Chuỗi Món Huế nợ từ nhà cung cấp đá lạnh đến lá chuối
Kinh tế - Xã hội - 23/10/2019 11:25 Vân Anh (T.H)
Một trong những cửa hàng của Chuỗi Món Huế đóng cửa |
Ngày 22-10, nhiều cửa hàng Món Huế tại TP.HCM đồng loạt dừng hoạt động, nhiều nơi đã trả mặt bằng. Một số nhân viên của hệ thống này còn cho biết bị nợ hai tháng lương và đang yêu cầu công ty thanh toán nhưng chưa có kết quả.
HÌnh ảnh nhà cung cáp đòi Chuỗi Món Huế trả tiền |
Nợ từ vài triệu tiền đá lạnh, lá chuối...
Ngay sau khi phát hiện chuỗi Món Huế đóng cửa, văn phòng trụ sở của doanh nghiệp Món Huế cũng vắng tanh, không còn hoạt động, số nhà cung cấp đến đòi tiền công nợ tăng lên. Thống kê sơ bộ của anh Chương, một nhà cung cấp đang đứng ra thu thập thông tin, tổng số nợ lên cả vài chục tỉ đồng. Trong đó, chuỗi Món Huế nợ từ nhà cung cấp đá lạnh đến lá chuối, nước cốt dừa, thậm chí cả mực in tiền thuê máy photocopy.
Theo nhân viên của một doanh nghiệp đang cung cấp lá chuối, nước cốt dừa, nước dừa cho hệ thống này, thì tổng số tiền mà Công ty Món Huế đang nợ bên anh gần 165 triệu đồng. Đáng nói, gần cận ngày đóng cửa, họ thúc bên nhà cung cấp tăng lượng hàng nhập vào dẫn đến số công nợ tăng nhanh.
Những công ty bị Món Huế quá hạn thanh toán số tiền lớn là những công ty cung ứng thịt bò, rau củ quả, hải sản... với số tiền từ nửa tỉ đến hơn cả tỉ đồng, như công ty cung ứng thịt H.H.P bị nợ 1,03 tỉ đồng, công ty rau củ quả 1,3 tỉ đồng, ngay một nhà cung cấp bánh phở cũng bị nợ đến hơn 582 triệu đồng...
Ngoài các nhà cung cấp ký với Công ty Món Huế, nhiều nhà cung cấp khác đang có hợp đồng với Công ty Huy Việt Nam, là công ty mẹ của Công ty Món Huế, cũng đang bị vướng công nợ.
Theo giấy biên nhận nợ giữa Công ty TNHH nhà hàng Món Huế với một số nhà cung cấp, phần lớn khoản nợ rơi vào 3 tháng gần đây, chủ yếu là tháng 4, tháng 5 và tháng 6. Những nhà cung cấp bị nợ nhiều như nguyên liệu thịt, rượu, bánh phở, rau củ quả...
Có mặt tại văn phòng của công ty sở hữu hệ thống Món Huế tại địa chỉ 302-304 Võ Văn Kiệt, Q.1(TP.HCM), khung cảnh như không còn hoạt động. Phòng kế toán cửa mở toang, không một bóng người, ghế ngồi để ngổn ngang. Phòng "giám đốc điều hành" cũng lộn xộn. Phòng kiểm toán cửa đã khóa, dán tờ giấy niêm phong từ ngày 17-10.
Đối diện lối ra cầu thang bộ dẫn lên văn phòng tên thương hiệu "Món Huế", nhiều phòng chức năng không sáng đèn, cửa đóng kín, trên tay nắm cửa có một tờ giấy trắng niêm phong.
Lỗ hổng nào để Món Huế "đắm tàu"?
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực F&B (thực phẩm và thức uống), đầu tư hệ thống chuỗi nhà hàng, dịch vụ ăn uống ở Việt Nam từng được xem là mảng thị trường ngách tiềm năng và dễ thu hồi vốn. Thế nhưng, để duy trì chất lượng ổn định và vận hành hệ thống logistics thực phẩm, không phải doanh nghiệp nào cũng có kinh nghiệm.
