Ảnh minh họa. Nguồn: bbc.com
|
Furlough tạm dịch sang tiếng Việt là “nghỉ phép”, nhưng thực tế là việc sa thải nhân viên tạm thời hoặc yêu cầu nhân viên nghỉ phép, hoặc áp dụng các hình thức thay đổi giờ làm việc thông thường khác mà không trả lương trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, trong tình hình dịch Covid-19 hiện nay, nhiều quốc gia áp dụng các cho người lao động (NLĐ) của họ nhưng có hỗ trợ tài chính, thậm chí trả đến 80% lương cho NLĐ. CHƯƠNG TRÌNH FURLOUGH Ở VƯƠNG QUỐC ANHTrong dịch Covid-19, chương trình Furlough được áp dụng trên toàn Vương quốc Anh. Chính phủ hỗ trợ chi trả lương của nhân viên cho những giờ họ không thể làm việc tối đa là 2.500 bảng Anh mỗi tháng, tương đương tới 80% tiền lương của họ. Chương trình Furlough được thiết kế để cho phép các trong cuộc khủng hoảng Covid-19 và ngăn chặn tình trạng thất nghiệp hàng loạt. Khi hạn chót (deadline) thứ hai cho sự kết thúc chương trình Furlough của Vương quốc Anh sắp đến, Bộ trưởng Bộ Tài chính Rishi Sunak sẽ phải chịu áp lực đặt ra các kế hoạch của mình để bảo vệ nền kinh tế trong những tháng tới. Một "ngân sách sửa đổi" hồi đầu năm nay cũng đã chứng kiến quốc gia này áp dụng các biện pháp phúc lợi bổ sung, như bồi thường cho việc khấu trừ ngày ốm đau, đình chỉ yêu cầu giấy chứng nhận y tế đối với những người mắc Covid-19 và tăng tài trợ cho những người bị nhiễm virus. Một con phố vắng vẻ do dịch bệnh ở Leicester (Anh) - Ảnh: Ts.yimg.com CHƯƠNG TRÌNH FURLOUGH Ở MỸChương trình hỗ trợ của Mỹ không hoàn toàn giống các nước châu Âu. Tuy nhiên, chính phủ liên bang đã can thiệp và đưa ra các mức hỗ trợ chưa từng có giúp các cá nhân, doanh nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Vào tháng 3/2020, cựu Tổng thống Donald Trump đã ký Dự luật trị giá hai nghìn tỷ đô la hỗ trợ, trở thành biện pháp chi tiêu khẩn cấp lớn nhất trong lịch sử. Chương trình hiện cung cấp cho những người đủ điều kiện 300 đô la một tuần cùng với các quyền lợi khác. Các công ty Hoa Kỳ cũng được khuyến khích không sa thải công nhân thông qua các khoản vay kinh doanh và tín dụng thuế. Các công ty Hoa Kỳ cũng được khuyến khích không sa thải công nhân thông qua các khoản vay kinh doanh và tín dụng thuế - Ảnh: baomoi.com CHƯƠNG TRÌNH FURLOUGH Ở IRELANDIreland là quốc gia duy nhất có chung đường biên giới trên bộ với Vương quốc Anh. Chính phủ Ireland đã đưa ra ba chương trình cho cả người sử dụng lao động và doanh nghiệp: Chi trả thất nghiệp do đại dịch Covid-19; Chương trình Trợ cấp Tiền lương Việc làm (EWSS) và Hỗ trợ làm việc trong thời gian ngắn. Điều này tương tự như chương trình Furlough. Những người nhận được tiền dựa trên số tiền họ kiếm được trước đó. Các ứng dụng đã được gia hạn và hiện đang được chấp nhận cho đến ngày 31/3/2021. CHƯƠNG TRÌNH FURLOUGH Ở THỤY ĐIỂNKhông giống các quốc gia khác, quốc gia Bắc Âu này ban đầu không bắt buộc đóng cửa nền kinh tế vì dịch bệnh. Nhưng vào tháng 1/2021, trước diễn biến của dịch bệnh, Thụy Điển đã thắt chặt các quy tắc về giãn cách xã hội để ngăn chặn sự lây lan của virus Sars-CoV-2. Chính phủ Thụy Điển đã cung cấp