Chuyện của Mí Vàng: Vợ chồng thất nghiệp vì dịch bệnh, anh rể bị tai nạn giao thông
Người lao động - 23/04/2020 18:15 Nguyễn Nga
Hai vợ chồng Mí Vàng trong căn phòng trọ gần chợ Tân Hiệp, Bình Dương. Ảnh Nguyễn Nga |
Đi làm xa, mong có tiền về xây bể nước cho cha mẹ
Tìm gặp Mí Vàng tại xóm trọ gần chợ tạm Tân Hiệp (Xã Tân Hiệp, Tân Uyên, Bình Dương) hai vợ chồng anh đang lủi thủi trong căn phòng thuê nhỏ chưa đến 10 mét vuông. Căn phòng cũ, hẹp, bí bách, nóng nực nhưng đối với vợ chồng Mí Vàng như thế là ổn trong thời gian khó khăn này.
Tuy căn phòng hẹp, nhưng lại khá ít đồ dùng của hai vợ chồng, Vàng có hai bộ quần áo, vợ cũng vậy, chúng được cất trong một chiếc ba lô nhỏ treo góc nhà.
“Em mặc không nhiều, ban ngày mặc một bộ rồi tối về tắm, vợ giặt luôn mai lại có quần áo mặc, cứ thế thay nhau. Cả ngày chỉ ở nhà nên cũng không phải mua quần áo mới làm gì. Ngày trước đi làm thì sáng mặc tối về thay, rồi giặt, mai lại có quần áo mới”, Mí Vàng nói
Xong rồi, Vàng chỉ cho tôi đây là nồi cơm điện, bếp ga đều mang từ Hà Giang vào, để tiết kiệm vì không có tiền mua. Còn chiếc quạt thì do bạn bè cho, chứ cũng không có tiền mua. Cả gia tài có giá trị trong căn phòng chưa đến 10 mét vuông ấy chính là nồi cơm điện, bếp ga mini và chiếc quạt. Hai vợ chồng đã chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến làm ăn xa, chuyến lập nghiệp đầu tiên. Nhưng có lẽ may mắn chưa đến với vợ chồng anh, chị.
Ngồi nhớ lại Mí Vàng kể, gia đình anh trên Hà Giang thuộc hộ nghèo của xã, ở trên bản thường người lớn sẽ ăn ngô nhường cơm cho trẻ con. Mí Vàng lấy vợ sớm và hiện có 3 người con trai, cháu lớn nhất 10 tuổi, bé nhất là 5 tuổi, anh năm nay 27 tuổi, vợ cũng thế. Thấy gia cảnh khó khăn, bạn bè có người nói làm việc trong Bình Dương được 8 đến 9 triệu đồng/ tháng, anh nghĩ rằng mình cùng vợ sẽ đi làm một năm sẽ để dành được mấy chục triệu mang về trang trải cuộc sống.
“Em nghĩ mình đi làm, được tiền mang về sẽ xây bể nước cho bố, nhà em chưa có bể đựng nước sạch. Bố mẹ em cũng già rồi, cần được nghỉ ngơi vì sức khỏe cũng yếu. Còn tiền sẽ mua thêm con trâu, con bò để chăn nuôi và làm nương rẫy. Nhưng mọi chuyện không như mong muốn, vì dịch bệnh nên khó khăn quá", Mí Vàng chia sẻ.
Đó là lí do mà Mí Vàng cùng vợ và gia đình chị gái khăn gói quả mướp vào Bình Dương tìm việc làm, tìm cơ hội đổi đời. Nhưng cuộc sống thường không như bản thân mong muốn. Khi vào trong Bình Dương, vì muốn hai vợ chồng làm việc cùng nhau, Mí Vàng đã chạy vạy bôn ba tìm công ty nhận vợ mình (vợ anh không nói được tiếng Việt), nhiều công ty không nhận vợ chồng anh là vì thế. Cuối cùng anh với vợ cũng nhận được việc làm tại Công ty TNHH Siêu Nghệ (Lô H1, Đường N3, Khu công nghiệp Nam Tân Uyên, Phường Khánh Bình, Thị xã Tân Uyên, Bình Dương).
Niềm vui chưa được bao lâu, hai vợ chồng anh buộc phải tạm nghỉ việc vì công ty gặp khó khăn vì dịch Covid-19. Từ khi nghỉ dịch đến nay gần 1 tháng, vợ chồng Vàng chật vật sống qua ngày. Tiền phòng trọ, tiền ăn, tiền điện nước, tiền xăng xe khiến vợ chồng quay cuồng. Vàng nói, khi quyết định xuống Bình Dương làm chưa nghĩ đến những khó khăn, những khoản tiền phải chi trả lại nhiều đến thế.
Vừa thất nghiệp lại cạn tiền vì anh rể bị tai nạn giao thông đang hôn mê
Dường như, nỗi bất hạnh còn chưa kịp đi thì anh rể của Mí Vàng bị tai nạn giao thông khi đi làm về. Hiện người anh rể đang nằm Bệnh viện Chợ Rẫy, chưa rõ sống chết ra sao. Vợ và con gái đang chăm sóc anh rể, nhưng họ cũng đã cạn tiền chữa trị. Bên gây tai nạn cũng không giúp được gì nhiều.