"Ngoài ra, phát triển chuỗi còn liên quan đến chiến lược giá, xây dựng thương hiệu, nhân sự...", một chuyên gia cho biết. Vị này cũng cho rằng phải nhìn nhận xu hướng vận hành theo chuỗi sẽ là xu hướng của tương lai và đã phát triển rất mạnh ở bình diện quốc tế, tuy nhiên nó mới chỉ bắt đầu tại Việt Nam.
Tuy vậy, khi bước vào một thị trường mới, những doanh nghiệp thiếu kinh nghiệm vận hành, ít chịu chuyển đổi linh hoạt trước thời cuộc sẽ sớm bị đào thải.
Trước khi chuỗi Món Huế dừng hoạt động một loạt cửa hàng, thị trường cũng chứng kiến nhiều đại gia rút dần khỏi thị trường ẩm thực chuỗi vì vốn lớn nhưng khả năng thu hồi lại không nhiều.
Ngay cả "đại gia" tập đoàn xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPP) từng "đánh trống" đưa một loạt thương hiệu quốc tế vào VN như Dunkin & Donut, Burger King... cũng đang đóng dần các mặt bằng. Một vài chuỗi ẩm thực khác cũng đang có dấu hiệu ngừng mở điểm bán mới.
Chủ sở hữu "bặt tăm"?
Theo nội dung đơn tố cáo của nhiều nhà cung cấp, trong lần làm việc gần đây, phía đại diện chuỗi Món Huế có xác nhận công nợ với họ và cam kết sẽ trả dần số tiền cố định 50 triệu đồng/tháng hoặc 100 triệu đồng/tháng tùy đơn hàng.
Tuy nhiên, đến ngày 20-10, các nhà cung cấp đồng loạt nhận thông tin văn phòng chính doanh nghiệp này đóng cửa, nhân viên không còn ai, lãnh đạo thì "mất tích" khiến họ vô cùng hoang mang.
Huy Việt Nam từng có tham vọng huy động 100 triệu USD trên sàn chứng khoán Hồng Kông, những này đối mặt với nợ nần, ... |
Công ty TNHH Nhà hàng Món Huế bị tố chưa trả hàng chục tỷ đồng của các nhà cung cấp cho chuỗi cửa hàng này. ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 11/09/2024 11:02
Giá xe Mitsubishi Triton thế hệ mới cho phiên bản thấp nhất là 655 triệu đồng, hai phiên bản cao cấp hơn có giá 782 và 924 triệu đồng.
Kinh tế - Xã hội - 11/09/2024 10:00
Chất lượng và đẳng cấp sang trọng hàng đầu trong phân khúc cao cấp nhưng chi phí bảo dưỡng, sửa chữa của Lexus thuộc hàng thấp nhất.
Kinh tế - Xã hội - 11/09/2024 06:56
Cùng mức giá 909 triệu, mua Ford Territory Sport hay Hyundai Tucson Diesel Đặc biệt, hãy cùng đưa ra lựa chọn từ bảng so sánh dưới đây.
Kinh tế - Xã hội - 10/09/2024 17:33
Nhiều đại lý trên toàn quốc thực hiện khuyến mại Suzuki Jimny ngay sau khi các mẫu xe lắp ráp được ưu đãi 50% lệ phí trước bạ.
Kinh tế - Xã hội - 10/09/2024 15:36
Bản tin do Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn ngày 10/9 cho biết trong hôm nay, nhiều tuyến của thành phố Hà Nội có thể ngập từ 10-30cm.
Kinh tế - Xã hội - 10/09/2024 15:13
Nắm bắt được nhu cầu tích lũy thông minh và an toàn trên nền tảng số, cũng như hòa mình vào xu thế phát triển công nghệ số của Quốc gia, từ 10/9/2024, VietinBank và VietinBank Gold & Jewellery (VGJ) chính thức mang đến giải pháp tài chính số, mở ra trải nghiệm tích lũy bền vững, giao dịch thuận tiện mang tên digiGOLD: Trải nghiệm số - Trọn an tâm.