các khoản vay của nhà nước cho các công ty bị ảnh hưởng bởi Covid-19 để giúp họ tiếp cận tài chính. Đồng thời thực hiện , cho phép người sử dụng lao động giảm giờ làm thay vì sa thải nhân viên. Một "ngân sách sửa đổi" hồi đầu năm nay cũng đã chứng kiến quốc gia này áp dụng các biện pháp phúc lợi bổ sung, như bồi thường cho việc khấu trừ ngày ốm đau, đình chỉ yêu cầu giấy chứng nhận y tế đối với những người mắc Covid-19 và tăng tài trợ cho những người bị nhiễm virus. Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm Covid-19 tại Stockholm, Thụy Điển - Ảnh: THX/TTXVN CHƯƠNG TRÌNH FURLOUGH Ở ITALIAItalia là một trong những quốc gia châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong đợt dịch Covid-19 đầu tiên. Các biện pháp việc làm do Italia đưa ra bao gồm mở rộng “Cassa Integrazione Ordinaria” (Hỗ trợ trả lương của Nhà nước - trong tiếng Italia). Điều này có nghĩa, người sử dụng lao động có thể tạm dừng hoặc giảm hoạt động công việc cho các sự kiện liên quan đến Covid-19 và yêu cầu hỗ trợ theo cách tương tự như kế hoạch Furlough. Nhân viên được hưởng số tiền hằng tháng là 80% tiền lương của họ. Tuy nhiên, các chương trình hỗ trợ phúc lợi của Italia không phải là không có vấn đề. Theo một báo cáo trên tờ Euronews, nhiều người Italia vẫn đang chờ đợi tiền lương trong hai tháng kể từ thời điểm bị phong tỏa đầu tiên. Một người phụ nữ 59 tuổi nói với Reuters rằng bà ấy đã phải vật lộn để tồn tại. Vào tháng 1/2021, Thủ tướng Italia Giuseppe Conte đã từ chức vì cách chi tiêu của Chính phủ để đối phó với cuộc khủng hoảng Covid-19. Các cuộc đàm phán rầm rộ giữa các nhà lãnh đạo chính trị để thành lập chính phủ mới có nghĩa là đất nước có khả năng sẽ được lãnh đạo bởi cựu Giám đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu Mario Draghi. Chương trình Furlough được áp dụng ở Italia, theo đó, người lao động được hưởng số tiền hàng tháng là 80% tiền lương - Ảnh: tuoitre.vn CHƯƠNG TRÌNH FURLOUGH Ở ĐỨCĐức đã giới thiệu Corona-Schutzschild, hay "lá chắn corona", để đáp lại Covid-19. Các chính phủ liên bang và tiểu bang đã thông qua gói biện pháp lớn nhất trong lịch sử của đất nước, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp và cá nhân vượt qua đại dịch. Tương tự như Ireland và Thụy Điển, Đức đã thực hiện trợ cấp thời gian ngắn, áp dụng cho bất kỳ ai có cuộc sống làm việc của họ bị ảnh hưởng bởi đại dịch kể từ tháng 3/2020. Các quy định về giờ làm việc cũng được nới lỏng theo Covid-19, với các doanh nghiệp vừa và lớn đang gặp khó khăn được hỗ trợ thông qua các khoản vay “doanh nhân”. Điều này cho phép nhân viên yêu cầu phần trăm tiền lương còn thiếu do mất giờ làm việc, với tỷ lệ tăng lên đối với phụ huynh. Chương trình đã được gia hạn vào tháng 8 và hiện sẽ chạy cho đến ngày 22/3/2020, tổng cộng là 24 tháng. Vào tháng 11 năm ngoái, Chính phủ Đức đã gia hạn chương trình cho vay để hỗ trợ các doanh nghiệp đang gặp khó khăn đến năm 2021. Chính phủ cũng cho biết sẽ mở rộng hỗ trợ cho người lao động tự do đến ngày 30/6/2021. (Dịch từ Josh Sandiford, báo The Big Issue ngày 11/01/2021. ) |
Bài viết: Minh Hoàng
|