"Chúng ta đã lớn lên quá nhanh!"
Đời sống - 11/08/2020 06:00 Minh Hoàng
Nông thôn là nơi cung cấp nguồn nhân lực lớn cho thị trường lao động. Người công nhân xuất thân từ nông thôn có điểm mạnh, điểm yếu nhất định nhưng đang tích cực góp phần xây dựng đất nước. Trong ảnh: Hình ảnh quen thuộc của nông thôn Việt Nam cách đây chưa lâu. Ảnh zingnews.vn |
Một bạn công nhân Khu Công nghiệp Tân Hương, Châu Thành, Tiền Giang chia sẻ lên mạng xã hội một clip rất thú vị với dòng tút ngắn: “Sai lầm của chúng ta là đã lớn lên quá nhanh!”. Clip gồm những hình ảnh xưa cũ cách đây chưa lâu được nhiều người bình luận thích thú.
Tôi cũng cảm động khi xem clip này. Ở đấy tôi thấy có tôi, tuổi thơ tôi, dòng sông quê hương, lũy tre và một khung cảnh êm đềm thân thuộc. Một tổng hợp những kỷ niệm bỗng chốc ùa về. Nào là hình ảnh quả ổi xanh chi chít vết móng tay; cọng cỏ gà, tụi nhỏ chơi ô ăn quan, nhảy dây; đám trẻ con chăn trâu bắt cá nướng; con trâu chọi làm từ lá mít; cảnh tát cá mò tôm; đồng lúa vừa gặt bọn trẻ đá bóng, thả diều... Nông thôn lam lũ mà yên bình, có điều gì khiến người xem ứa lệ.
Người công nhân xuất thân từ nông thôn mang theo hành trang là những kỷ niệm, trải nghiệm máu thịt ở quê hương. Đó cũng là một trong những động lực để họ học tập, lao động và cống hiến. Ảnh: Chơi chọi cỏ gà. Ảnh hinhanhvietnam.com |
Cách đây ba mươi năm, có đến hơn 80% dân số nước ta ở nông thôn; hiện tỷ lệ này vẫn chiếm quá nửa. Phần lớn công nhân chúng ta đều xuất thân từ nông thôn. Với nhiều người, họ bước thẳng từ đồng ruộng vào xưởng máy. Đặc điểm công nhân xuất thân từ nông thôn đã được nhắc đến nhiều trong các khảo sát về thành phần công nhân. Kỷ niệm làng quê, nông thôn vẫn là một phần hành trang không tách khỏi của mỗi người và nó luôn tươi xanh, đầy luyến tiếc.
Công nhân xuất thân từ nông thôn gặp những khó khăn nhất định với nhịp sống công nghiệp, kỷ luật lao động. Mức độ nào đó, sự hiểu biết pháp luật, khả năng tiếp cận công nghệ mới cũng có phần hạn chế. Nhưng đó là nguồn lực lao động dồi dào, mỗi năm lại được “bơm” vào thị trường lao động cho cỗ máy kinh tế đất nước đi lên. Không có nguồn lực này, một loạt các ngành, lĩnh vực sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, chế biến thủy hải sản, xây dựng, dịch vụ... sẽ không có cơ phát triển.
Da giày là một trong nhiều ngành sử dụng đông đảo lực lượng lao động nông thôn. Qua những bỡ ngỡ ban đầu, người công nhân xuất thân từ nông thôn tiếp cận với kỷ luật lao động công nghiệp; họ còn mang những điều học hỏi được về góp phần xây dựng nông thôn mới. Ảnh minh họa của tapchitaichinh.vn |
Thanh niên công nhân xuất thân từ nông thôn sau khi vượt qua những trở ngại ban đầu, đã nhanh chóng hòa nhập với kỷ luật lao động công nghiệp, học hỏi, nắm bắt nâng cao trình độ kỹ năng nghề nghiệp. Nhiều người đạt đến trình độ tay nghề cao được tín nhiệm nắm giữ những cương vị lãnh đạo quan trọng trong từng tổ, đội, phân xưởng sản xuất. Những phẩm chất vốn có của họ, như có sức khỏe, chuyên cần, trung thực... Đã mang lại sức sống cho nhiều doanh nghiệp.
Một điều đáng quý ở họ là sự liên hệ, gắn bó mật thiết với quê hương. Những kỷ niệm với họ không đơn thuần là kỷ niệm, mà là máu thịt; đó là cha mẹ, ông bà, anh em họ hàng, gia tộc, bè bạn, người thân. Họ mang văn hóa công nghiệp, lối sống công nghiệp và đồng tiền kiếm được về thay đổi nếp sống, nếp nghĩ ở làng quê và trực tiếp xây dựng quê hương. Rất nhiều làng quê nghèo đã thay da đổi thịt nhờ công sức, đồng lương của những người công nhân gốc gác nông thôn dành dụm được mang về.
Người công nhân xuất thân từ nông thôn không chỉ mang theo hành trang là những kỷ niệm; họ còn chắt chiu từng đồng lương kiếm được góp phần xây dựng quê hương. Trong ảnh: Hình ảnh nông thôn mới ở huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Ảnh baohaiduong.vn |
Chúng ta đã không lớn lên quá nhanh bởi thời gian vẫn như nghìn năm, triệu năm trước. Cái chính là đất nước, xã hội đã thay đổi, tiến lên quá nhanh. Đôi dép tông, chiếc mũ cối “thời trang”; chiếc xe đạp tuổi thơ ta luồn khung; chiếc cối xay, cối gạo từng đi vào văn học... giờ chỉ còn thấy trong bảo tàng. Tốc độ phát triển một năm như bằng cả thập kỷ.
Xem clip tôi cũng thấy lạc quan hơn. Dịch bệnh đang hoành hành, sản xuất bị ảnh hưởng nặng nề; công việc, thu nhập, đời sống người công nhân đang thực sự khó khăn nhưng cách đây chưa lâu chúng ta còn khó khăn, lam lũ hơn thế nhiều lần. Và nhịp độ phát triển đã có đà để tiếp tục đi lên, không dừng lại.
Cảm ơn bạn đã làm và chia sẻ clip ấy.
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 10/8 |
Bộ Y tế phát đi thông báo khẩn số 27 trong đêm 9/8 |
Phớt lờ dịch bệnh Covid-19 đang phức tạp, người dân vẫn tập trung ăn nhậu, đi cà phê |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 06/09/2024 10:54
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
Đời sống - 06/09/2024 09:57
Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.
Đời sống - 05/09/2024 18:04
Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.
Người lao động - 05/09/2024 15:49
Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.
Đời sống - 05/09/2024 09:40
"Siêu bão" Yagi sắp tiến vào Việt Nam được dự đoán có cường độ lớn nhất trong 10 năm trở lại đây.
Đời sống - 05/09/2024 08:41
Điểm trường 179 - Trường Tiểu học Liêng Srônh, huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) cách trường chính gần 60 cây số, nằm khép mình bên những cánh rừng già. Nơi đây những giáo viên vẫn kiên trì bám bản làng, “gieo" con chữ, thắp lên niềm tin mới giữa rừng xanh.