ký cách đây hơn hai năm mà như mới hôm qua, tôi thấy có không ít điều đáng suy ngẫm…
Câu chuyện quanh tôi - 14/05/2022 16:28
Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh Tây Ninh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh... là minh chứng rõ nhất cho những đóng góp của đồng chí Nguyễn Thị Kim Liên, Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế Tây Ninh vào hoạt động công đoàn. Với đồng chí Liên, niềm hạnh phúc của cán bộ công đoàn là được chăm lo cho đoàn viên, công nhân, lao động của mình.
Câu chuyện quanh tôi - 29/04/2022 14:07
Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là công tác vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, việc tăng cường các biện pháp giảm thiểu nguy cơ, rủi ro mất ATVSLĐ là hết sức cần thiết.
Câu chuyện quanh tôi - 21/04/2022 09:39
Đồng chí Phan Sỹ Quyền, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty CP TTH Group (viết tắt Tổng công ty) từng là cán bộ công đoàn của LĐLĐ tỉnh Nghệ An. Sau khi về hưu, với tâm huyết, tinh thần trách nhiệm, đồng chí tiếp tục sử dụng kinh nghiệm của mình để đóng góp cho tổ chức Công đoàn nơi đây.