“Em đã cố bám trụ tại Bình Dương đến khi hết dịch để có thể đi làm và kiếm tiền. Nhưng với tình cảnh bây giờ thực không nổi, trong ví chỉ còn 200.000 đồng mà anh rể nằm viện tốn rất nhiều chi phí. Tuy có thẻ bảo hiểm hộ nghèo, nhưng tiền ăn hàng ngày, tiền ở vợ chồng anh không có. Hiện chị gái và cháu của em đang xin ăn từng bữa, ngủ tại bệnh viện trông anh rể. Họ còn không nói được tiếng Việt nên giao tiếp rất khó. Bây giờ bọn em cần người giúp đỡ, có thể trao đổi được bằng tiếng Việt để biết được tình trạng của anh rể em hiện ra sao", Mí Vàng kể.
Cái nghèo lại đi liền với cái eo đối với gia đình Mí Vàng trong thời gian này. Căn phòng trọ đơn sơ chỉ dăm ba món đồ đạc không giá trị. Vàng kể, hai vợ chồng một ngày lủi thủi trong nhà, chờ kết quả của anh trai, mỗi lần bệnh viện gọi điện đóng thêm tiền là anh lại không biết xoay đâu, gọi cho bên gây tai nạn thì họ nói cũng khó khăn và chỉ hỗ trợ được 5 triệu đưa trong 2 lần.
Ly Mí Vàng nhặt rau giúp vợ nấu cơm. Ảnh Nguyễn Nga |
Chiều xuống, khi bếp nhà phòng bên cạnh đã nức mùi xào nấu, tôi vẫn chưa thấy vợ chồng Mí Vàng đả động đến chuyện cơm nước. Tôi hỏi thì Vàng bảo, lúc trưa khi ăn cơm xong, anh đã cắm cơm chiều luôn. Một chút nữa sẽ nấu rau ăn, rồi anh chỉ nắm rau sống (xà lách) đặt trên kệ bếp gần nhà tắm.
“Trên bản em không ăn như này, nên xuống đây cũng không biết nấu món gì. Cứ cho vào nấu, ăn được là ăn thôi”, Mí Vàng nói. Tôi ngạc nhiên nói với Mí Vàng rằng rau đó nấu sao có thể ăn được, người ta thường ăn sống nó. Vàng cười, vợ Vàng cũng cười và nói rằng, em không biết, hai vợ chồng chỉ cho nước vào đun sôi rồi cho rau vào mắm, muối và ăn.
Tôi có liệt kê một vài thực phẩm tươi sống để nấu, nhưng hai vợ chồng Vàng đều lắc đầu nhìn nhau vì không biết chúng. Một bữa ăn đơn giản, chỉ một ít gạo nấu thành cơm và ít rau sống nấu chín, không thức ăn mặn, không thêm gia vị…
Người lao động đi làm xa đã khổ, nhưng khổ hơn còn có người lao động là dân tộc thiểu số đi làm xa, nơi đất khách quê người, không người thân, lại khó khăn, mất việc. Ngôn ngữ trao đổi thì hạn chế.
“Bây giờ, vợ chồng em không còn tiền để về, không còn tiền mua thức ăn. Anh rể thì bị tai nạn, chị gái và cháu em phải chăm anh trên đó, hàng ngày đi xin cơm, tối ngủ hành lang. Chúng em thì không rõ tình trạng bệnh của anh ra sao. Chúng em bế tắc, tiền thì không có, ngày về với cha mẹ và các con thì xa. Mấy ngày trước, các bạn cùng bản em được nhận hỗ trợ họ mừng lắm, còn vợ chồng em buồn quá, vì mình không ở xóm trọ đó, khi chạy sang thì hết rồi.”, Vàng tâm sự.
Cám cảnh thay, một người dân tộc thiểu số mong xuống miền xuôi tìm cơ hội đổi đời. Nhưng đời chưa đổi đã thấy những bất hạnh dập dồn thất nghiệp, cạn tiền, người thân lại nằm viện. Ở không được, về cũng không xong, hiện tại Mí Vàng rất cần những tấm lòng thiện lương giang tay giúp đỡ anh và gia đình trong cơn bĩ cực này.
Tính đến 7h sáng ngày 23/4, Covid-19 đã xuất hiện ở 212 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 2,6 triệu người nhiễm virus ... |
Sau khi thông tin nhóm lao động, người dân tộc thiểu số quê ở Hà Giang hiện đang gặp khó khăn do thất nghiệp tại ... |
Đã gần 1 tháng nay một nhóm người lao động từ Hà Giang vào Bình Dương làm ăn, nhưng vì dịch Covid-19 họ đành nghỉ ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 07/09/2024 21:05
Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.
Người lao động - 06/09/2024 19:17
Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.
Người lao động - 06/09/2024 14:38
Trước dự báo về mức độ nguy hiểm của siêu bão Yagi, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội đã thông báo cho công nhân được nghỉ làm ngày thứ Bảy (07/9/2024) - thời điểm dự kiến bão đổ bộ.
Người lao động - 06/09/2024 11:50
Chuyên gia Tổng cục Khí tượng Thủy văn đưa ra lời khuyên trong phòng, tránh "siêu bão" Yagi sắp tới, để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.
Đời sống - 06/09/2024 10:54
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
Đời sống - 06/09/2024 09:57
Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.